Mặc dù Mỹ là cường quốc số 1 về quân sự và có số chiến đấu cơ lớn nhất thế giới nhưng hiệu suất hoạt động của chúng ra sao. Mới đây trang Air Force Times dẫn số liệu từ Không quân Mỹ cho biết, chỉ 7/10 số máy bay của nước này có thể sẵn sàng cất cánh. Điều quan trọng là số máy bay cất cánh được có thực sự an toàn?
Thực tế
Nguồn tin này cho biết, trong một nhiệm vụ giả định vừa qua nhằm đối phó với "mối nguy hiểm từ Triều Tiên", ngay khi cất cánh, một máy bay ném bom hạt nhân của Mỹ đă phải hạ cánh gấp để sửa lỗi, Nghị sĩ Joe Wilson tại bang Nam Carolina tiết lộ.
Vị nghị sĩ này cho biết thêm, nhiệm vụ này là của hai chiếc B-1 Lancer cất cánh từ căn cứ trên đảo Guam, nhưng chỉ một chiếc có thể triển khai hành động.
Được Mỹ ca ngợi là có thể thực hiện nhiệm vụ mọi lúc mọi nơi trên thế giới, nhưng trong nhiệm vụ giả định vừa qua, máy bay B-1 Lancer đă cho thấy một thực tế không như Mỹ tuyên bố. Và thực tế c̣n trở nên tồi tệ hơn theo thông tin tờ Defense News tiết lộ.
Máy bay B-1 Lancer được hộ tống bởi 2 chiếc F-15.
Dẫn nguồn tin chính thức từ Bộ Quốc pḥng Mỹ, Defense News cho biết, hiện nay có khoảng 53% số máy bay của hải quân Mỹ, tương đương 1.700 máy bay chiến đấu, tuần tra, vận tải và trực thăng hiện không thể hoạt động mà nguyên nhân chính đến từ việc thiếu ngân sách bảo dưỡng và sửa chữa.
Chỉ tính riêng các tiêm kích hạm F/A-18 hoạt động trên tàu sân bay, có tới 62% số máy bay này không thể bay v́ phải chờ bảo dưỡng hoặc thay thế linh kiện. Defense News cho rằng, hải quân Mỹ đang trong t́nh trạng thiếu ngân sách trầm trọng.
Điều này không chỉ dẫn đến việc phần lớn các máy bay phải tạm ngừng hoạt động mà cả các tàu sân bay và tàu ngầm cũng phải kéo dài thời hoạt động trước khi được bước vào thời gian bảo dưỡng. Dự kiến, sẽ có khoảng 5 tàu ngầm Mỹ phải tạm ngừng hoạt động vào cuối năm nay.
Ngoài ra, có tới 15% cơ sở vật chất của hải quân Mỹ cũng được cho là đă rơi vào t́nh trạng xuống cấp, chờ sửa chữa, thay thế, trong khi quỹ tiền lương cho thủy thủ tương đương 400 triệu USD/năm cũng không được đảm bảo.
T́nh trạng hiện nay được coi là một thử thách to lớn với tham vọng vực dậy lực lượng hải quân Mỹ sau nhiều năm phải thu hẹp quy mô của Tổng thống Donald Trump.
Vào đầu tháng 2, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis đă ra lệnh chuẩn bị một báo cáo xem xét sửa đổi ngân sách cho năm tài chính 2017 để tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ.
Khi c̣n tại vị vào năm 2016, ông Obama đă phê chuẩn khoản ngân sách 618 tỉ USD cho quân đội Mỹ trong năm tài chính năm 2017, tăng khoảng 4% so với năm trước đó.
Mạnh hơn Nga
Mặc dù đứng trước thực tế ảm đạm nhưng Tạp chí quốc pḥng National Interest vừa chỉ ra những thế mạnh của Không quân Mỹ trước Nga. Tạp chí này thống kê, năm 2010, Không quân và lực lượng máy bay của Hải quân Nga chỉ đặt mua 19 máy bay cánh cố định mới.
Con số máy bay mới được mua về sau đó tăng lên thành 24 máy bay trong năm 2011, 35 máy bay trong năm 2012, 51 máy bay năm 2013 và 101 chiếc trong năm 2014. Đến năm 2015, điện Kremlin mua thêm 91 máy bay cánh cố định mới. Tuy nhiên, trong năm 2016, số liệu này không thực sự rơ ràng.
Tốc độ mua sắm của Nga là rất ấn tượng, tuy nhiên cho dù Nga đã có những bước cải thiện lớn, không quân Nga vẫn còn có một điểm yếu chết người mà nước này chưa thể khắc phục.
National Interest cho rằng, đă gần 30 năm sau khi Mỹ và các đồng minh thân cận sử dụng các loại vũ khí chính xác, khi gần như các loại máy bay tiêm kích đều được trang bị tên lửa định hướng bằng laser, radar, tia hồng ngoại hoặc hệ thống GPS, Nga vẫn đi sau trong việc phát triển, mua về và triển khai các loại vũ khí loại này, đặc biệt là các loại tên lửa có tầm bắn xa.
Trong khi đó, chuyên gia quân sự Alexander Mladenov viết trong một bài báo của tạp chí Combat Aircraft của Mỹ cho rằng: "Nga hiện vẫn đang thiếu nhiều loại vũ khí, bao gồm các loại tên lửa định hướng, tên lửa tầm xa cùng các loại bom định vị bằng vệ tinh, mặc dù các loại vũ khí này đều đã được quân đội Nga thử nghiệm thành công".
Vậy có thực sự Không quân Nga tồn tại những điểm yếu chết người này? Theo một bài viết trên tạp chí Jane's hồi đầu năm 2016 chỉ ra rằng, rơ ràng Không quân Nga đang có những tồn tại nhưng Nga đang dần thay thế những vũ khí nói trên bằng dàn vũ khí hiện đại hơn, do đó, khoảng cách về công nghệ vũ khí chính xác cao giữa Nga và Mỹ đang được khỏa lấp.
Jane's c̣n nhấn mạnh rằng, thua kém duy nhất hiện nay của Nga trước Mỹ chỉ là máy bay tàng h́nh. Theo đó, Mỹ là nước đầu tiên và cũng là nước duy nhất hiện nay đă đưa ra vào trang bị chiến đấu cơ tàng h́nh với những máy bay F-22, oanh tạc cơ B-2 và sắp tới là F-35.
Trong khi đó Nga có duy nhất một loại một loại chiến đấu cơ tàng h́nh đang phát triển đó là tiêm kích Sukhoi T-50. Rơ ràng về phân khúc này, Mỹ có lợi thế hơn hẳn Không quân Nga.
Tuy nhiên, tàng h́nh không phải là tất cả sức mạnh của một lực lượng Không quân hiện đại, điều quyết định lại nằm ở vũ khí của chúng. Vấn đề này Nga lại là nước đang chiếm ưu thế so với Mỹ, Jane's nhận định.
VietBF © sưu tập