Quyết định cấm hàng loạt truyền thông tên tuổi có thể không đơn giản là "giọt nước tràn ly" như mọi người nghĩ.
CNN cho rằng quyết định này của Nhà Trắng cho thấy tân chính quyền nước Mỹ đang ở trong một t́nh trạng khó khăn.
Trong thời điểm chịu nhiều sức ép từ nhiều phía như các phát ngôn gây tranh căi hay các vụ scandal, Nhà Trắng lại "công kích" truyền thông với một thái độ đầy tính gây hấn.
Quyết định cấm dự họp báo gây tranh căi
Hôm 24/2, Văn pḥng Báo chí của Nhà Trắng đột nhiên thông báo, buổi “Hỏi và Đáp” với Thư kư báo chí của Nhà Trắng, ông Sean Spicer sẽ không được phép quay camera, và chỉ một nhóm hạn chế các phóng viên mới được tham dự. Một loạt các hăng thông tấn báo chí lớn của thế giới đă bị cấm tham gia, bao gồm The Guardian, New York Times, Politico, CNN, BuzzFeed, BBC, Daily Mail vv. Một số tờ báo theo trường phái bảo thủ như Breitbart News, One America News Network, Washington Times vv, cùng các kênh truyền h́nh CBS, NBC, Fox và ABC được phép có mặt; trong khi AP và Time được mời, nhưng quyết định “tẩy chay” buổi họp báo.
Phản ứng của AP và Time gợi nhớ đến một sự kiện tương tự vào năm 2009, khi Chính quyền Obama cố gắng ngăn cản Fox News phỏng vấn một quan chức mới được bổ nhiệm là ông Kenneth Feinberg. Những ǵ Nhà Trắng nhận được lúc đó, bất ngờ thay lại là lời đe doạ đến từ các kênh ABC, CBS, CNN và NBC: nếu không có Fox, họ sẽ đồng loạt huỷ buổi phỏng vấn đă lên kế hoạch với Feinberg.
Buổi họp báo của ông Sean Spicer "cấm cửa" một số hăng tin lớn của thế giới
“Sự đoàn kết” này gần như chắc chắn sẽ được lặp lại. Tổng biên tập Dean Baquet của New York Times chỉ ra, “việc tương tự chưa từng xảy ra tại Nhà Trắng trong suốt lịch sử theo dơi tin tức các chính quyền thuộc các Đảng phái khác nhau, của [tờ báo] chúng tôi”. C̣n Hiệp hội phóng viên Nhà trắng đă ngay lập tức thông báo rằng, họ sẽ có kế hoạch để “đáp trả” vụ việc hôm thứ Sáu.
Mâu thuẫn Trump – truyền thông: không phải chỉ “ngày một ngày hai”
Tuy nhiên, có lẽ cuộc tấn công của Tổng thống Trump vào báo chí sẽ không kết thúc sớm. Chỉ vài giờ trước khi công bố quyết định về thành phần tham gia buổi họp báo, ông chủ của Nhà Trắng đă “lớn tiếng” khẳng định tại hội nghị hàng năm của các nhà bảo thủ (CPAC): “Tôi muốn tất cả các bạn biết rằng, chúng tôi đang đấu tranh với tin tức giả.” “Là những thành viên của truyền thông, nghĩa vụ của họ là phải đưa tin trung thực,” ông Trump nói, “tuy nhiên, trong toàn bộ chiến dịch tranh cử, và thậm chí bây giờ, các tin tức giả không nói lên sự thực nào.” Ngài Tổng thống cho rằng, báo chí không được phép sử dụng các nguồn tin ẩn danh. “Tôi đang nói, họ [báo chí] không đại diện cho người dân, họ sẽ không bao giờ đại diện cho người dân, và chúng tôi sẽ phải làm một ǵ đó về điều này,” ông Trump tuyên bố.
Trước đó, chiến lược gia hàng đầu của ngài Tổng thống, ông Steve Bannon cũng từng nói với phóng viên tờ New York Times rằng, truyền thông nên “cảm thấy xấu hổ…, ngậm miệng và lắng nghe”; đồng thời, gọi báo chí là những kẻ “có ḷng tự trọng bằng không, trí thông minh bằng không, và rất lười biếng.”
“Giọt nước tràn ly” hay chiêu bài “đánh lạc hướng”?
Thái độ “thù địch” của ông Trump đối với truyền thông không phải là “ngày một ngày hai”, mà nó là một quá tŕnh dài, có thể được tính từ chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2016. Tuy nhiên, “giọt nước tràn ly” chính là những tiết lộ gần đây trên báo chí, bao gồm cả CNN, New York Times, AP…, về việc Chánh văn pḥng Nhà Trắng Reine Priebus từng nói chuyện với các quan chức cấp cao của FBI về cuộc điều tra của cơ quan này, nhằm vào những mối quan hệ giữa Nga và những người thân cận của Tổng thống Trump. Nhà Trắng bác bỏ các thông tin trên, nhưng lại thừa nhận rằng ông Priebus, Giám đốc FBI James Comey và phó Andrew McCabe đă có một số cuộc trao đổi.
Tờ The Guardian dẫn ư kiến nhận định của một số phóng viên, quyết định cấm tham dự họp báo của chính quyền Trump đă thành công dịch chuyển sự chú ư vào Nhà Trắng ra khỏi vụ lùm xùm Priebus.
“Chủ đề của tối nay là các cơ quan truyền thông bị cấm, chứ không c̣n là mối liên lạc của Priebus với FBI và câu hỏi về [khả năng] mở một cuộc điều tra,” Maggie Haberman, phóng viên của tờ New York Times, đồng thời là một chuyên gia phân tích cho CNN viết trên Twitter.
Stephanie Grisham, một phát ngôn viên của Nhà Trắng nói: “Việc nói các hăng tin không được tham dự [họp báo] là không phản ánh đúng sự thực.” Bà Grisham cho biết, trong sự kiện họp báo hôm thứ Sáu, “đă có đại diện của nhiều phương tiện truyền thông có mặt”. Theo thông lệ, một nhóm nhỏ các phóng viên sẽ lần lượt theo dơi hoạt động của Tổng thống, sau đó chia sẻ các tin tức của ḿnh với các đồng nghiệp khác. Tuy nhiên, theo các cơ quan báo chí từng yêu cầu tham dự buổi họp báo, thông lệ trên đă bị cấm trong sự kiện này.
Giải thích về việc không cho phép ghi h́nh buổi “Hỏi và Đáp”, Thư kư báo chí của Nhà Trắng Spicer nói: “Chúng tôi muốn chắc chắn rằng chúng tôi trả lời câu hỏi của các bạn, nhưng chúng tôi không cần ngày nào cũng phải làm mọi thứ trước camera”.
VietBF © Sưu tập