Những quyết sách mới của ông Trump đang khiến trật tự trong nền kinh tế thế giới bị đảo lộn hoàn toàn. Vừa gây rúng động với việc rút Mỹ ra khỏi hiệp định kinh tế xuyên Thái B́nh Dương TPP, giờ ông Trump lại tiếp tục khiến lằn ranh đỏ NAFTA phải oằn ḿnh chống chọi với những sức ép do ông tạo ra.
Mexico vào ngày 24/1 đă đặt ra lằn ranh đỏ về NAFTA trước cuộc đàm phán với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, cảnh báo rằng họ có thể bỏ các cuộc đàm phán và hiệp ước thương mại lớn này nếu các cuộc thảo luận dẫn đến vấn đề bức tường biên giới.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, ông Trump tuyên bố sẽ yêu cầu Mexico trả tiền cho một bức tường biên giới lớn và đe dọa sẽ khai thác 25 tỷ USD kiều hối mà người nhập cư Mexico gửi về nhà trong năm ngoái cho bức tường này.
"Có những lằn ranh đỏ rất rơ ràng rằng phải được đặt ra từ đầu", Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo nói với trang Televisa khi ông chuẩn bị gặp mặt với các quan chức Mỹ tại Washington ngày 25-26/1.
Bộ trưởng kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo. (Nguồn: AFP)
Khi được hỏi liệu phái đoàn Mexico sẽ bước ra khỏi bàn đàm phán nếu câu hỏi về bức tường và kiều hối được đặt ra, ông Guajardo nói: "Chắc chắn rồi."
Những thông điệp này từ Mexico đang vấp phải sự kiểm nghiệm mạnh mẽ khi một số quan chức thân cận với vấn đề cho biết Tổng thống Trump đang lên kế hoạch kư các sắc lệnh trong ngày 25/1 về việc cho phép xây dựng các bức tường biên giới, The Washington Post cho biết.
Ông Guajardo và Ngoại trưởng Mexico Luis Videgaray sẽ có các cuộc đàm phán trực tiếp với chính quyền mới của Mỹ về một cuộc họp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Enrique Pena Nieto vào ngày 31/1.
Mexico cứng rắn
Ông Pena Nieto trước đó cũng tuyên bố rằng sẽ "không có sự đối đầu và khuất phục" trong các cuộc đàm phán, trong đó sẽ bao gồm thương mại, xuất nhập cảnh và các vấn đề khác.
Ông Videgeray cũng nói rằng trong khi Hoa Kỳ muốn có "lợi ích lớn" khi nói về thương mại, c̣n Mexico muốn "nói chuyện về mọi vấn đề."
Ông Pena Nieto đă kêu gọi chính quyền Trump làm nhiều hơn để ngăn chặn ḍng chảy vũ khí trái phép từ Hoa Kỳ vào Mexico – điều các quan chức Mexico cho rằng đă dẫn đến một cuộc chiến ma túy nghiêm trọng tại nước này.
Ông Trump "đang gây áp lực theo một cách gần như tống tiền ... để có được càng nhiều nhượng bộ càng tốt," Luis de la Calle, một nhà kinh tế Mexico và là một trong những nhà đàm phán NAFTA thời kỳ đầu nói với AFP. "Tuy nhiên, các quốc gia cần phải thông minh hơn nhiều."
Mối đe dọa NAFTA
Bên cạnh vấn đề bức tường biên giới, ông Trump đă cho biết muốn đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Mexico và Canada, cảnh báo tuần trước rằng ông sẽ từ bỏ hiệp ước này trừ khi Mỹ đạt được "một thỏa thuận công bằng."
Chính phủ Mexico đă phản hồi rằng họ sẵn sàng "hiện đại hóa" hiệp ước, có hiệu lực từ năm 1994 và chiếm 531 tỷ USD trong thương mại song phương hàng năm giữa Mexico và Hoa Kỳ.
Khoảng 80% xuất khẩu của Mexico sang Hoa Kỳ, một dấu hiệu rơ ràng cho thấy sự xuất siêu của nước này vào thị trường Mỹ trong nền kinh tế. Tuy nhiên, ông Guajardo cảnh báo ngày 24/1 rằng Mexico đă sẵn sàng rời khỏi thỏa thuận 23 năm này.
"Nếu chúng ta đang tiến tới một điều ǵ đó ít hơn những điều chúng ta có bây giờ, sẽ không c̣n ư nghĩa để ở lại," Guajardo nói.
Không thể đánh mất nước láng giềng quan trọng
Trong khi phải đối mặt với các cuộc đàm phán khó khăn với Hoa Kỳ, chính phủ Mexico cũng đang hướng tới các hiệp ước thương mại mới với các quốc gia khác.
Sau khi Tổng thống Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp ước Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP) vào hôm thứ Hai, ông Pena Nieto cho biết chính phủ của ông sẽ ngay lập tức t́m cách đàm phán các hiệp định song phương với các thành viên TPP khác để "đa dạng hóa" quan hệ thương mại của đất nước ḿnh.
Ông Guajardo lưu ư rằng Mexico đă có quan hệ tốt với Trung Quốc và rằng Bắc Kinh là một "mối lo ngại lớn" đối với chính quyền Trump.
Ông Pena Nieto cũng hướng về phía bắc để t́m kiếm sự giúp đỡ khi vào ngày chủ nhật đă điện đàm với Thủ tướng Canada Justin Trudeau để thảo luận về các biện pháp thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực Bắc Mỹ.
Một bản thông báo kết quả ngắn được đưa ra sau đó đă đề cập rằng hai bên "đă nói chuyện về tầm quan trọng của mối quan hệ song phương Canada - Mexico cũng như quan hệ đối tác ba bên Bắc Mỹ."
Tuy nhiên, Valeria Moy, một chuyên gia tại nhóm Mexico Como Vamos cho biết nền kinh tế lớn thứ hai của Mỹ Latinh không thể bỏ qua tầm quan trọng của Hoa Kỳ trong khi hướng tới các giao dịch ở những nơi khác.
"Nếu bạn có thị trường lớn nhất thế giới đang ở ngay bên cạnh, đó là thị trường bạn cần phải quan tâm" Moy nói. "Những ǵ chúng ta có thể đa dạng là nơi chúng ta mua hàng hóa."