Xung đột Mỹ - Trung chỉ chờ ng̣i nổ là nổ tung. Điểm nổi cộm nhất giữa hai cường quốc này đương nhiên là vấn đề Biển Đông. Ngoài ra c̣n vấn đề thương mại nữa.
Bỏ ngoài tai những cảnh báo của Trung Quốc, nhóm tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ bắt đầu các cuộc tuần tra “thường lệ” ở biển Đông từ ngày 18-2, theo thông tin đăng tải trên trang mạng Xă hội của nhóm tàu này.
Chuẩn Đô đốc James Kilby, chỉ huy nhóm tàu sân bay USS Carl Vinson, cho biết những tuần dài tập luyện trên Thái B́nh Dương đă cải thiện tính hiệu quả, sẵn sàng chiến đấu của họ. “Chúng tôi mong được thể hiện những khả năng này trong khi củng cố hơn nữa quan hệ vốn đă mạnh mẽ với các đồng minh, đối tác và bạn bè ở khu vực Ấn Độ Dương và châu Á - Thái B́nh Dương” - ông Kilby cho biết.
Tàu sân bay USS Carl Vinson Ảnh: Reuters
Theo đài BBC, lần gần đây nhất, tàu sân bay USS Carl Vinson đến biển Đông là vào 2 năm trước. Khi đó, tàu tham gia các hoạt động tập luyện cùng hải quân và không quân Malaysia. Tàu này đă được triển khai đến biển Đông 16 lần trong lịch sử 35 năm hoạt động của ḿnh. Trong khi đó, chiến dịch tự do hàng hải gần đây nhất của Mỹ ở biển Đông diễn ra vào tháng 10-2016. Lúc đó, tàu khu trục được trang bị tên lửa dẫn đường USS Decatur đă di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép).
Hoạt động tuần tra mới nhất nêu trên diễn ra chỉ một ngày sau khi Trung Quốc khép lại các cuộc tập trận kéo dài vài ngày ở biển Đông, có sự tham gia của tàu khu trục được trang bị tên lửa dẫn đường. Trước đó vài ngày, Bắc Kinh đă cảnh báo Washington không được có hành động nào thách thức chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông.
Khi được hỏi về thông tin tàu sân bay USS Carl Vinson hướng đến biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 15-2 nói nước này “phản đối mạnh mẽ” bất kỳ hành động nào làm tổn hại đến chủ quyền, an ninh của Bắc Kinh nhân danh tự do hàng hải và hàng không.
Trong một diễn biến gây lo ngại khác, giới chức Mỹ cho biết một máy bay của hải quân nước này vừa bị một máy bay Quân sự Trung Quốc áp sát “không an toàn” ở gần băi cạn Scarborough thuộc biển Đông hôm 8-2. Theo Reuters, chiếc máy bay cảnh báo sớm KJ-200 của Trung Quốc có lúc chỉ bay cách chiếc máy bay giám sát P-3C Orion của Mỹ khoảng 305 m. Một quan chức quốc pḥng Mỹ nói chiếc P-3C Orion buộc phải thay đổi lộ tŕnh để tránh va chạm xảy ra.
Reuters nhận định những xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề thương mại, lănh thổ dưới thời Tổng thống Donald Trump làm gia tăng nỗi lo t́nh h́nh biển Đông có thể nóng lên thêm. Bắc Kinh hiện đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn biển Đông - nơi có nhiều tài nguyên và là tuyến đường giao thương quan trọng. Trong khi đó, Mỹ nhiều lần chỉ trích Trung Quốc xây đảo nhân tạo, cơ sở quân sự trái phép ở biển Đông cũng như bày tỏ lo ngại chúng có thể được sử dụng để hạn chế tự do hàng hải, hàng không.
Tuy nhiên, trong chuyến thăm Nhật Bản gần đây, Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Mỹ James Mattis cho biết chính quyền ông Trump nhận thấy chưa cần có những động thái quân sự mạnh mẽ ở biển Đông lúc này. Phát biểu này dường như là sự giảm nhẹ so với những ǵ ông Rex Tillerson tuyên bố với các thượng nghị sĩ Mỹ tại phiên điều trần về việc đề cử ông làm ngoại trưởng. Khi đó, ông Tillerson cho rằng Washington cần buộc Bắc Kinh chấm dứt hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép ở biển Đông cũng như ngăn Trung Quốc tiếp cận những nơi này. Một số nhà phân tích nhận định một động thái như thế của Mỹ, nếu có, chắc chắn sẽ dẫn đến một cuộc xung đột với Trung Quốc.
Therealtz © VietBF