Tư tưởng cốt lơi về hợp tác quốc tế và trợ giúp dành cho người tị nạn chính là thứ chính sách cấm di dân của tổng thống Trump đi ngược. Thủ tướng Đức trong cuộc điện đàm mới đây với ông Trump đă nhấn mạnh điều đó. Bên cạnh đó, thủ tướng Đức cũng giải thích cho tổng thống Mỹ về nghĩa vụ của Mỹ theo công ước Geneva về người tị nạn.
Cũng trong cuộc điện đàm này, bà Merkel tỏ ư tiếc về quyết định của ông Trump, cấm công dân một số nước nhập cảnh vào Mỹ.
"Bà [Merkel] tin rằng cuộc chiến không khoan nhượng và cần thiết để chống lại chủ nghĩa khủng bố không thể biện minh cho sự ngờ vực nhằm vào người dân thuộc một số nguồn gốc hoặc tôn giáo."
"Công ước về người tị nạn đ̣i hỏi cộng đồng quốc tế phải tiếp nhận người tị nạn chiến tranh trên nền tảng nhân đạo. Đây là vấn đề mà tất cả các bên tham gia công ước đều phải tuân thủ. Chính phủ Đức đă giải thích chính sách này trong cuộc điện đàm ngày hôm qua", báo Anh The Guardian dẫn lời ông Steffen Seibert, phát ngôn viên của bà Merkel cho biết.
Một bản tóm tắt nội dung cuộc điện đàm được công bố cho báo chí trước đó không đề cập đến lệnh cấm nhập cư, mà nhắc đến vấn đề Nato và kế hoạch phát triển "sâu rộng quan hệ vốn đă rất tốt đẹp giữa hai nước".
Hôm 15/1, ông Trump từng phát biểu rằng bà Merkel đă mắc phải "một sai lầm thảm họa" với chính sách nhập cư khi để làn sóng hàng triệu người tràn vào nước Đức.
Phản ứng từ các đồng minh của Mỹ ở châu Âu
Bà Theresa May, Thủ tướng Anh, người vừa có cuộc gặp với ông Trump cho biết bà "không đồng t́nh" với sắc lệnh của Tổng thống Mỹ về người tị nạn, nhưng cũng khẳng định rằng nhập cư "là vấn đề của nước Mỹ".
Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho rằng quyết định này là "sai lầm và gây chia rẽ".
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Marc Ayrault viết trên Twitter "Chủ nghĩa khủng bố th́ không có quốc tịch, phân biệt đối xử không phải là câu trả lời".
Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, một nước mà người Hồi giáo chiếm đa số nhưng không nằm trong danh sách cấm của Trump tuyên bố "Chúng tôi vui mừng chào đón các tài năng toàn cầu không được phép vào Mỹ".