Với tham vọng quá lớn, Trung Quốc đang lộ rơ âm mưu hiện diện quân sự trên toàn cầu. Đó là nội dung quan trọng trong công bố của Lầu Năm Góc.
Dù được cho là đang t́m cách tăng cường hiện diện quân sự ở nước ngoài, Trung Quốc vẫn không quên “nḥm ngó“ Biển Đông.
Hôm 6/6, Lầu Năm Góc Mỹ công bố báo cáo nêu rơ, việc Trung Quốc xây dựng các căn cứ ở nước ngoài như ở Pakistan và trước đó là ở Djibouti cho thấy nước này muốn tăng cường hiện diện quân sự trên khắp thế giới.
Tham vọng mở rộng hiện diện trên toàn cầu
Báo cáo của Bộ Quốc pḥng Mỹ ước tính, Trung Quốc chi khoảng 180 tỷ USD cho chi tiêu quân sự- cao hơn khoảng 40 tỷ USD so với con số 140 tỷ USD mà chính Trung Quốc công bố.
“Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tập trung vào việc thiết lập các căn cứ quân sự tại nhiều quốc gia khác có mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc và có lợi ích chiến lược tương đồng với Trung Quốc như Pakistan”, báo cáo nêu rơ.
Tuy nhiên, Bộ Quốc pḥng Trung Quốc đă lên tiếng bác bỏ thông tin từ báo cáo trên của Mỹ: “Trung Quốc không có ư định mở rộng hiện diện quân sự tại nước ngoài và cũng không t́m cách tạo ra một vùng ảnh hưởng riêng”.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cũng quan điểm này và “cực lực lên án” thông tin từ báo cáo của Lầu Năm Góc: “Chúng tôi đă nhận được thông tin về báo cáo của phía Mỹ và nhận thấy phía Mỹ đă đưa ra những nhận định hết sức vô trách nhiệm về sự phát triển của quân đội Trung Quốc.
Bà Hoa Xuân Doanh cũng khẳng định: “Quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Trung Quốc và Pakistan là không nhằm vào bất kỳ một bên thứ ba nào”.
Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên tại Djibouti- một quốc gia ở Đông Phi vào tháng 2/2016. Căn cứ quân sự này của Trung Quốc chỉ cách căn cứ quân sự của Mỹ vài km.
Theo phía Trung Quốc, căn cứ này được xây dựng nhằm hỗ trợ lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh của nước này tại Liên Hợp Quốc có thể hoạt động hiệu quả hơn tại châu Phi. Các binh sĩ ǵn giữ ḥa b́nh của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc ở Djibouti sẽ tham gia vào việc sơ tán công dân nước này trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, hỗ trợ hoạt động chống cướp biển ngoài khơi Somalia.
Tuy nhiên, theo Lầu Năm Góc, các căn cứ quân sự “nằm ở những vị trí chiến lược của Trung Quốc” cùng với việc các tàu Hải quân nước này ngày càng tăng cường việc cập cảng nước ngoài cho thấy Trung Quốc đang muốn gia tăng tầm ảnh hưởng và mở rộng tầm hoạt động của lực lượng quân đội nước này.
Ông James Char, một nhà phân tích về Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore nhận định: “Sẽ không có ǵ ngạc nhiên nếu quân đội Trung Quốc t́m cách đạt được những thỏa thuận với các đối tác nước ngoài về việc xây dựng căn cứ quân sự của Trung Quốc trên đất của họ”.
Vẫn không quên “nḥm ngó” Biển Đông
Cũng theo báo cáo của Bộ Quốc pḥng Mỹ, dù đang toan tính mở rộng hiện diện quân sự tại nước ngoài, Trung Quốc vẫn “không quên” tham vọng độc chiếm Biển Đông và những hành vi hiện nay của Trung Quốc trên thực địa khiến các nước hết sức quan ngại về ư định lâu dài của nước này.
Báo cáo của Bộ Quốc pḥng Mỹ đặc biệt nhấn mạnh đến việc Trung Quốc cải tạo phi pháp các băi đá ở Biển Đông thành các đảo nhân tạo và xây dựng nhiều công tŕnh quân sự và một số đường băng trên đó.
“Tính đến cuối năm 2016, Trung Quốc đă xây các nhà chứa máy bay cho khoảng 24 chiếc chiến đấu cơ cùng nhiều cơ sở quân đội và các trạm liên lạc tại 3 trong số các đảo nhân tạo nói trên”, báo cáo của Mỹ nêu rơ.
Dù vậy, phía Trung Quốc vẫn lên tiếng chỉ trích báo cáo của phía Mỹ và cáo buộc chính Mỹ đang “nhúng mũi” vào tranh chấp ở Biển Đông. Bộ Quốc pḥng Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố: “Việc Mỹ tăng cường điều tàu chiến đến khu vực để tham gia vào các hoạt động trinh sát tại đây chỉ càng khiến cho t́nh h́nh trong khu vực trở nên căng thẳng”.
Tuyên bố trên của phía Trung Quốc được cho là có phần khiên cưỡng bởi từ trước đến nay Mỹ có điều tàu Hải quân áp sát các đảo nhân tạo ở Biển Đông nhưng hoạt động này được phía Mỹ khẳng định là nhằm đảm bảo quyền tự do đi lại trong khu vực và các tàu của Mỹ luôn tuân thủ nghiêm ngặt quyền “đi lại vô hại” tại đây
Therealtz © VietBF