Quả là làm tổng thống đă khó làm tổng thống Mỹ càng khó hơn. Ngoài đối ngoại, đối nội, ông Trump c̣n phải đối mặt với những thế lực ngầm đang ngáng chân. Chúng ta hăy xem "cuộc chiến" của ông Trump với những kẻ này ra sao.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngồi bên bàn làm việc trên chuyên cơ Air Force One ở căn cứ không quân Andrews, bang Maryland. Ảnh: AP
Các biểu hiện bất đồng trên diện rộng trước loạt quyết sách mở đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ dễ dàng được nhận thấy trên các đường phố, sân bay khắp nước Mỹ và cả trên những trang mạng Xă hội sau khi ông Donald Trump ban bố sắc lệnh hành pháp cấm công dân từ 7 quốc gia Hồi giáo lớn nhập cảnh Mỹ trong 90 ngày.
Tuy nhiên, vẫn c̣n một tín hiệu phản kháng khác đối với ông Trump ít được chú ư hơn nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây rắc rối lớn cho chính quyền mới: Làn sóng chống đối ngày càng dâng cao từ lực lượng công chức liên bang, những người có trách nhiệm thực hiện các nghị tŕnh của tân tổng thống, theo Washington Post .
Chưa đầy hai tuần sau khi ông Trump nhậm chức, các công chức liên bang đă tham vấn thường xuyên cùng những quan chức vừa rời nhiệm sở, từng làm việc dưới thời tổng thống Barack Obama, về cách thức ngăn cản những quyết sách mới từ tân tổng thống. Một số công chức liên bang được cho là đă thành lập các tài khoản mạng xă hội nặc danh để cố t́nh ṛ rỉ những cuộc thảo luận về các thay đổi mà bộ máy quan chức do ông Trump bổ nhiệm đang t́m cách tiến hành.
Nhiều công chức liên bang thậm chí c̣n công khai chống đối lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump, khiến Nhà Trắng giận dữ. Sau khi hàng trăm nhân viên ngoại giao Mỹ kư tên phản đối sắc lệnh, thư kư báo chí Nhà Trắng Sean Spicer đă đưa ra thông điệp rơ ràng trong cuộc họp báo ngày 30/1 rằng những người bất đồng ở Bộ Ngoại giao "hoặc thực hiện sắc lệnh này hoặc có thể rời nhiệm sở".
Lo ngại bộ máy tê liệt
Tại cuộc họp báo hôm 30/1, thư kư báo chí Nhà Trắng Sean Spicer nói rằng các nhà ngoại giao có thể nghỉ việc nếu họ bất đồng với Tổng thống Trump. Ảnh: New York Times
Tại Bộ Tư pháp Mỹ, một công chức làm việc tại ban phân bổ trợ cấp cho các tổ chức phi lợi nhuận chống nạn bạo hành gia đ́nh và nghiên cứu tội phạm t́nh dục cho biết cơ quan này đang có kế hoạch giăn tiến độ công việc và nộp đơn khiếu nại đến Văn pḥng Tổng thanh tra nếu họ bị yêu cầu ngưng các khoản trợ cấp.
Viên công chức trên nói bằng cách bắn thông tin cho các cơ quan báo chí và nộp đơn khiếu nại nội bộ, "mọi người ở đây sẽ chống lại và đẩy lùi các mệnh lệnh mà họ thấy vô lương tâm".
Làn sóng phản kháng Trump bùng phát quá sớm và mạnh mẽ đến nỗi nhà chức trách phải lo ngại về nguy cơ bộ máy hành chính tê liệt v́ nhiều công chức công khai cự tuyệt thực thi nhiệm vụ.
Khi được hỏi liệu các công chức liên bang có phải đang bày tỏ bất đồng quá gay gắt so với những thay đổi trước đây về đảng cầm quyền tại Nhà Trắng không, Tom Malinow*ski, cựu trợ lư ngoại trưởng Mỹ phụ trách lĩnh vực dân chủ, nhân quyền và lao động, nói mỉa: "Liệu điều này có bất thường không? Không có ǵ bất thường về việc bộ máy điều hành an ninh quốc gia Mỹ đang cảm thấy tổng tư lệnh của họ là mối đe dọa đối với chính an ninh quốc gia. Điều này luôn xảy ra và hoàn toàn b́nh thường. Không có ǵ đáng lo ngại".
Bộ máy công chức, xương sống của chính quyền liên bang, được xây dựng nhằm tránh dính líu tối đa vào nền chính trị đảng phái. Tuy nhiên, nhiều năm qua, những người phe bảo thủ luôn cho rằng bộ máy chính quyền liên bang đang hợp lực chống lại họ, khiến họ khó thực thi chương tŕnh nghị sự đề ra dù họ kiểm soát Nhà Trắng, Quốc hội hay thậm chí cả hai.
Cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich, một cố vấn cho ông Trump và là người từ lâu chỉ trích bộ máy công chức liên bang, đánh giá sự phản kháng đối với chính quyền mới cho thấy những người theo tư tưởng tự do đă củng cố quyền lực vững chắc như thế nào và họ đang cảm thấy bị đe dọa bởi chính quyền mới đến mức nào. Ông dẫn một phân tích từ tờ The Hill cho thấy 95% các khoản đóng góp vận động tranh cử ở 14 cơ quan liên bang đều được chuyển đến bà Hillary Clinton vào mùa thu năm ngoái.
