Hiện chính quyền của Chủ tịch Trung quốc Tập Cận B́nh tiếp tục thực hiện mạnh mẽ chiến dịch pḥng chống tham nhũng.Trong cùng một ngày,đồng loạt phe cánh của cựu lănh đạo Giang Trạch Dân bị Trung quốc kết án.
Ông Giang Trạch Dân (trái) và con trai Giang Miên Hằng (Ảnh: Secret China)
Vào ngày 31/5, các ṭa án khác nhau tại Trung Quốc đă đồng loạt tuyên án tù đối với 6 quan chức cấp cao có liên quan hoặc thuộc phe chính trị của cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân (Jiang Zemin).
Trong số đó, 3 người chịu án tù chung thân v́ tội tham nhũng hàng trăm triệu nhân dân tệ (hàng chục triệu USD hay hàng trăm tỷ đồng), bao gồm ông Vương Bảo An (Wang Baoan), cựu giám đốc Tổng cục Thống kê; ông Trần Tuyết Phong (Chen Xuefeng), cựu Bí thư thành phố Lạc Dương; và ông Lô Tử Dược (Lu Ziyue), cựu thị trưởng thành phố Ninh Ba.
Ba người khác nhận các án tù 6 năm, 10 năm và 15 năm v́ tội nhận hối lộ hàng triệu hoặc hàng chục triệu nhân dân tệ. Các nhân vật tương ứng với các bản án này là ông Thường Tiểu Binh (Chang Xiaobing), cựu chủ tịch của tập đoàn China Telecom; ông Lư Thành Vân (Li Chengyun), cựu thị trưởng thành phố Tứ Xuyên; và ông Đặng Khi Lâm (Deng Qilin), cựu chủ tịch của tập đoàn thép Vũ Hán (WISCO).
Từ trái sang: Thường Tiểu Binh, Lư Thành Vân, Đặng Khi Lâm
Ông Thường Tiểu Binh có lẽ là người nổi bật nhất trong số sáu người bị kết án hôm 31/5. Ông này từng điều hành China Telecom và China Unicom, hai doanh nghiệp viễn thông nhà nước lớn nhất Trung Quốc. Nhiều người tin rằng China Unicom từ lâu đă nằm trong tay của ông Giang Miên Hằng (Jiang Mianheng), con trai của ông Giang Trạch Dân.
Ông Thường Tiểu Binh có mối quan hệ thân cận với những người được ông Giang Trạch Dân tin cậy, và cũng được cho là trợ lư hàng đầu của ông Giang Miên Hằng.
Khi ông Thường đang bị điều tra vào năm 2015, một số hăng truyền thông của Trung Quốc đưa tin rằng ông Thường đă bán một ṭa nhà thuộc sở hữu nhà nước cho ông Quách Bá Hùng (Guo Boxiong), Phó chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương. Toà nhà trị giá 1,2 tỷ nhân dân tệ (khoảng 176 triệu USD hay 4.000 tỷ đồng) nhưng ông Thường chỉ bán với giá bằng một phần ba giá thị trường của nó. Người bảo trợ chính trị của ông Quách là ông Giang Trạch Dân.
Theo các phương tiện truyền thông nhà nước, Ṭa án Nhân dân Trung cấp thành phố Bảo Định ở tỉnh Hà Bắc đă giảm án cho ông Thường v́ ông này đă cung cấp thông tin về vi phạm của những người khác. Ông Thường đă bị phạt 500.000 nhân dân (73.000 USD hay 1,7 tỷ đồng) và một án tù 6 năm.
Các quan chức bị kết án chung thân (từ trái sang): Vương Bảo An, Trần Tuyết Phong, Lô Tử Dược
Mặc dù không được đề cập trong các báo cáo của nhà nước Trung Quốc, một số quan chức bị kết án vào ngày 31/5 c̣n tham gia vào một tội ác khác do cựu lănh đạo Giang Trạch Dân khởi xướng nhằm đàn áp Pháp Luân Công, môn khí công gồm 5 bài tập và nguyên tắc sống theo Chân – Thiện – Nhẫn.
Sau khi được truyền ra công chúng từ năm 1992, Pháp Luân Công nhanh chóng trở thành môn tập được ưa thích nhất Trung Quốc với ước tính 70 – 100 triệu người tập Pháp Luân Công vào năm 1999, lần lượt theo ước tính của nhà nước và các học viên.
Cảm thấy đố kỵ và lo sợ trước sự ủng hộ của công chúng đối với môn khí công tự nguyện và miễn phí, ông Giang đă phát lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999 bất chấp sự phản đối của các thành viên khác của Bộ Chính trị đương thời.
Kể từ đó, ông Giang khuyến khích các quan chức Trung Quốc tích cực tham gia vào cuộc bức hại bằng việc tạo điều kiện cho họ thu được tư lợi và quyền lực.
Ông Trần Tuyết Phong, cựu Bí thư của thành phố Lạc Dương ở tỉnh Hà Nam, là một ví dụ đáng chú ư của một quan chức dường như được thăng tiến v́ tuân thủ chính sách bức hại của ông Giang.
Ông Trần là một cộng sự lâu năm của ông Lư Trường Xuân (Li Changchun). Ông Lư, một đồng minh hàng đầu của ông Giang Trạch Dân, từng là thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị và Bí thư Đảng uỷ tỉnh Hà Nam.
Ông Trần từng giám đốc điều hành của một doanh nghiệp mỏ ở địa phương, sau đó được bổ nhiệm làm phó thống đốc tỉnh Hà Nam vào tháng 1 năm 2011. Hai năm sau, ông này trở thành Bí thư thành phố Lạc Dương. Cùng thời gian với nhiệm kỳ của ông Trần Tuyết Phong (giữa năm 2013 đến năm 2016) là mức độ khốc liệt của của hoạt động bức hại Pháp Luân Công tại thành phố Lạc Dương, theo Minh Huệ, một trang thông tin chuyên đưa tin về cuộc bức hại.
Ông Trần đă bị điều tra tham nhũng vào tháng 1 năm 2016. Vào ngày 31/5/2017, Ṭa án Nhân dân Trung cấp thành phố Kinh Châu ở đă tuyên án ông Trần phạm tội nhận hối lộ hơn 125 triệu nhân dân tệ (khoảng 18 triệu USD) trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2015, và gây thiệt hại quốc gia 224 triệu nhân dân tệ v́ “xử lư tùy tiện của tài sản nhà nước.”
Không lâu sau khi nhậm chức vào năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă bắt đầu cuộc thanh trừng chống lại thế lực của người tiền nhiệm Giang Trạch Dân. Ông Tập cũng có tín hiệu cho thấy dường như ông muốn từ bỏ cuộc đàn áp Pháp Luân Công mà ông Giang phát động và duy tŕ trong gần 2 thập kỷ qua.