Một điều đáng mừng cho những người biểu t́nh là ṭa án Mỹ đă can thiệp vào sắc lệnh của Tổng Thống. Theo đó, những người thuộc danh sách trục xuất sẽ tạm thời không bị trục xuất nữa. Ḍng người biểu t́nh đă hoan nghênh quyết định đó của ṭa án.
Một chánh án liên bang Mỹ hôm Thứ Bảy ra phán quyết tạm thời, theo đó, cấm chính phủ trục xuất những người từ các quốc gia trong danh sách cấm đến Mỹ của Tổng Thống Donald Trump, theo tin hăng thông tấn AP.
Phán quyết cho rằng những người bị bắt giữ ở phi trường có lư lẽ vững chắc là quyền lợi pháp lư khi quyền lợi họ bị vi phạm.
Bộ Nội An Mỹ vào sáng sớm ngày Chủ Nhật đưa ra bản thông cáo nói rằng phán quyết trên không ảnh hưởng đến tất cả lệnh cấm do Toà Bạch Ốc đưa ra và chỉ liên hệ tới một số nhỏ người ra ngoại quốc và nay gặp khó khăn v́ các biện pháp an ninh khi họ quay trở lại Mỹ.
Phán quyết khẩn cấp do Chánh Án Ann Donnelly ở New York đưa ra tối Thứ Bảy sau khi các luật sư thuộc tổ chức bảo vệ dân quyền American Civil Liberties Union (ACLU), thay mặt cho những người thuộc bảy quốc gia có đa số dân theo Hồi Giáo bị bắt giữ ở các phi trường Mỹ sau khi lệnh cấm có hiệu lực, đưa đơn kiện.
Lệnh của Chánh Án Donnelly chỉ nhắm vào một phần của sắc lệnh do ông Trump kư ban hành.
Phán quyết này, khi loan báo, được sự hoan nghênh nhiệt liệt của các đám đông biểu t́nh tại các phi trường cũng như bên ngoài toà án ở Brooklyn.
Phán quyết này cấm các nhân viên biên pḥng Mỹ bắt giữ bất cứ ai đến Mỹ với visa hợp lệ từ Iraq, Syria, Iran, Sudan, Libya, Somalia và Yemen. Lệnh này cũng được áp dụng với bất cứ ai có đơn xin tị nạn được chấp thuận.
Hiện chưa rơ là phán quyết có ảnh hưởng ngay lập tức như thế nào với những người đang bị giữ hay có cho phép những người khác tiếp tục chuyến bay của họ hay không.
“Trên thực tế, chúng tôi cũng không biết rơ là những người này có được phép lên máy bay từ nơi xuất phát hay không,” theo Luật Sư Lee Gelernt của ACLU. “Lệnh này sẽ bảo vệ những người được phép đến đây và vào đất Mỹ.”
Một bản thông cáo của Bộ Nội An Mỹ nói rằng “Sắc lệnh của Tổng Thống Trump tiếp tục có hiệu lực – nghĩa là những người bị cấm đến Mỹ sẽ tiếp tục bị cấm, và chính phủ Mỹ có quyền huỷ visa bất cứ lúc nào v́ lư do an ninh quốc gia hay an toàn công cộng.”
Ông Stephen Miller, một cố vấn cao cấp Toà Bạch Ốc, nói rằng: “Không có ǵ trong phán quyết ở Brooklyn ngăn cản việc thi hành sắc lệnh của tổng thống, vốn hoàn toàn có hiệu lực.”
Theo lệnh của Tổng Thống Trump, có vẻ rằng một số người gốc ngoại quốc cư trú ở Mỹ và nay đang di chuyển bên ngoài nước Mỹ có thể bị kẹt không được về trong ít nhất 90 ngày, dù rằng họ có thẻ xanh hay các loại chiếu khán khác.
Tuy nhiên, một giới chức thuộc Bộ Nội An vào khuya ngày Thứ Bảy nói rằng đến nay chưa có người mang thẻ xanh thuộc bảy quốc gia nêu trên bị cấm vào Mỹ.
Một số người ngoại quốc, được phép lên phi cơ trước khi lệnh cấm được kư ban hành hôm Thứ Sáu, bị giữ tại các phi trường Mỹ, được thông báo rằng họ không c̣n được cho vào Mỹ.
Viên chức Bộ Nội An khi tiếp xúc với báo chí cho hay có 109 người trong giai đoạn trung chuyển trên phi cơ bị cấm vào Mỹ và 173 người không được lên phi cơ ở các phi trường ngoại quốc.
