Vietbf.com - Trái Đất này cần con người cứu khỏi thảm họa mang tên “biến đổi khí hậu”, v́ chẳng c̣n thời dài nữa nên con người phải nỗ lực hơn trong công cuộc giảm thiểu khí thải carbon, để giữ nhiệt độ toàn cầu gia tăng dừng ở mức 1,5 độ C – ngưỡng an toàn mà giới khoa học đưa ra.
Thời gian cho con người hành động v́ khí hậu Trái Đất không c̣n nhiều. Ảnh: Fusion
Cảnh báo bất ngờ này do một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế thuộc Viện Phân tích ứng dụng hệ thống Quốc tế (IIASA) công bố.
Tuy nhiên, bên cạnh thông tin mới về thời gian "hạn" 10 năm, các chuyên gia c̣n đưa ra một mô h́nh cân bằng lượng khí thải CO2 với bể chứa carbon như rừng để giữ nhiệt độ toàn cầu gia tăng dừng ở mức 1,5 độ C – ngưỡng an toàn mà giới khoa học đưa ra.
Các nhà khoa học cho biết, nếu thế giới thực sự có ư định "hiện thực hóa" thỏa thuận Paris lịch sử về biến đổi khí hậu th́ thập kỷ tới là chặng đường rất quan trọng. Để thực hiện được nhiệm vụ nan giải này, vấn đề hàng đầu con người cần phải giải quyết là giảm phát thải khí thải carbon.
Các chuyên gia cho biết có hai cách để giảm khí thải carbon: Đầu tiên, đó là giảm lượng khí thải mà con người sản xuất và khôi phục bể chứa carbon. Đây là thời điểm phải hành động cả hai giải pháp này.
Con người cần phải nỗ lực hơn trong công cuộc giảm thiểu khí thải carbon. Ảnh: Internet
Kế hoạch chi tiết mang tên "Nature Communications" mới được công bố sẽ cho chúng ta thấy cái nh́n trực quan hơn về các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Brian Walsh, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, người đứng đầu nghiên cứu của IIASA cho biết, các chuyên gia cho rằng nên kiểm soát lượng khí thải carbon từ nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp, sản xuất thực phẩm, năng lượng sinh học và đất trồng trọt.
Họ cũng cho rằng các hệ sinh thái tự nhiên có lượng khí thải carbon để xác định nơi chúng bắt nguồn và phát thải.
Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra khuyến cáo: Con người phải giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên phạm vi toàn cầu dừng ở mức dưới 25 % vào năm 2100 (so với hiện tại là 95%). Bên cạnh đó, con người cần giảm chặt phá rừng để cắt giảm 42 % lượng khí phát thải đến năm 2100.
Năng lượng tái chế được xem như là một giải pháp tối ưu để ứng phó với biến đổi khí hậu. Ảnh: Inhabitat
Thứ hai, các nhà nghiên cứu đă xem xét nhiều kịch bản cho việc phát triển năng lượng sạch trong tương lai.
Việc sử dụng năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời và năng lượng sinh học gia tăng 5 % mỗi năm sẽ giúp làm giảm lượng khí thải carbon ở mức cao nhất vào năm 2022.
Giám đốc chương tŕnh Năng lượng của IIASA và công sự là Keywan Riahi cho biết, các nghiên cứu trước đây về chiến lược giảm nhẹ tiêu thụ năng lượng đă cho thấy tầm quan trọng của các biện pháp có liên quan đến việc hiệu quả, bảo tồn và thay đổi hành vi.
Thành công của những chiến dịch này nhằm hướng đến mục tiêu nhiệt độ gia tăng toàn cầu dừng ở mức 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp.