Các gia đ́nh sống ở nông thôn, nhà chức trách, cơ quan y tế cộng đồng và các nhà nghiên cứu ở Pháp đang chật vật t́m cách đẩy lùi vấn nạn gia tăng những vụ tự tử ở các nông dân của nước này.
“Dịch” âm thầm gia tăng
Ông Jean-Pierre Le Guelvout là một nông dân nuôi ḅ sữa ở Brittany, miền nam nước Pháp. Lúc cao điểm, ông nuôi đến 66 con ḅ. Tuy nhiên, khi giá sữa giảm nhanh, ông lâm vào t́nh trạng nợ nần. Áp lực sinh kế và trả nợ đă khiến ông bị trầm cảm, sức khỏe sụt giảm nhanh chóng. Cuối cùng, vào một ngày tháng 12 lạnh lẽo vào năm ngoái, ông đă tự dùng súng bắn vào ngực tại nhà riêng, chấm dứt cuộc đời khi mới vừa bước sang tuổi 46.
Cái chết của ông Le Guelvout là một phần của “dịch” tự tử đang âm thầm lây lan trong tầng lớp nông dân ở Pháp, khiến các gia đ́nh sống ở nông thôn, nhà chức trách, giới chức cơ quan y tế và các nhà nghiên cứu ở nước này phải chật vật t́m cách đối phó. Theo giới chức Pháp, những người nông dân là nhóm người có nguy cơ tự tử đặc biệt cao v́ bản chất công việc của họ vốn cô lập, ít gắn kết với những người khác. Cùng với đó là sự thiếu thốn về tài chính và đ̣i hỏi thể chất cao.
Theo số liệu thống kê mới nhất được Viện sức khỏe cộng đồng Pháp công bố hồi năm 2016, trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2011, ở Pháp đă có tổng cộng 985 nông dân tự tử. Tỉ lệ này cao hơn 22% so với mức trung b́nh cả nước. Kể từ năm 2011 đến nay, số trường hợp tử tự như vậy vẫn tiếp tục tăng. Đó là c̣n chưa kể có nhiều ư kiến cho rằng các con số được thống kê thấp hơn nhiều so với thực tế. “Các bác sỹ cấp giấy chứng tử có thể đă tránh khẳng định tử tự là nguyên nhân tử vong v́ một số công ty bảo hiểm sẽ không chấp nhận bồi thường cho bạn đời của người quá cố nếu người đó tự tử. Thêm vào đó là do quan niệm văn hóa của người theo đạo Thiên Chúa”, bác sỹ Véronique Maeght-Lenormand – người đang phụ trách một chương tŕnh ngăn chặn nạn tử tử trên phạm vi toàn quốc của Hội nông dân Pháp Mutualité Sociale Agricole - lư giải.
Đâu là nguyên nhân?
Sở dĩ vụ tự tử của ông Le Guelvout được nhiều người biết đến v́ trước đó ông đă khá nổi tiếng khi tham gia chương tŕnh truyền h́nh giúp nông dân t́m kiếm bạn đời có tên “L’Amour Est Dans le Pré”. Nhưng theo thống kê của cơ quan y tế Pháp, ông này cũng là đại diện cho nhóm những người nông dân có khả năng tự tử cao nhất – những người đàn ông từ 45 tới 54 tuổi và đang làm công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm. “Ở tuổi đó, những người nông dân bắt đầu gặp những vấn đề nhỏ về sức khỏe. Họ cũng bắt đầu nghĩ về tương lai của trang trại mà họ đă gắn bó cả đời và có thể nảy sinh tâm lư chán nản”, bác sỹ Maeght-Lenormand phân tích.
Bên cạnh đó, ông Nicolas Deffontaines – một nhà nghiên cứu tại Cesaer, một trung tâm chuyên nghiên cứu về kinh tế và các vấn đề xă hội học ở khu vực nông thôn – cho rằng áp lực về tài chính, nợ nần là những nguyên nhân khác đẩy nhiều người vào t́nh trạng thất vọng. Theo ông Deffontaines, nhiều nông dân đă vay tiền để đầu tư vào trang trại của họ nhưng do công việc không thuận lợi nên áp lực tài chính mà họ phải đối mặt ngày càng nặng nề hơn. Đặc biệt, việc Liên minh châu Âu chấm dứt các quy định về hạn ngạch đối với nông dân trong ngành sữa vào năm 2015 đă khiến sản lượng của nhiều sản phẩm gia tăng nhanh chóng. Các hiệp hội trang trại ở Pháp nói rằng giá sữa đă giảm xuống dưới mức cần thiết để có thể duy tŕ một trang trại chứ chưa nói đến có lời.