Trong khi đó, một tổ chức cộng đồng Hồi Giáo ở Mỹ nói rằng họ sẽ đâm đơn kiện sắc lệnh của Tổng Thống Donald Trump.
Kiểm soát chặt chẽ du khách vào Mỹ?
Trong lúc có những lộn xộn xảy ra liên quan đến sắc lệnh của tổng thống về di dân và người tị nạn, nhiều nguồn tin cho CNN biết ông Miller có nói chuyện với các giới chức Bộ Ngoại Giao, Cơ Quan Bảo Vệ Biên Giới, Bộ Nội An, và những người khác, rằng Tổng Thống Donald Trump quyết tâm sử dụng sắc lệnh và công chúng mạnh mẽ ủng hộ ông, và nói với các cơ quan này rằng đừng để bị sao lăng vị những phát biểu cuồng loạn trên truyền h́nh.
Ông Miller cũng cho biết hôm Thứ Bảy rằng chính quyền Trump đang thảo luận việc có thể yêu cầu du khách ngoại quốc đến Mỹ công khai cho biết họ sử dụng trang mạng và trang mạng xă hội nào, cũng như chia sẻ các liên lạc của họ trên điện thoại di động.
Nếu du khách từ chối chia sẻ những thông tin này, họ có thể không được cho nhập cảnh.
Tuy nhiên, các đề nghị này mới chỉ là thảo luận ban đầu, theo CNN.
Chính những thông điệp của cô Tashfeen Malik, một trong hai hung thủ trong vụ tấn công khủng bố tại San Bernardino, California, hồi Tháng Mười Hai, 2015, qua một tên giả, trên các trang mạng xă hội, kêu gọi mở một cuộc thánh chiến, là một phần của cuộc thảo luận này.
Hiện chưa biết chính sách này có thành h́nh và được đưa ra hay không.
Cũng theo CNN, ông Miller khen ngợi Bộ Ngoại Giao hôm Thứ Bảy, nhưng lại nói rằng chính quyền phải làm tốt hơn nữa để bảo đảm nhửng ai đến Hoa Kỳ phải chấp nhận giá trị của quốc gia này.
“Tự bắn vào chân?”
Phản ứng với sắc lệnh của tổng thống, hôm Chủ Nhật, hai thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, John McCain (Cộng Ḥa-Arizona) và Lindsey Graham (Cộng Ḥa-South Carolina), nói rằng họ lo ngại hành động này “sẽ trở thành một vết thương tự bắn vào chân ḿnh trong cuộc chiến chống khủng bố.”
“Đồng minh quan trọng nhất của chúng ta trong cuộc chiến chống ISIS là đa số người Hồi Giáo, những người phản bác ư tưởng tôn giáo quá khích mang tính thù hận,” hai vị dân cử này viết trong một bản thông cáo chung. “Sắc lệnh này đưa ra một thông điệp – cho dù có chủ đích hay không – rằng nước Mỹ không muốn người Hồi Giáo nhập cư. Đó là lư do tại sao chúng tôi lo ngại sắc lệnh của tổng thống thực ra có thể giúp cho khủng bổ dễ dàng tuyển mộ người hơn là gia tăng bảo vệ an ninh của chúng ta.”
Cũng hôm Chủ Nhật, trả lời phỏng vấn chương tŕnh “Face the Nation” của đài CBS, ông McCain, hiện là chủ tịch Ủy Ban Quốc Pḥng Thượng Viện, nói rằng sắc lệnh của tổng thống là “không rơ ràng” và tạo ra một số nghi vấn.
“Đây là một tiến tŕnh không rơ ràng,” ông McCain nói, và nói thêm rằng sắc lệnh này “sẽ có thể, ở một mức độ nào đó, giúp phương tiện tuyên truyền cho ISIS,” và cũng thắc mắc tại sao sắc lệnh nhắm vào bảy quốc gia, trong đó có Iraq, nơi mà quân đội Mỹ đang chiến đấu cùng binh sĩ Iraq, để tiêu diệt ISIS.
Ông McCain cũng nói rằng ông “lo lắng” về chuyện Tổng Thống Donald Trump vừa đưa thêm ông Steve Bannon vào Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, và gọi đây là một hành động “quá khích đối với an ninh quốc gia trong lịch sử Hoa Kỳ.”
Ông Bannon hiện là chiến lược gia chính và từng là chủ tịch ủy ban vận động cho ông Trump trong cuộc bầu cử vừa qua. Ông cũng từng là tổng giám đốc Breitbart News, một trang báo mạng bị coi là rất bảo thủ và mang tính kỳ thị chủng tộc.