"Trump có thể gạn lọc sạch Bộ Tư pháp v́ ở đó có quá nhiều người thuộc cánh tả. Nhưng ở Bộ Ngoại giao, sự chống đối thậm chí c̣n tồi tệ hơn", Gingrich nói.
Ông cho rằng Tổng thống Mỹ có thể cải cách hệ thống dịch vụ công để dễ dàng sa thải công chức bởi theo ông công chúng sẽ ủng hộ Trump hơn là các công chức liên bang.
Bộ Ngoại giao - trung tâm chống đối
Những biểu hiện chống đối ở các cơ quan liên bang diễn ra với nhiều mức độ khác nhau, từ những phàn nàn cấp thấp và sự phản kháng đầy giận dữ ở trên mạng cho đến các tuyên bố nặc danh khẳng định sẽ bất phục tùng khi các chính sách mới được ban ra.
Bộ Ngoại giao Mỹ nổi lên như là trung tâm chống đối sắc lệnh cấm nhập cảnh. Nguyên nhân một phần bởi Bộ Ngoại giao có kênh bày tỏ ư kiến bất đồng chính thức, nơi các nhân viên có thể nêu các ư kiến chống đối mà không sợ bị trả đũa. Hàng trăm nhân viên ngoại giao Mỹ cũng đă kư vào bức điện tín bày tỏ phản đối sắc lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump.
Các ngoại trưởng Mỹ rất xem trọng những ư kiến phản hồi từ kênh này đến nỗi họ đă sửa đổi nhiều chính sách để làm lắng dịu các khiếu nại. Năm 2002, ngoại trưởng Mỹ Colin Powell thậm chí c̣n chủ tŕ buổi lễ trao một giải thưởng tôn vinh ư kiến bất đồng mang tính xây dựng cho một nhân viên ngoại giao chống lại một thứ trưởng ngoại giao Mỹ.
Công chức ở một số ban ngành cho hay họ không thấy biểu hiện chống đối nào đối với các quyết sách chính quyền mới áp dụng. Tuy nhiên, mức độ lo ngại đặc biệt cao ở một số đơn vị, chẳng hạn như Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA).
Người đứng đầu công đoàn EPA hôm 31/1 tiếp nhận email từ một lănh đạo công đoàn địa phương, trong đó, đề nghị chỉ dẫn về việc khuyên nhủ các nhân viên làm ǵ "nếu họ nhận được một mệnh lệnh trái Pháp luật từ cơ quan quản lư".
Theo John O'Grady, công chức làm việc ở EPA và là lănh đạo một hội đồng quốc gia các công đoàn của EPA, việc Trump sa thải quyền Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates hôm 30/1 sau khi bà từ chối thực hiện sắc lệnh về nhập cư "đă truyền đi hiệu ứng răn đe khắp EPA".
"Tôi lo ngại vào thời điểm này, nhiều công chức liên bang lo giữ ghế và chỉ muốn yên ổn", ông nói.
Làn sóng phản kháng trên Twitter
Theo Washington Post , v́ thiếu các kênh khiếu nại chính thức, những công chức Mỹ giờ đây đang t́m các cách mới để bày tỏ thái độ chống đối. Tại Bộ Tư pháp, một số nhân viên đă hỏi lănh đạo rằng liệu họ có được phép biểu t́nh chống tân tổng thống bằng cách xuống đường hoặc liên hệ với một nghị sĩ hay không. Câu trả lời là "được phép" với điều kiện họ làm những điều đó ngoài thời gian làm việc tại nhiệm sở và với tư cách cá nhân.
Những ngày qua, nhiều công chức thuộc các ban ngành khác nhau đă mở hàng loạt tài khoản trên mạng xă hội để bày tỏ quan điểm chống đối.
Một nhà nghiên cứu miễn dịch từng làm việc cho Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đă lập tài khoản @viralCDC để chống đối Trump trên Twitter. Nhân viên CDC có thể truy cập vào tài khoản này để đăng thông tin về vắc-xin cũng như sức khỏe cộng đồng mà họ tin chính quyền Trump có thể t́m cách che giấu.
Tương tự, một tài khoản Twitter phản đối các chính sách của Trump cũng xuất hiện ở Bộ Quốc pḥng. Tài khoản trên, do một quân nhân lập ra, mang tên @
rogue_DoD, đă đăng những ḍng tweet về các tài liệu thuộc Bộ Quốc pḥng cảnh báo hậu quả của biến đối khí hậu hay một bài b́nh luận cáo buộc ông Trump tham vấn không đầy đủ với Bộ trưởng Quốc pḥng James Mattis.
Các công chức ở ít nhất 5 bộ cho biết họ đang giữ liên lạc chặt chẽ với những quan chức chính quyền Obama để xin tư vấn về cách xử lư sáng kiến của Trump mà họ xem là trái pháp luật hoặc không thích hợp.
Cựu bộ trưởng lao động Thomas Perez tiết lộ ông chưa liên lạc với các nhân viên cũ nhưng đang huy động sự phản kháng từ công chúng.
"Chúng tôi ư thức rơ ràng về trách nhiệm đạo đức của ḿnh. Chúng tôi cũng biết rằng ta đang ở trong một cuộc khủng hoảng sống c̣n", Perez, người đang tranh cử ghế chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC), nói.
Therealtz © VietBF