Israel hàng chục năm nay mâu thuẫn về đất đai với các nước Hồi giáo Trung Đông. Giờ đây hị lại tiếp tục chọc giận thế giới Hồi giáo. Ngày 25-7, lo ngại sự phản đối của các nước, Israel đă đóng cửa đại sứ quán và lănh sự quán ở Thổ Nhĩ Kỳ để pḥng ngừa sự cố an ninh.
Ngày trước đó, Bộ Ngoại giao Israel đă chỉ đạo nhân viên ở Thổ Nhĩ Kỳ làm việc tại nhà để đảm bảo an toàn.
Diễn biến này xảy ra sau vụ Đại sứ quán Israel ở Amman (Jordan) bị tấn công ngày 23-7. Một nhân viên bảo vệ người Israel đă bắn chết hai công dân Jordan.
Israel đang gặp phản đối lớn từ các nước Hồi giáo trong khu vực sau khi triển khai thiết bị ḍ kim loại ở cổng vào Núi Đền ở khu vực thành cổ thuộc TP Jerusalem, sau khi hai cảnh sát nước này bị bắn chết tại đây ngày 14-7. Đây là nơi linh thiêng với cả Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo, là nơi cầu nguyện thường xuyên của dân Palestine.
Động thái này dẫn đến xung đột nghiêm trọng chưa từng có trong nhiều năm nay giữa Israel và Palestine làm sáu người cả hai bên thiệt mạng.
Hàng loạt nước Hồi giáo phản đối mạnh quyết định này của Israel. Thổ Nhĩ Kỳ là nước lên án mạnh nhất. Tổng thống Recep Tayip Erdogan lên án Israel đă sử dụng vũ lực quá đáng. Đă có hàng loạt cuộc biểu t́nh phản đối diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hội đồng Bảo an LHQ đă phải họp khẩn. Ngày 24-7, Israel đă quyết định dỡ các thiết bị ḍ kim loại, thay bằng máy quay giám sát.
Palestine đă ngưng mọi liên lạc với Israel. Israel và Jordan đang rất căng thẳng sau khi Israel bắn chết hai công dân Jordan. Quan hệ Israel với Thổ Nhĩ Kỳ chỉ mới được khôi phục chưa đầy một năm sau sáu năm căng thẳng. Quan hệ hai nước trở nên xấu đi hồi tháng 5-2009 khi lính đặc công hải quân Israel tấn công tàu Mavi Marmara của Thổ Nhĩ Kỳ chở hàng cứu trợ đến dải Gaza khiến chín công dân Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng. Thổ Nhĩ Kỳ trục xuất đại sứ Israel, triệu hồi đại sứ tại Israel. Bất kể thỏa thuận này cũng như nhiều nỗ lực khác, quan hệ hai nước vẫn rất gượng gạo. Và diễn biến mới nhất này có nguy cơ đưa quan hệ hai nước một lần nữa ch́m vào bất đồng.