Dưới thời Tổng thống Doanald Trump, mọi sự đều có thể xảy ra. Tập Cận B́nh là kẻ luôn chín chắn, hắn điều ngay tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc tới Biển Đông. Đây chính là trung tâm đối đầu giữa Bắc Kinh và Washington.
Nhật báo “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” (SCMP) dẫn lời mạng xă hội Xiake Dao (có quan hệ gần gũi với “Nhân dân nhật báo”), nói rằng lư do Bắc Kinh triển khai tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc ở Biển Đông là nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu để đối phó với "mọi t́nh huống phức tạp".
Tàu sân bay Trung Quốc. Ảnh: AP
Bài viết của SCMP "dựa trên các thông tin hiện có" và căn cứ tương lai chính xác của tàu sân bay Sơn Đông vẫn chưa được tiết lộ. Một cái tên khác cho tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc cũng đang được xem xét, nhưng Sơn Đông là cái tên ban đầu trừ khi nó bị Bộ Tổng tham mưu hỗ hợp của Quân ủy Trung ương thay đổi.
Tàu sân bay thứ hai này sẽ gia nhập đội ngũ với tàu sân bay Liêu Ninh có trụ sở ở Thanh Đảo, miền bắc Trung Quốc. Phần vỏ tàu sân bay Liêu Ninh được Trung Quốc mua lại của Ukraine trong năm 1998.
Các đối thủ của Trung Quốc ở Biển Đông đang ngày càng cảnh giác với hành động thâu tóm lănh thổ của Bắc Kinh trong khu vực. Phía Mỹ đă cực lực phản đối các hành động “bắt nạt” các nước láng giềng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tân Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson thậm chí c̣n dọa rằng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả, nếu Bắc Kinh không lập tức ngừng xây dựng trái phép ở Biển Đông. Ông Tillerson đă tiến xa hơn nữa như việc cấm Trung Quốc sử dụng các “đảo nhân tạo” mà Bắc Kinh đă bồi đắp trái phép ở Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, nhưng không nói rơ những ǵ mà Mỹ có thể sẽ thực hiện để trả đũa.
Theo giới quan sát, tàu sân bay mới Sơn Đông cũng là một tín hiệu gửi cho Đài Loan – vùng lănh thổ mà Bắc Kinh coi là “một phần không tách rời” của Trung Quốc – sau khi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đặt câu hỏi nghi vấn về chính sách "Một Trung Quốc".