Biên giới Trung Quốc và Ấn Độ đang là một trong những điểm nóng trên thế giới. Hai bên đang đe dọa nhau và họ cũng nghĩ đến t́nh huống xấu nhất có thể xảy ra chiến tranh. Tướng cao cấp Ấn Độ đánh giá "mối đe dọa" Trung Quốc như thế nào?
Người quyền lực thứ hai trong quân đội Ấn Độ tuyên bố mạnh mẽ sau khi Bắc Kinh và New Delhi căng thẳng ở biên giới hơn một tháng qua.
Hai người lính Trung Quốc - Ấn Độ ở biên giới.
Trung tướng Sarath Chand, phó chỉ huy lực lượng quân đội Ấn Độ, nói: “Trung Quốc đang bành trướng ảnh hưởng xuyên qua dăy núi Himalaya và đây là mối đe dọa lớn với Ấn Độ trong vài năm tới”. Thông tin được tờ Thời báo Ấn Độ đăng tải ngày 26.7.
Ông Sarath cũng cho biết quân đội Pakistan đă tấn công dân thường dọc biên giới và nhấn mạnh “họ hạ thấp nhân phẩm” khi bắn súng vào trường học. “Đây là điều quân đội Ấn Độ không bao giờ làm”, tướng Sarath nói trong hội nghị AMICON kéo dài 2 ngày, được tổ chức bởi quân đội và Liên minh Công nghiệp Ấn Độ (CII).
Tháng trước, chỉ huy quân đội Ấn Độ Bipin Rawat tuyên bố quân đội nước này “sẵn sàng một cuộc chiến với Trung Quốc”. Một số quan chức quân đội Trung Quốc nói rằng đây là phát ngôn “vô trách nhiệm” và yêu cầu “không kích động chiến tranh”. Tướng Sarath khẳng định quân đội Ấn Độ không bao giờ có mong muốn chiến tranh với bất ḱ ai mà chỉ muốn chú ư nhiều hơn tới an ninh quốc gia.
Sau hơn một tháng căng thẳng ở biên giới, t́nh h́nh hai bên vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống. Trung tướng Sarath nói hành động "bành trướng ở Himalaya", nhất là khi quân thường trực Trung Quốc rất đông đảo, sẽ là mối nguy lớn cho nước này trong tương lai gần.
Tướng Sarath cảnh báo Trung Quốc là mối nguy lớn trong thời gian tới.
Tướng Ấn Độ yêu cầu quân đội nước này cần chú ư hơn nữa tới sức mạnh quân sự v́ đây là điều kiện quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững. Nhiều vụ vi phạm thỏa thuận ngừng bắn diễn ra ở biên giới Ấn Độ với Trung Quốc hay Pakistan thời gian qua khiến t́nh h́nh có lúc rất nóng.
Tuy nhiên, ông Sarath nói vẫn duy tŕ quan điểm chỉ tăng cường pḥng thủ chứ không kích động hoặc phát động chiến tranh. Điều này, theo tướng Sarath, là không có lợi cho phát triển kinh tế.