Trong bài phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đă nói rằng, thế giới này không phải là thế giới cá lớn nuốt cá bé. Điều ông muốn ám chỉ hành động của Trung Quốc tại châu Á - Thái B́nh Dương.
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La lần 16 tối 2-6 tại Singapore.
Trong một bài phát biểu gần 30 phút mà nội dung có phần nghiêng về phía Mỹ, nhà lănh đạo Úc đă đề cập đến nhiều vấn đề an ninh của thế giới, như vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, mối quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ, chống khủng bố. Đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc tại châu Á - Thái B́nh Dương.
Các quốc gia phải thượng tôn luật pháp quốc tế
Thông điệp mà ông Turnbull muốn chuyển đến chính là "các quốc gia phải thượng tôn luật pháp quốc tế" và các nước nên tin tưởng vào vai tṛ lănh đạo của Mỹ trong khu vực.
Thủ tướng Úc cảnh báo nếu Trung Quốc tiếp tục các hành động hung hăng và bất tuân luật pháp quốc tế, sẽ có một ngày các nước nhỏ trong khu vực đoàn kết chống lại.
Trung Quốc là một nước lớn, chắc chắn sẽ đóng vai tṛ lớn hơn trong khu vực, nhưng nếu gây xáo trộn những quy tắc đă tồn tại trong hàng thập kỷ qua ở khu vực, Bắc Kinh sẽ thiệt nhiều hơn lợi.
"Một Trung Quốc hung hăng sẽ vấp phải sự phản đối của những nước láng giềng khi đ̣i hỏi những sự nhượng bộ về quyền tự chủ và không gian chiến lược. Họ sẽ t́m kiếm sự cân bằng sức mạnh với Bắc Kinh thông qua những mối quan hệ đồng minh và đối tác được tăng cường giữa những quốc gia này, đặc biệt với Mỹ" - Thủ tướng Turnbull cảnh báo.
Nhà lănh đạo Úc nhấn mạnh: "Bắc Kinh đă hưởng được lợi ích rất nhiều từ nền ḥa b́nh và sự ḥa hợp trong khu vực và chắc chắn sẽ mất rất nhiều nếu những thứ này bị đe dọa" và kết luận: "Trung Quốc sẽ chỉ thành công khi tôn trọng chủ quyền của các nước khác".
Tiếng nói lạc quan
Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố rút khỏi thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, bài phát biểu của ông Turnbull được xem là tiếng nói lạc quan lẻ loi về vai tṛ và trách nhiệm của Washington trong khu vực.
Thủ tướng Úc bày tỏ sự tin tưởng rằng Mỹ vẫn sẽ ở lại và can dự vào châu Á - Thái B́nh Dương.
"Chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ nhận ra rằng lợi ích của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương sẽ cần nhiều hơn nữa, chứ không phải ít hơn sự can dự và hiện diện của Mỹ" - ông Turnbull nói.
Tuy nhiên, nhà lănh đạo Úc cũng nhấn mạnh sẽ là một sai lầm nếu chọn một trong hai: hoặc Mỹ, hoặc Trung Quốc.
"Tôi biết một vài ngày gần đây xuất hiện ư kiến tranh luận nói Úc nên chọn Mỹ hay Trung Quốc. Câu trả lời đây: Nước Úc có một người bạn tốt - đó là Trung Quốc, nước Úc cũng có một đồng minh thân cận và gắn kết - đó là Mỹ".
Ngay sau phần phát biểu, một đại biểu là sĩ quan quân đội Trung Quốc đă đặt câu hỏi cho ông Turnbull: "Theo ngài th́ một cơ chế an ninh khu vực lư tưởng nên như thế nào?".
Ông Turnbull trả lời rằng đó là một khu vực nơi luật pháp được thượng tôn và không quốc gia nào bị bắt nạt hay cưỡng ép bởi quốc gia khác.
Nhà lănh đạo Úc tiếp tục để ngỏ khả năng sẽ tham gia các hoạt động tuần tra bảo đảm hàng hải và hàng không trong khu vực, nhấn mạnh Canberra tôn trọng luật pháp Quốc tế và sẽ sớm tiến hành trong tương lai nhưng không nói rơ có tiến hành chung với Mỹ hay không.
Hồi tuần trước, một tàu khu trục của Mỹ đă áp sát một thực thể phi pháp của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đặt ra thách thức chưa từng có đối với chủ quyền vô lư của Bắc Kinh tại khu vực.
Ngày mai (3-6), phiên thảo luận toàn thể đầu tiên sẽ khai mạc với bài phát biểu quan trọng của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis. Giới quan sát kỳ vọng đây sẽ là dịp quan trọng để Washington công bố chính sách châu Á mới dưới thời chính quyền Donald Trump.
Therealtz © VietBF