Sau khi xảy ra vụ ám sát một người đàn ông tại sân bay Quốc tế Kuala Lumpur.Malaysia tiếp tục đưa ra một quyết định sẽ áp dụng đối với công dân Triều Tiên khi đến nước Malaysia.Điều này khiến mối quan hê ngoại giao giữa hai nước càng trở nên rạn nứt.
Hăng thông tấn nhà nước Bernama của Malaysia ngày 2/3 dẫn lời Phó Thủ tướng Ahmad Zahid Hamidi cho biết người Triều Tiên sẽ được yêu cầu phải xin thị thực kể từ ngày 6/3 trước khi vào Malaysia v́ lư do an ninh quốc gia.
Malaysia là một trong số ít các quốc gia mà người Triều Tiên có thể đến không cần visa. Ngược lại, người Malaysia cũng là những du khách nước ngoài duy nhất được nhập cảnh miễn thị thực vào Triều Tiên.
Hăng tin Reuters cho biết Malaysia quyết định ngừng miễn visa đối với công dân Triều Tiên sau khi ông Kim Jong-nam, người anh cùng cha khác mẹ với nhà lănh đạo Kim Jong-un, bị giết hại tại sân bay Kuala Lumpur do nghi bị ám sát bằng chất độc hủy hoại thần kinh VX.
Quan hệ ngoại giao giữa Malaysia và Triều Tiên vốn nồng ấm trong nhiều thập kỷ nay đă trở nên căng thẳng sau vụ ám sát đó.
Hàn Quốc và Mỹ cáo buộc rằng vụ ám sát được các điệp viên Triều Tiên tổ chức, trong khi Triều Tiên bác bỏ cáo buộc đó.
Triều Tiên đă cố gắng thuyết phục Malaysia không thực hiện khám nghiệm tử thi trên cơ thể của ông Kim Jong-nam và thả một nghi phạm người Triều Tiên bị bắt giữ liên quan đến vụ giết người.
Một phái đoàn ngoại giao cấp cao của Triều Tiên đă đến Kuala Lumpur hôm 28/2 và đă nói chuyện với các thành viên nội các của Malaysia để nhấn mạnh những yêu cầu đó.
Malaysia đă kết tội một phụ nữ Indonesia và một người phụ nữ Việt Nam tội giết người. Cảnh sát cũng đang t́m cách chất vấn 7 người khác, trong đó có một quan chức cấp cao tại đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur.
Malaysia nhấn mạnh luật pháp của nước này cần phải được tuân thủ và đă từ chối trao trả thi thể ông Kim Jong-nam cho đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur, trong khi chờ người thân của ông đến nhận dạng.
Triều Tiên và Malaysia đă duy tŕ quan hệ từ những năm 1970 khi cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad nâng đỡ quốc gia bị cô lập này, một phần v́ để cự tuyệt với Mỹ.