Sau vụ phóng tên lửa đêm ngày 15/4 ở khu vực gần Sinpo thất bại, trong khi các bên đều tỏ ra lo ngại th́ Triều Tiên tỏ ra b́nh thản. Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho hay rằng, thông tin về vụ phóng tên lửa “đă không được công bố chính thức mặc dù đó là quyền chủ quyền của Triều Tiên để tiến hành các vụ phóng như vậy”.
Triều Tiên không khẳng định cũng không phủ nhận phóng tên lửa thất bại. Ảnh: CNN
“Có một vấn đề liên quan đến các tuyên bố về vụ phóng tên lửa gần đây của chúng tôi. Tuy nhiên, thông tin đó đă không được công bố chính thức. Thậm chí nếu nó diễn ra, đó chỉ là một động thái b́nh thường trong quá tŕnh cải thiện năng lực của lực lượng đánh chặn hạt nhân của đất nước chúng tôi, không có ǵ ngạc nhiên cả.
Những hoạt động như vậy không cần thiết phải được báo chí công bố” – Phó Vụ trưởng Vụ châu Âu thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên Kim Yong-ho nói.
Vị quan chức ngoại giao Triều Tiên nói rằng lănh đạo nước này, ông Kim Jong-un đă nhấn mạnh các bước chuẩn bị để phóng tên lửa đạn đạo của B́nh Nhưỡng hiện đă vào giai đoạn hoàn thành và bất cứ khi nào ông Kim Jong-un ra lệnh th́ Triều Tiên sẽ tiến hành “các biện pháp” như vậy.
“Các biện pháp nhằm tăng năng lực cho các lực lượng vũ trang hạt nhân là các biện pháp tự vệ của quốc gia chúng tôi, đồng thời là các nỗ lực để đảm bảo ḥa b́nh và an ninh trên bán đảo Triều Tiên. Đây là các quyền hợp pháp của một quốc gia có chủ quyền” – ông Kim Yong-ho nói.
Tuyên bố trên không phủ nhận cũng không khẳng định các thông tin mà báo chí Mỹ, phương Tây dẫn các thông báo từ Bộ Chỉ huy Thái B́nh Dương Mỹ cho hay, tên lửa Triều Tiên đă “nổ tung gần như ngay lập tức” sau khi phóng từ Thành phố cảng Sinpo, thuộc Bờ Đông của nước này.
Điều này càng khẳng định cho khả năng vụ bắn tên lửa thật bại nhiều phần là thật. Và ai là người khiến cho Triều Tiên thất bại?
Mỹ đóng vai anh hùng?
Một thông tin đáng chú ư, trong cuộc trả lời phỏng vấn trên BBC, cựu Ngoại trưởng Anh Malcolm Rifkind đưa ra giả thuyết, vụ thử tên lửa thất bại của Triều Tiên là kết quả của một cuộc tấn công mạng của Mỹ.
“Có khả năng vụ phóng thất bại bởi v́ hệ thống không đủ hoàn thiện, nhưng có một giả thuyết rất lớn rằng Mỹ thông qua các biện pháp mạng đă nhiều lần thành công trong việc can thiệp các cuộc thử nghiệm như thế này và khiến chúng thất bại” - ông Rifkind nói.
Cựu Ngoại trưởng Anh đánh giá tŕnh độ của Triều Tiên vẫn rất đáng gờm. "Họ cũng có khá nhiều cuộc thử nghiệm thành công. Họ là một đất nước tiên tiến khi xét đến chương tŕnh vũ khí hạt nhân. Điều đó vẫn là sự thật, một sự thật khó chịu”, ông nói.
Trong khi đó, Tân Hoa xă ngày 16/4 dẫn lời quan chức Mỹ tiết lộ, quan điểm và cách thức đối phó với Triều Tiên của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đó là gây sức ép tối đa để Triều Tiên phi hạt nhân hóa, nếu Triều Tiên thay đổi hành vi th́ tiếp tục tiếp xúc với họ.
Hướng đến phương án phi hạt nhân hóa, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đă đồng ư với chính sách mới "gây sức ép tối đa" này của chính quyền ông Donald Trump.
Biện pháp "gây sức ép tối đa" bằng trừng phạt kinh tế và các biện pháp ngoại giao để Triều Tiên chấm dứt các hoạt động hạt nhân và tên lửa, đồng thời không t́m cách "thay đổi chính quyền". Nếu Triều Tiên thay đổi hành vi, Mỹ sẽ "tiếp xúc" với phía Triều Tiên.
Mỹ sẽ t́m cách tiếp xúc trực tiếp với Triều Tiên.
Theo các quan chức cấp cao của Nhà Trắng, chính quyền Donald Trump không có ư định đạt được một thỏa thuận kiểm soát quân bị với Triều Tiên hoặc hiệp định cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, bởi v́ điều đó sẽ có nghĩa là Mỹ thừa nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Trong khi, nếu Triều Tiên tiến hành các hoạt động thử hạt nhân mới, Mỹ tin rằng các nước liên quan sẽ ủng hộ tăng cường trừng phạt.
Có thể thấy, chính sách Triều Tiên của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama là "nhẫn nại chiến lược", đă bị phê phán, cho rằng chính sách như vậy chẳng khác ǵ “bỏ mặc”. Sau khi trúng cử và lên nắm quyền, ông Donald Trump đă thay đổi điều đó.
Trong vụ thử hạt nhân mới đây, Mỹ đă thể hiện rơ lập trường của ḿnh, thậm chí, không loại trừ "đánh đ̣n phủ đầu". Sự thất bại trong vụ thử hạt nhân nói trên đă khiến cho Triều Tiên thoát khỏi t́nh trạng ''miệng hố chiến tranh''.
Liên hệ với phát biểu của một quan chức quân đội Mỹ giấu tên rằng, Mỹ hoàn toàn không dự định dùng vũ lực đáp trả Triều Tiên thử hạt nhân và phóng thử tên lửa đạn đạo, có thể thấy, chính quyền Trump đă có một lựa chọn khôn khéo, hóa giải t́nh trạng căng thẳng mà vẫn tṛn vai ''anh hùng'' xử lư vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
VietBF © sưu tập