Các nhà giám sát quyền tự do báo chí quốc tế đă lên tiếng chỉ trích việc mật vụ Ukraine bắt cóc một nhà báo Nga khi nhà báo này đang "xuyên tạc" chế độ Kiev.
Tuy nhiên, nhà báo nữ người Nga Anna Kurbatova đă về đến Moscow vào tối 31/8.
Trước đó, nhà báo Kurbatova đă bị bắt cóc bởi một nhóm nhân viên Cơ quan an ninh Ukraine (SBU) rồi chở cô đi đâu mất, sau khi cô chuẩn bị đưa tin về t́nh trạng chính quyền Ukraine ngược đăi giới báo chí.
Nhà đài cũng cho biết trước khi vụ bắt cóc xảy ra, Kurbatova đă nhận nhiều cuộc gọi đe dọa tính mạng, sau khi cô tường thuật cuộc duyệt binh của quân đội Ukraine ở Kiev (nhân dịp Lễ Độc Lập của Ukraine) là “cuộc bước tới sự lệ thuộc, một ngày lễ buồn”.
Theo quan điểm của Kurbatova, Kiev đă trở lại “thời kỳ hỗn loạn” những năm 1990, Ukraine “hoàn toàn lệ thuộc Mỹ và châu Âu”.
Sau bài báo, Kurbatova bị trang web Người kiến tạo ḥa b́nh (Mirotvorets, ở Ukraine) xếp vào danh sách “Kẻ thù của Ukraine”, cáo buộc Kurbatova “xuyên tạc chống phá Ukraine, thao túng thông tin có tầm tác động mạnh đến xă hội”.
Người phát ngôn SBU nói Kurbatova bị trục xuất và bị cấm trở lại Ukraine trong 3 năm, v́ lư do “bài báo xuyên tạc, vi phạm quyền lợi quốc gia Ukraine”.
Bà Maria Zakharova, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nói: Bộ cũng muốn làm rơ t́nh h́nh về việc cô Kurbatova bị “mất tích” ở Ukraine. Bộ lên án vụ việc, kêu gọi các tổ chức nhân quyền giám sát t́nh h́nh tự do báo chí ở Ukraine.
Trong một tuyên bố, bộ phận thông tin-báo chí của Bộ Ngoại giao Nga nêu: “Vụ bắt cóc nhà báo Kênh 1 Anna Kurbatova và bị trục xuất về Nga rơ ràng không là sự t́nh cờ, mà là sự cố t́nh khiêu khích của cơ quan bảo vệ pháp luật và người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan”.
Tổ chức an ninh - hợp tác châu Âu (OSCE) và Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ) đều lên án việc mật vụ Ukraine bắt cóc Kurbatova.
CPJ là một tổ chức bất vụ lợi, đặt trụ sở ở Mỹ, kêu gọi Ukraine cho phép các nhà báo Nga đưa tin “mà không sợ bị trả thù, bị bắt cóc, trục xuất và các biện pháp trả đũa khác”.
Bà Nina Nina Ognianova, điều phối viên ở châu Âu và Trung Á của CPJ, xác nhận “Ukraine đang có chiến tranh thông tin với Nga”, và “việc trục xuất nhà báo để trả đũa th́ không là cách để thắng trận chiến này”.
Đại diện bộ phận tự do ngôn luận của OSCE kêu gọi Kiev kiềm chế, “không áp đặt biện pháp hạn chế không cần thiết đối với hoạt động của giới báo chí nước ngoài”. Trên trang web của OSCE c̣n viết SBU “áp dụng các biện pháp gây rối quá đáng” đối với nhà báo Kurbatova.
Đây không phải lần đầu nhà báo Nga trở thành mục tiêu bắt cóc của SBU. Hồi đầu tháng 8, một nhà báo của Công ty truyền h́nh-phát thanh toàn Nga (VGTRK) là Tamara Neresyan bị trục xuất trong một vụ bắt cóc tương tự.
Neresyan nói với kênh TV Nước Nga 24 giờ: “Tôi bị bắt ngoài đường, bị giải về trụ sở SBU, nơi tôi bị điều tra suốt 3 giờ. Họ giật điện thoại của tôi đến độ tôi suưt găy tay. Sau đó, họ đọc quyết định trục xuất tôi, cấm tôi trở lại trong 3 năm”.
Ngày 29.8, giới truyền thông Ukraine dẫn lời người phát ngôn SBU, cho biết cơ quan mật vụ này cũng trục xuất hai nhà báo tự do người Tây Ban Nha, cấm họ nhập cảnh Ukraine trong 3 năm.
VietBF © sưu tầm