Quân đội Ấn Độ đă cho quân đổ bộ vào lănh thổ Trung Quốc. Ngoại trưởng Trung Quốc cũng đă lên tiếng đổ lỗi cho Ấn Độ. Những hành động đó chỉ làm tăng thêm căng thẳng ở khu vực biên giới.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
"Đúng sai rơ như pha lê và kể cả các quan chức cấp cao Ấn Độ đă công khai tuyên bố quân đội Trung Quốc không đi qua biên giới Ấn Độ, nghĩa là Ấn Độ đă thừa nhận đi vào lănh thổ Trung Quốc", Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua đăng tuyên bố của ông Vương, theo SCMP.
Ông Vương là quan chức chính phủ Trung Quốc cấp cao nhất b́nh luận về căng thẳng ở biên giới gần Bhutan, khi cuộc đối đầu bước sang tháng thứ hai. Ông đầu tuần này cho rằng cách giải quyết tranh chấp là Ấn Độ rút quân.
Vũ Quân, phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Trung Quốc, tuần này cũng tuyên bố Bắc Kinh sẽ bảo vệ chủ quyền tại biên giới "bằng mọi giá".
Lo ngại về xung đột quân sự đang gia tăng khi cả hai bên đến nay vẫn từ chối xuống thang. Các quan chức Ấn Độ cho biết khoảng 300 binh sĩ đang đối đầu nhau ở khoảng cách 150 m tại khu vực tranh chấp.
Căng thẳng Trung - Ấn bắt đầu khi một trung đội Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hôm 8/6 lợi dụng đêm tối lặng lẽ tiến vào cao nguyên Doklam nằm giữa biên giới Trung Quốc và Bhutan, phá bỏ những lô cốt mà quân đội hoàng gia Bhutan đă xây dựng cách đây nhiều năm để phục vụ tuần tra biên giới.
Vị trí cao nguyên Doklam.
Ngày 16/6, một đơn vị công binh Trung Quốc tiến vào Doklam nhằm xây dựng một con đường chạy xuyên qua cao nguyên, nhưng vấp phải sự phản đối của quân đội Bhutan. Lính Trung Quốc không chịu rút đi, buộc Bhutan phải nhờ Ấn Độ giúp đỡ. Hai ngày sau, khoảng 300 - 400 lính Ấn Độ tiến vào Doklam, ngăn chặn đơn vị công binh Trung Quốc.
Binh sĩ hai nước sau đó đối đầu nhau gần một thung lũng, chia tách Ấn Độ và Bhutan, mà Trung Quốc đang kiểm soát. Thung lũng này cho phép Trung Quốc tiếp cận khu vực gọi là Cổ Gà, một dải đất hẹp kết nối Ấn Độ và những khu vực hẻo lánh phía đông bắc nước này.