Hiện nay thế giới đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Đến như Cuba cũng có nhiều thay đổi, mở rộng quan hệ ngoại giao với Mỹ và nhiều nước trên thế giới. Thật lạ là Triều Tiên "đóng của" với hầu hết các nước trên thế giới. Họ chỉ có quan hệ với một số nước eo hẹp, Trung Quốc là "ông" bạn thân nhất mà thôi.
Bởi nhiều động thái “khác thường”, quan hệ ngoại giao của Triều Tiên trở nên biệt lập với câu hỏi sẽ về đâu trong thời gian tới?
“Từ không quan hệ đến biệt lập”
Đă từng có thời gian Triều Tiên luôn nỗ lực thận trọng trong chương tŕnh hợp tác quốc tế.
Tổng thống Mongolia Tsakhiagiin Elbegdorj là lănh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Triều Tiên vào cuối năm 2013. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia nước ngoài tới B́nh Nhưỡng kể từ khi nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lên nắm quyền cuối năm 2011.
Theo các thông tin từ WikiLeaks, Mongolia và Triều Tiên có quan hệ gần gũi và nhiều tín hiệu thân thiết giữa hai quốc gia này.
Giáo sư khoa quan hệ quốc tế Đại học Troy, Seoul nói trên BBC: “Trong suốt chiến tranh Lạnh, Triều Tiên luôn phát động phong trào Non-Aligned Movement (phong trào không liên kết). Chính sách ngoại giao của Triều Tiên thúc đẩy các quan hệ ngoại giao khắp thế giới và tỏ ra nhiều sự cạnh tranh với Hàn Quốc”.
“Trong những năm 1970-1979, B́nh Nhưỡng đă xây dựng các quan hệ ngoại giao với trên 60 quốc gia bao gồm Ấn Độ, Argentina và Úc. Tuy nhiên, bởi nhiều cáo buộc từ sự sụp đổ của Liên bang Xô-Viết năm 1990 khiến Triều Tiên vào biệt lập so với thế giới”, ông Pinkston nói.
Thêm vào đó, John Delury, giáo sư Đại học Yonsei nói trên CNN rằng: “Triều Tiên không gần gũi với bất kỳ quốc gia nào. Quan hệ giữa Triều Tiên với các quốc gia khác luôn tồn tại căng thẳng. Và rất khó để duy tŕ quan hệ với B́nh Nhưỡng khi mà họ đang phải chịu các lệnh trừng phạt từ Liên Hợp Quốc. V́ cũng là quốc gia nghèo nên không có nhiều nhà đầu tư vào B́nh Nhưỡng”.
Người bạn duy nhất c̣n lại của Triều Tiên
Theo Ủy Ban quốc gia Triều Tiên, có khoảng 24 đại sứ quán nước ngoài hiện vẫn nằm ở B́nh Nhưỡng. Triều Tiên có khoảng 47 nhiệm vụ ngoại giao với các quốc gia khác trên thế giới.Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, mối quan hệ ngoại giao hiện tại được cho là “thiếu” gắn kết gần gũi và thân thiện.
“Thậm chí khi một vài quốc gia muốn thân thiện th́ Triều Tiên vẫn tồn tại nhiều hoài nghi với họ. Về chương tŕnh quốc pḥng của B́nh Nhưỡng, trong đó có một trong số các quốc gia thân thiện, họ đă từng nói rằng: “Chúng tôi chưa bao giờ nh́n thấy các cuộc diễn tập quân sự của Triều Tiên. Không có thông tin nào cung cấp cho chúng tôi”, ông James Hoare, cựu tùy viên sứ quán Anh tại B́nh Nhưỡng nói.
Quốc gia duy nhất c̣n tồn tại quan hệ với Triều Tiên là Trung Quốc – một nước láng giềng thân cận nhất.
Khoảng 88% sản phẩm nhập khẩu của Triều Tiên đến từ Trung Quốc chiếm khoảng 3.5 tỷ đô la. Sản phẩm xuất khẩu, chủ yếu là than đá (86%) của B́nh Nhưỡng vào Trung Quốc trị giá 2.67 tỷ đôla. Tuy nhiên ông Hoare cho rằng, quan hệ Trung-Triều luôn tồn tại nhiều phức tạp.
“Họ phụ thuộc vào Trung Quốc nhưng không có nghĩa là giữa Bắc Kinh và B́nh Nhưỡng luôn hiểu hết được nhau. Triều Tiên cũng không hẳn thích Trung Quốc và mong muốn liên kết chặt chẽ với họ. Theo tôi, không có một mối quan hệ quốc tế nào là quan trọng đối với Triều Tiên”, ông Hoare nói.
Andray Abrahamian – giám đốc nghiên cứu tại Choson Exchange – tổ chức phi chính phủ làm việc với Triều Tiên cho rằng, Triều Tiên thậm chí c̣n mong muốn thúc đẩy quan hệ với Nga và giảm đi liên kết với Trung Quốc. Có thể B́nh Nhưỡng chưa t́m ra cách thức để xa Trung Quốc. Mối quan hệ thân cận trong nhiều năm là một nỗ lực lớn giữa Trung Quốc và Triều Tiên. B́nh Nhưỡng có thể đang mong muốn thúc đẩy quan hệ với Nga và điều này có thể là một tin “tồi” cho Trung Quốc.
Tương lai cho ngoại giao Triều Tiên
Ông Abrahamian cho rằng, chính sách ngoại giao hiện tại của Triều Tiên dựa trên hai tiêu chí: Tôn trọng và tồn tại.
“Triều Tiên muốn được công nhận sức mạnh hạt nhân và thiết lập lại quan hệ với các nước ra sức phản đối chương tŕnh hạt nhân của ḿnh bao gồm Hàn Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, sẽ có rất ít quốc gia công nhận và mong muốn hợp tác với B́nh Nhưỡng bởi vấn đề này”, ông Abrahamian nói.
Mỹ triển khai bộ phận đầu tiên thuộc tổ hợp THAAD tới căn cứ không quân Osan, Hàn Quốc trong đêm 6/3, theo CNN. Hàn Quốc dự kiến triển khai THAAD tại khu đất ở vùng Seongju, đông nam Seoul. Triều Tiên coi THAAD là mối đe dọa "đẩy bán đảo Triều Tiên đến bờ vực chiến tranh hạt nhân".
Theo ông Pinkston, vấn đề an ninh toàn cầu luôn được xem xét. Thế giới liên tục chịu sức ép trong các chương tŕnh hạt nhân của Triều Tiên và đối mặt với nhiều lo ngại.
Triều Tiên liên tục chịu các lệnh trừng phạt từ Liên Hợp Quốc, xúc tiến nhiều vụ thử hạt nhân và nên kinh tế sa sút nghiêm trọng là những lư do khiến thế giới không thể đến gần B́nh Nhưỡng. Dường như các quốc gia ít nh́n thấy thuận lợi trong mối quan hệ song phương gần gũi với Triều Tiên”.