Không phải các nước vùng Vịnh đưa ra một quyết định đột ngột để cắt đứt ngoại giao với Qatar. Thực ra nó đă cháy âm ỉ trong một thời gian dài rồi mới bùng phát lên. Từ rất nhiều lư do mà ai cũng hiểu "tài trợ khủng bố" chỉ là một cái cớ như cốc đă đầy nước chỉ cần thêm một giọt là tràn.
Nó thực chất chỉ là chuyện riêng giữa Ả rập Xê út và Qatar, nhưng nay đă trở thành chuyện chung của cả khu vực, từ mối quan hệ riêng giữa hai thành viên của tổ chức Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) trở thành cuộc chơi quyền lực địa chính trị và địa chiến lược giữa nhiều đối tác ở trong cũng như ngoài khu vực.
Điều mấu chốt trong chuyện riêng giữa Ả rập Xê út và Qatar là Ả rập Xê út muốn chi phối Qatar trong khi Qatar lại muốn độc lập với Ả rập Xê út. Kẻ nhỏ lo ngại bị lệ thuộc vào kẻ lớn trong khi kẻ lớn lại muốn kẻ nhỏ phải thuần phục và ngoan ngoăn nghe lời. Qatar được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên thiên nhiên giúp vương quốc nhỏ này trở thành cường quốc tài chính thế giới.
Không phụ thuộc về kinh tế vào Ả rập Xê út lại c̣n theo đuổi đường lối đối ngoại và an ninh độc lập, kiên tŕ nỗ lực gây dựng vai tṛ chính trị khu vực - Qatar không chỉ trái ngược mà c̣n làm tổn hại lợi ích chiến lược lâu dài của Ả rập Xê út. Cho nên sự bùng phát công khai mối bất hoà và đối địch giữa hai nước này chỉ là vấn đề thời gian. Chuyến thăm của tổng thống Mỹ Donald Trump với thoả thuận về mua bán vũ khí "lớn nhất trong lịch sử"đă giúp Ả rập Xê út tự tin vào vị thế của ḿnh trong chiến lược của Mỹ và ở khu vực đến mức cho rằng đă đến thời điểm thuận lợi và thích hợp để xuất chiêu trừng phạt để thu phục Qatar. Ai cập tát nước theo mưa, các nước khác đa phần buộc phải nhất biên đảo về phía Ả rập Xê út.
Ở cuộc chơi chung mới này hiện đă h́nh thành nhiều tập hợp lực lượng khác nhau. GCC có 6 thành viên th́ chia thành 3 phe: Ả rập Xê út cùng với Bahrain và Tiểu các vương quốc Ả rập thống nhất đối đầu Qatar trong khi Oman và Kuwait không ngả về phía nào. Nhiều nước trong khu vực không đồng hành với Ả rập Xê út và đồng minh chống Qatar. Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đứng về phía Qatar. Các nước EU không ủng hộ Ả rập Xê út và mấy nước kia. Mỹ th́ vừa hùa vào vừa phải để ư vụ việc không diễn biến vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
Nga giữ thái độ trung lập v́ chưa đến lúc phải lựa chọn giữa bên này và phía kia. Hậu quả trước mắt là t́nh h́nh chính trị an ninh không ổn định, quan hệ giữa các bên liên quan căng thẳng, cuộc chiến chống khủng bố và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) bị ảnh hưởng. Về lâu dài, nếu cứ tiếp tục diễn biến theo chiều hướng hiện tại th́ chính IS và những lực lượng khủng bố ở khu vực được lợi nhiều nhất, Qatar buộc phải xích lại gần hơn nữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, GCC tan ră hoặc chỉ c̣n tồn tại trên danh nghĩa, liên minh chống khủng bố mà ông Trump vừa thành lập được cũng tan ră hoặc cũng chỉ hữu danh vô thực, trật tự quyền lực và địa chính trị ở khu vực này thay đổi hoàn toàn bất lợi cho Mỹ và Ả rập Xê út nhiều hơn là cho Iran hay Qatar. Qatar quan trọng đối với Mỹ đến mức Mỹ sẽ phải ra tay để thiết chế Ả rập Xê út, đồng thời t́m cách buộc Qatar cũng phải thay đổi.
Cũng v́ thế mà sẽ không có chuyện xảy ra xung đột quân sự. Các bên liên quan trong thực chất đều ư thức được đầy đủ về điểm dừng của ḿnh, về giới hạn của leo thang căng thẳng và đối đầu, nhưng chưa có cớ và cơ hội để xuống thang căng thẳng và đi vào hoà dịu mà không bị tổn hại thể diện và bị coi là yếu thế. Họ chờ vai tṛ trung gian hoà giải của ai đó được tất cả chấp nhận. Vấn đề chỉ ở chỗ hiện chưa thấy ai có thể được tất cả nhất trí uỷ thác việc trung gian hoà giải này thôi.