Trừ những người sinh ra bị tim bẩm sinh còn đa số mọi người đều có trái tim khỏe mạnh. Trong quá trình sống, nhiều người bị phát sinh ra nhiều bệnh về tìm và đây là căn bệnh giết nhiều người chết. Chúng ta hãy học bí quyết người Nhật có trái tim khỏe mạnh nha!
Một nghiên cứu y khoa tiến hành trên 7000 công nhân ở độ tuổi trung niên tại Anh đăng trên tạp chí Internal Medicine tháng 4 năm 2011 cho thấy một tình trạng đáng báo động. Theo đó, những người phải làm việc trên 11 giờ/ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 67% so với những người làm 8 tiếng/ngày.
Tỉ lệ tử vong vì tim mạch đang là cao nhất
Một người có sẵn bệnh tim như tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ hay bị suy tim do bất kỳ nguyên nhân nào, làm việc quá mức hay stress có thể làm xấu đi tình trạng bệnh do cơ thể tiết ra một số hormone có hại như cortisone, adrenaline. Khi đó, huyết áp sẽ tăng không thể kiểm soát, thiếu máu cơ tim có thể nặng hơn hoặc suy tim trầm trọng dù dùng đủ thuốc. Điều này có thể đưa đến những hậu quả như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp, phù phổi cấp, thậm chí có thể dẫn đến tử vong đột ngột. Vì vậy lao động vừa phải và giữ cho tim được nghỉ ngơi là yếu tố quan trọng trong phòng ngừa bệnh tim mạch.
Nhiều người cho rằng tim là cơ quan làm việc liên tục, không bao giờ nghỉ vì khi tim nghỉ thì con người sẽ chết. Nhưng sự thật là tim biết cách nghỉ ngơi và nó thực hiện việc nghỉ ngơi một cách rất khoa học.
Một phôi thai vào ngày thứ 18 đã xuất hiện một mầm tim không lớn và nó bắt đầu đập không bao giờ ngừng. Đứa bé mới sinh ra có nhịp đập nhanh hơn nhịp tim ở người trưởng thành và đạt tới 140 lần co bóp trong một phút. Đây cũng là giai đoạn tim co bóp có số lần cao nhất. Càng về sau số lần co bóp của tim càng giảm dần.
Cơ thể vận động không ngừng, nhưng tim vẫn tranh thủ nghỉ ngơi
Ở người trưởng thành số lần mạch đập của tim, tức số lần tim co bóp trung bình là 76 lần/phút nhưng khi lao động nặng, nhịp tim có thể tăng lên, có khi gấp tới 2 lần rưỡi số nhịp tim bình thường. Người ta tính rằng nếu như người thọ ở độ tuổi 100 thì số lần co bóp của tim gần 5 tỉ lần. Con số này khiến người ta không thể không kinh ngạc vì sao tim làm việc như vậy mà không mệt mỏi. Vậy tim nghỉ bằng cách nào?
Tim làm việc liên tục nhưng cũng biết cách nghỉ ngơi
Thật vậy, cơ tim luôn nghỉ ngơi và nghỉ thường xuyên nữa là khác, nhưng chỉ là nghỉ một khoảng thời gian rất ngắn. Người ta đã theo dõi và thấy rằng đối với những người ở trạng thái sinh lý bình thường thì thời gian co bóp của tim kéo dài 0,49 giây. Cứ sau mỗi lần co bóp lại có 0,31 giây tim được nghỉ ngơi.
Thực ra thời gian nghỉ của tim còn nhiều hơn thế, bởi vì không phải khi làm việc là tất cả các phần của cơ tim đều co bóp cùng một lúc mà hiện tượng đó diễn ra như sau: Thoạt tiên tâm nhĩ co bóp, ở giai đoạn này tâm thất của tim lại được nghỉ ngơi. Khi tâm thất co thì tâm nhĩ lại được nghỉ ngơi. Như vậy thời gian mà tâm nhĩ co là từ 0,11 đến 0,14 giây và cứ mỗi lần co lại nghỉ kéo dài tới 0,66 giây.
Ước tính rằng cứ trong một ngày đêm, tâm nhĩ co bóp hết thời gian từ 3,5-4 giờ và nghỉ gần 20 giờ. Còn thời gian co bóp của tâm thất lại kéo dài hơn một ít nên mất từ 0,27-0,35 giây và nghỉ từ 0,45-0,53 giây. Như vậy, trong một ngày đêm, thời gian tâm thất co bóp là 8,5 đến 10,5 giờ và nghỉ từ 15,5-15,5 giờ.
Trong các trường hợp đặc biệt thường gặp ở những người có ý thức luyện tập như dưỡng sinh, khí công, lại sẽ giúp tim tăng thời gian nghỉ ngơi hơn. Chẳng hạn, ở các lực sĩ số lần đập của tim nhiều khi chỉ 55 – 60 lần/ phút, thậm chí ở các võ sĩ số lần tim co bóp còn thấp tới 40 lần trong mỗi phút mà vẫn duy trì được cung lượng máu cần thiết để phân phối đi nuôi dưỡng khắp cơ thể. Vì vậy giúp cho quả tim của bạn được nghỉ ngơi là cách tốt nhất giúp bạn ngăn ngừa được các bệnh tim mạch một cách hiệu quả.
Bí quyết của người Nhật: “Chư nô đa a ki ra” phương pháp giúp cho trái tim được khỏe mạnh
Trước hết chỉ cần áp lòng bàn tay vào mắt thôi là tim đã đập chậm rồi, coi như được nghỉ ngơi. Ban đầu, lòng một bàn tay áp 4 giây vào mắt, rồi bỏ tay ra, lại áp 4 giây, cứ lặp đi lặp lại như thế ít lần. Làm xong mắt này sang mắt khác. Có thể làm nhiều lần trong ngày.
Điều thú vị là cả Đông, Tây y đều dùng cách này và Tây Âu gọi là phương pháp “Ashunel”.
Therealtz © VietBF