Trước lệnh trừng phạt nặng của Liên Hợp quốc đối với Triều Tiên, những nước bị cáo buộc mua - bán với Triều Tiên cùng phải e dè. Họ lo sẽ cũng bị áp dụng lệnh trừng phạt th́ chả dại ǵ.
Người dân Triều Tiên xem bản tin về vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) tại bến xe ở B́nh Nhưỡng. Ảnh: Reuters.
B́nh Nhưỡng bị cáo buộc phát triển chương tŕnh hạt nhân nhờ nguồn tiền từ việc bán hàng hoá bất hợp pháp, bao gồm vũ khí và công nghệ hạt nhân. Mặc dù Triều Tiên đă bị trừng phạt từ năm 2006, điều đó không cản trở người mua, theo CNBC.
Theo báo cáo năm 2016 của Andrea Berger, chuyên gia về chính sách hạt nhân tại Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), các khách hàng thân thiết nhất bao gồm Iran, Syria và Uganda. "Mối quan hệ quân sự của họ với Triều Tiên đă phát triển qua nhiều thập kỷ và không có dấu hiệu cho thấy họ sẽ dừng hợp tác", Berger viết.
Theo Berger, Triều Tiên c̣n có các khách hàng bất đắc dĩ như Ethiopia và Yemen. Các nước này "có thể muốn mua từ nơi khác, nhưng v́ giá cả hoặc sự lệ thuộc kéo dài nên họ khó có thể loại B́nh Nhưỡng khỏi chuỗi cung ứng vũ khí". Berger nói thêm rằng Cộng ḥa Congo cũng là nước thi thoảng mua vũ khí từ Triều Tiên.
Triều Tiên c̣n bị cáo buộc xuất khẩu công nghệ hạt nhân đến Libya và Syria nhưng cả hai nước này chưa có cơ hội tiếp tục chương tŕnh hạt nhân của họ.
Tuy nhiên, khi Washington và Bắc Kinh gia tăng kiềm chế chính quyền Kim Jong-un với lệnh trừng phạt mới cuối tuần qua, sẽ có ít quốc gia sẵn sàng làm ăn với Triều Tiên hơn do lo ngại về sự phẫn nộ của cộng đồng quốc tế.
"Giờ có nhiều nỗ lực hơn để cắt đứt quan hệ ngoại giao của B́nh Nhưỡng với các nước đang phát triển và nâng cao nhận thức về các nghị quyết của Liên Hợp Quốc", Karl Dewey, chuyên gia tại công ty nghiên cứu quốc pḥng Jane's nhận xét.
Lệnh trừng phạt áp đặt đối với Triều Tiên cuối tuần qua có thể khiến kho bạc của B́nh Nhưỡng hụt đi một tỷ USD, theo ước tính của Bộ Ngoại giao Mỹ.
"Các biện pháp trừng phạt chặt chẽ hơn và sức ép từ phía Mỹ có thể làm cho Triều Tiên gặp khó trong giao dịch, v́ các nước khách hàng có thể e dè", Omar Lamrani, chuyên gia phân tích quân sự cấp cao của công ty t́nh báo địa chính trị Stratfor, nói.
Trao đổi với Iran
Nhiều chuyên gia dự đoán Tehran có thể tăng cường trao đổi về tên lửa đạn đạo với B́nh Nhưỡng. Tuần trước, người đứng đầu quốc hội Triều Tiên đă tới Tehran trong chuyến đi được coi là nhằm mở rộng hợp tác quân sự.
Trong quá khứ, cả hai quốc gia đều tập trung vào việc hợp tác về tên lửa hơn là các giao dịch rơ ràng. "Yếu tố hợp tác chính có thể là Triều Tiên chuyển giao công nghệ tên lửa nhiêu liệu lỏng cho Iran, tuy nhiên, có ít thông tin về việc công nghệ nhiên liệu rắn của Iran được chuyển cho Triều Tiên", Dewey nói.
Các chuyên gia đánh giá hai nước ít khả năng gia tăng trao đổi với nhau. Theo Lamrani, hai bên có thể trao đổi các bản thiết kế vũ khí hạt nhân, nhưng điều đó không phải là hành động khôn ngoan v́ nó sẽ khiến quốc tế tức giận hơn.
"Chương tŕnh hạt nhân của Triều Tiên có mục đích đảm bảo an ninh cho nước họ bằng cách răn đe, ngăn nước ngoài tấn công", ông nói.
Nhưng nếu Triều Tiên phát triển theo con đường phổ biến vũ khí hạt nhân, "việc đó sẽ gây áp lực, khiến Mỹ và các đồng minh phải hành động thay v́ chỉ đơn giản kiềm chế họ", ông nói thêm.
Therealtz © VietBF