Trong khi hoạt động buôn bán sừng tê giác đang bị nghiêm cấm.Th́ một quốc gia đang xem xét hợp pháp hóa hoạt động buôn bán sừng tê giác.Lư do được đưa ra cần phải được hợp pháp hoá buôn bán sừng tê giác tại quốc gia này.
Phóng viên Peter Granitz tại Pretoria nói với NPR rằng các nhà nhân giống tê giác Nam Phi muốn chính phủ hợp pháp hóa việc buôn bán sừng tê giác, để họ có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và giảm giá sừng tê giác.
“Việc cấm buôn bán sừng tê giác đă làm cho sừng tê giác ngày càng có giá trị hơn. Nếu chúng ta không cấm nó, giá sừng sẽ không bao giờ đến mức như hiện nay”, theo ông John Hume, một nhà lai tạo tê giác ở Nam Phi, nói với hăng tin AP.
Tuy nhiên, các nhà bảo vệ môi trường phản đối quy định này, nói rằng điều đó không có ư nghĩa ǵ bởi v́ ở Nam Phi không có nhu cầu nội địa, NPR cho biết. “Bất kỳ chiếc sừng tê giác nào được bán ở địa phương đều sẽ bị buôn lậu tới châu Á, nơi mà nhu cầu sừng tê giác đang bùng nổ”, theo phóng viên Granitz.
Quy định mới này nếu được thông qua sẽ hợp pháp hóa hoạt động buôn bán sừng tê giác tại Nam Phi và cho phép người nước ngoài được xuất cảnh với tối đa 2 chiếc sừng cho “mục đích cá nhân”. Tuy nhiên, bản dự thảo không nêu chi tiết “mục đích cá nhân” này là ǵ.
T́nh trạng săn trộm tê giác là một vấn đề lớn ở Nam Phi, với hơn 1.000 con tê giác trở thành nạn nhân của những kẻ săn bắt vào năm 2016, theo các số liệu của chính phủ. Nam Phi áp đặt lệnh cấm buôn bán sừng tê giác trong nước vào năm 2009, theo NPR.
Sừng tê giác có nhu cầu cao tại châu Á v́ nhiều người quan niệm rằng chúng chứa các loại chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nhiều người cho rằng sừng tê giác không có giá trị về y học.