Triều Tiên muốn thế giới công nhận họ là một cường quốc về hạt nhân. Bắc Kinh luôn là kẻ thâm độc, muốn mượn gió bẻ măng. Bởi vậy Trung Quốc đưa ra những lập luận trái chiều về vụ thử bom nhiệt hạch, điều đó cho thấy Bắc Kinh không loại trừ khả năng chấp nhận B́nh Nhưỡng là cường quốc hạt nhân.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh (trái) chưa từng gặp nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh minh họa.
Theo CNN, Triều Tiên thử bom nhiệt hạch đúng ngày khai mạc hội nghị thượng đỉnh BRICS được coi là thông điệp mạnh mẽ nhà lănh đạo Kim Jong-un gửi đến ông Tập Cận B́nh.
Tuy nhiên, kết thúc hội nghị vào ngày 5.9, ông Tập không hề nhắc đến Triều Tiên trong bài phát biểu bế mạc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc phần nào phản ánh lập trường khi lên án vụ thử bom nhiệt hạch, khẳng định quan điểm giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Nhưng trên các trang mạng xă hội và giới học giả Trung Quốc, CNN lại nhận thấy quan điểm trái ngược, đề cập đến những thách thức lâu dài h́nh thành nên quan hệ đồng minh Trung Quốc-Triều Tiên.
“Mỹ đang đứng trước quyết định khó khăn: Họ sẽ giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên như thế nào hay chấp nhận Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân?”, Zhang Liangui, giáo sư về Triều Tiên tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nói.
“Vụ thử bom nhiệt hạch khẳng định lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên Hợp Quốc đă không đem lại tác dụng. Họ không gây được khó dễ cho nhà lănh đạo Kim Jong-un th́ không thể ngăn được Triều Tiên theo đuổi chương tŕnh hạt nhân”, ông Zhang nhận định.
Các quan chức Trung Quốc cũng nhiều lần khẳng định, lệnh trừng phạt Triều Tiên sẽ không đem lại kết quả, kêu gọi các bên cùng ngồi vào bàn đàm phán.
Trung Quốc và Nga đă kêu gọi Mỹ-Hàn ngừng tập trận quân sự, đổi lấy việc Triều Tiên ngừng thử hạt nhân. Nhưng phía Mỹ đă thẳng thừng bác bỏ yêu cầu này trước khi Triều Tiên lên tiếng.
“Khi một quốc gia thù địch có vũ khí hạt nhân và chĩa tên lửa nhằm vào Mỹ, chúng ta không thể lùi lại hay lơ là cảnh giác. Mỹ chắc chắn sẽ không ngừng tập trận”, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Nikki Haley nói.
Giới phân tích phương Tây tin rằng, mặc dù thất vọng với Triều Tiên, Trung Quốc vẫn sẵn sàng chấp nhận khả năng Triều Tiên trở thành cường quốc hạt nhân v́ hai lư do chính.
Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chấp nhận để Triều Tiên trở thành cường quốc hạt nhân.
Thứ nhất, Trung Quốc không muốn Triều Tiên khủng hoảng để tiếp tục duy tŕ sự ổn định t́nh h́nh ở biên giới.
Thứ hai, Triều Tiên là đồng minh quan trọng của Trung Quốc, đóng vai tṛ là cửa ngơ ngăn Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự từ Thái B́nh Dương.
Ngày nay, vị thế chiến lược của Triều Tiên có phần nào suy giảm v́ Mỹ không ngừng cải thiện năng lực phóng tên lửa hành tŕnh, tên lửa đạn đạo từ xa.
Nhưng việc Trung Quốc chấp nhận một Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân là điều khó tránh khỏi, theo giới phân tích.
“Thay v́ đối đầu với Triều Tiên, Trung Quốc nên coi nước này là một quốc gia b́nh thường. Đó cũng là điều mà nhà lănh đạo Kim Jong-un mong muốn”, Li Fang, chuyên gia quan hệ quốc tế ở Trung Quốc nhận định.
Theo CNN, quan chức Trung Quốc không công khai chấp nhận Triều Tiên sở hữu hạt nhân, nhưng dường như không ai muốn gây sức ép lên Triều Tiên như đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
“Mỹ, với tư cách là một cường quốc thế giới, nên tự ḿnh giải quyết vấn đề này. Ngăn Triều Tiên thử hạt nhân được hay không c̣n dựa vào quyết tâm và trách nhiệm của Mỹ”, ông Zhang nói.
Ông Zhang nhấn mạnh: “Nhưng đừng hy vọng Trung Quốc sẽ giúp giải quyết vấn đề. Đa số người Trung Quốc thậm chí c̣n ủng hộ chương tŕnh hạt nhân Triều Tiên, v́ vũ khí hạt nhân Triều Tiên chế tạo chính là nhằm vào Mỹ”.