Tiếp sau đó, EU c̣n áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga, khiến các nông dân mất đi một thị trường xuất khẩu sữa đáng kể. V́ nhiều trang trại sữa buộc phải đóng cửa nên số lượng ḅ bị giết mổ cũng tăng lên, kéo theo việc giá thịt cũng giảm. Góp phần khiến t́nh cảnh của người nông dân trở nên bi đát hơn c̣n có yếu tố sản lượng tiêu thụ thịt của người Pháp vào năm 2013 đă giảm 23% so với năm 1998.
Đi t́m lời giải
7 năm trước, Chính phủ Pháp đă bắt đầu các biện pháp để đối phó với sự gia tăng tỉ lệ tự tử ở nông dân nước này. Bộ trưởng Pháp lúc bấy giờ Bruno Le Maire đă nâng vấn đề lên tầm quốc gia. Kể từ đó, nhiều bước đi đă được giới chức Pháp thực hiện với sự phối hợp của tổ chức nông trại nước này. Ví dụ, trong năm 2014, một đường dây nóng có tên Agri’écoute (Lắng nghe nông dân) đă được công bố để giúp các nông dân gặp vấn đề được lắng nghe và giải tỏa tâm lư. Ngoài ra, các nhóm đa ngành cũng đă được thành lập để giúp nông dân trong các vấn đề về tài chính, y tế, pháp lư và các vấn đề gia đ́nh khác. Năm 2016, những đơn vị này đă theo đuổi 1.352 vụ việc liên quan đến những người nông dân trên khắp nước Pháp.
Ông Maeght-Lenormand ở Hiệp hội nông dân Pháp cho hay các hoạt động của các nhóm đa ngành như vậy thường tập trung vào những nông dân độc thân hay các góa phụ. Song, việc xây dựng ḷng tin là không dễ dàng. Nhiều nông dân vẫn ngại nói về những khó khăn mà họ gặp phải. “Họ có văn hóa lao động và nỗ lực rất mạnh mẽ và thường không mấy khi phàn nàn”, bà Véronique Louazel, làm việc trong một cơ quan của chính phủ chuyên hỗ trợ nông dân, tổng kết lại sau khi gặp gỡ 27 nông dân đang gặp khó khăn để t́m cách giúp đỡ họ.
Trong bối cảnh như vậy, nhiều người nông dân thời gian qua đă từ bỏ công việc mà họ từng gắn bó cả cuộc đời như một cách giải thoát. Ông Cyril Belliard, 52 tuổi là một người như vậy. Theo lời kể của ông này, ông bắt đầu làm nông dân từ năm 1996 ở Vendée, phía tây nước Pháp. Nhưng gần đây, ông nhận thấy những con dê của ḿnh chết dần chết ṃn v́ một căn bệnh bí ẩn nào đó mà cả ông lẫn bác sỹ thú y đều không biết. Nợ nần v́ thế cứ dần chất lên, đến mức ông phải đối mặt với những rắc rối về mặt pháp luật. “Tôi đă phải sống trong một căn nhà di động để không mất tiền thuê nhà. Cả gia đ́nh, bao gồm tôi, vợ tôi và các con tôi sinh hoạt, ăn, ngủ trong một không gian chỉ có 35m2”, ông kể.
Là cha của 3 đứa con nhưng ông Belliard khi đó buộc phải sống nhờ nguồn thực phẩm từ các quỹ từ thiện và sự hỗ trợ của Hiệp hội nông dân Pháp. Đến cuối cùng, sau nhiều ngày đấu tranh, vào tháng 3 vừa qua, ông Belliard đă quyết định bán trang trại của ḿnh cho một nông dân trẻ. Hiện giờ, ông đă xem xét việc chuyển đổi nghề nghiệp nhưng việc rời bỏ cuộc sống nông trại thực sự không hề dễ dàng.
Therealrtz©VietBF