Mặc dù bị áp lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc nhưng Triều Tiên vẫn nhởn nhơ "ngoài ṿng pháp luật". Đó là B́nh Nhưỡng vẫn tuồn vũ khí sang châu Phi. V́ thế mà chính các nhân viên ǵn giữ ḥa b́nh của tổ chức này tại châu Phi lại đang sử dụng nhiều loại vũ khí do B́nh Nhưỡng sản xuất.
Nhiều quốc gia châu Phi vẫn đang hợp tác quân sự với Triều Tiên bất chấp lệnh cấm của Liên Hợp Quốc.
Theo AP, bản báo cáo thường niên của Hội đồng chuyên gia về Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc (LHQ) nhấn mạnh B́nh Nhưỡng đă t́m cách né tránh các lệnh trừng phạt liên quan tới chương tŕnh tên lửa đạn đạo và hạt nhân của nước này để hợp tác "quy mô lớn" bao gồm huấn luyện và trang bị quân sự cho các quốc gia châu Phi từ Angola cho tới Uganda.
Một trong những vụ việc vận chuyển vũ khí trái phép quy mô lớn nhất do Triều Tiên tiến hành, đă bị phát hiện hồi tháng Tám năm ngoái, liên quan tới 30.000 khẩu súng phóng lựu được giấu trong thùng gỗ vận chuyển tới Ai Cập qua kênh đào Suez.
Cũng theo bản báo cáo của LHQ, trước đó một tháng, một quốc gia thành viên của LHQ đă tịch thu một lô hàng vận chuyển bằng đường hàng không chứa các thiết bị viễn thông radio quân sự của Triều Tiên, gửi tới một công ty ở Eritrea.
Đây là lần thứ hai các thiết bị quân sự bị của Triều Tiên bị phát hiện khi đang trên đường tới Eritrea. Điều này đă phần nào chứng minh mối quan hệ mật thiết giữa hai nước trong hoạt động mua bán vũ khí quân sự. Trong khi đó, Eritrea là một trong những quốc gia bị LHQ áp đặt lệnh trừng phạt trước cáo buộc ủng hộ các nhóm vũ trang ở khu vực Sừng châu Phi.
Điều đáng nói, việc quản lư hoạt động mua bán vũ khí ở châu Phi là điều vô cùng khó khăn do khu vực này là một trong những vùng có tỷ lệ báo cáo lên LHQ thấp nhấp trên thế giới. Trong năm 2016, chỉ có 11 trên tổng số 54 quốc gia ở châu Phi gửi báo cáo lên LHQ.
"Luật pháp ở châu Phi khá lỏng lẻo. Đây là lư do Triều Tiên coi châu Phi là mục tiêu chiến lược. Hoạt động quân sự của Triều Tiên ở châu Phi đă có từ lâu và lợi nhuận ngày càng tăng, giúp B́nh Nhưỡng giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Mối quan hệ giữa châu Phi và Triều Tiên đối lập hoàn toàn với lệnh trừng phạt của LHQ", AP dẫn lời chuyên gia về Triều Tiên tại Viện Kinh tế thế giới Petersen, ông Marcus Noland.
Trong năm 2016, Mỹ đă tiên phong trong việc gây áp lực để LHQ áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt nghiêm khắc nhất trong ṿng 20 năm qua với Triều Tiên sau các vụ thử hạt nhân và tên lửa của B́nh Nhưỡng. Sau đó, các quốc gia châu Phi cũng bị gây sức ép để cắt đứt quan hệ với Triều Tiên.
Thậm chí, Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là bà Park Geun-hye đă thực hiện chuyến thăm tới 3 nước châu Phi để bày tỏ sự phản đối trước B́nh Nhưỡng. Tuy nhiên, hành động của Hàn Quốc vẫn không thể ngăn Triều Tiên tiếp tục huấn luyện và trang bị vũ khí cho một số quốc gia châu Phi.
Cụ thể, chính phủ Congo đă tiếp nhận các khẩu súng lục tự động và nhiều vũ khí loại nhỏ từ Triều Tiên. Sau đó, số vũ khí này được bàn giao cho lực lượng bảo vệ Tổng thống và các đơn vị đặc nhiệm thuộc lực lượng cảnh sát Congo. Đáng nói, một số đơn vị cảnh sát Congo lại được điều động tham gia sứ mệnh bảo vệ ḥa b́nh của LHQ tại quốc gia láng giềng Trung Phi. Cả các nhân viên bảo vệ ḥa b́nh của LHQ và chính phủ Congo đều không đưa ra lời giải thích tại sao họ lại sở hữu các loại vũ khí do Triều Tiên sản xuất.
Hồi tháng 9/2016, các quan chức Angola cũng xác nhận việc Triều Tiên tiếp tục huấn luyện vơ nghệ cho lực lượng bảo vệ Tổng thống nước này dù đây là hành động vi phạm lệnh cấm của LHQ.
Ngay tại Uganda, quốc gia đồng minh chiến lược của Mỹ ở châu Phi, quân đội Triều Tiên lâu nay vẫn đảm nhận nhiệm vụ huấn luyện cho các phi công quân sự và kỹ thuật viên của Uganda theo bản hợp đồng có giá trị tới tháng 3/2018.
Vào năm 2016, dưới sự ép của cộng đồng quốc tế về việc chấm dứt quan hệ với Triều Tiên, Uganda cho biết nước này sẽ không kư thêm các bản hợp đồng huấn luyện cảnh sát với Triều Tiên.
Tuy nhiên, nhiều nhà lănh đạo châu Phi trong đó có Tổng thống Uganda vẫn lên tiếng ca ngợi cuộc chiến kiên cường của Triều Tiên trước cái gọi là sự thống trị của phương Tây. Theo Tổng thống Uganda Museveni, Triều Tiên "là bạn và là quốc gia đă giúp đỡ Uganda trong suốt một thời gian dài".
Therealtz © VietBF