Con người trên trái đất vẫn đang đua nhau để có những loại vũ khí hủy diệt lần nhau. Nhưng những mối đe dọa đến từ ngoài không gian chúng ta vẫn chưa có. NASA đă đưa ra lời cảnh bảo về sự tấn công của các thiên thạch và kệu gọi chế tạo vũ khí.
Theo Daily Mail, hy vọng khả dĩ nhất của nhân loại là chế tạo loại tên lửa đánh chặn thiên thạch và cất giữ kho tên lửa này để sử dụng ở thời điểm thích hợp.
Tiến sĩ Joseph Nuth, chuyên gia tại Trung tâm hàng không vũ trụ Maryland của NASA nói trong cuộc hội thảo gần đây: "Vấn đề lớn nhất là chúng ta chẳng thể làm ǵ nhiều vào lúc này, sự kiện diệt chủng của khủng long diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên từ 50 - 60 triệu năm trước. Vậy nên có thể nói, thời điểm chuyện đó xảy ra với chúng ta cũng ngẫu nhiên".
Trong quá khứ, vài ngôi sao chổi đă từng tiếp cận rất gần Trái đất. Năm 1996, một ngôi sao chổi gần như đă va chạm với Trái đất, nhưng may mắn là nó tiếp cận sao Mộc. Năm 2014, cũng có một ngôi sao chổi lướt qua Trái đất ở khoảng cách cực gần.
Khi các chuyên gia phát hiện sao chổi th́ đó cũng là thời điểm “quá muộn” để phóng tên lửa đánh chặn hay làm chệch quỹ đạo. "Nếu nh́n vào lịch tŕnh phóng tên lửa vũ trụ, bạn sẽ thấy để xây dựng và phóng được một quả tên lửa đáng tin cậy cần đến 5 năm. Trong khi chúng ta chỉ có tối đa 22 tháng báo trước về mối nguy hiểm tiềm tàng".
Tiến sĩ Nuth đề nghị phát triển công nghệ tên lửa đánh chặn thiên thạch song song với các dự án thám hiểm vũ trụ. Ông Nuth tin rằng, con người có thể rút ngắn khoảng thời gian 5 năm và thậm chí đủ khả năng phóng tên lửa trong ṿng một năm sau khi chế tạo.
Đây không phải lần đầu tiên lời cảnh báo về mối đe dọa thiên thạch hay sao chổi được đưa ra. Trong tháng 9.2016, chuyên gia hàng không vũ trụ John Holdren cũng đưa ra lời cảnh báo tương tự. "Chúng ta chưa sẵn sàng. Thiên thạch sẽ gây ra thiệt hại tiềm tàng cho Trái đất”.
Ông Holdren đưa ra hai ví dụ thiên thạch rơi xuống Trái đất, khiến nhân loại bất ngờ năm 2013 ở Chelyabinsk (Nga) và quả cầu lửa Tunguska năm 1908.