Sau khi Tổng thống Duterte kư sắc lệnh cầm đánh bắt cá bên trong băi cạn Scarborough, hôm nay 23/11, ngư dân Philippines đă dám lên tiếng phản đối. Họ cho rằng lệnh này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế sinh nhai của họ. Mặt khác việc kư sắc lệnh này c̣n ẩn ư ông Duterte sợ Tập Cận B́nh.
Các ngư dân Philippines cho rằng lệnh cấm đánh bắt bên trong băi cạn Scarborough gây ảnh hưởng kế sinh nhai của họAFP
Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines, Hermogenes Esperon hôm 21.11 cho biết Tổng thống Duterte sẽ kư một sắc lệnh tuyên bố băi cạn Scarborough là khu bảo tồn sinh vật biển, cấm đánh bắt bên trong băi cạn này, một động thái được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh ủng hộ. Nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22.11 từ chối b́nh luận liệu ông Tập có thật sự ủng hộ kế hoạch này hay không.
Lên tiếng chỉ trích lệnh cấm, ông Fernando Hicap, chủ tịch tổ chức hỗ trợ các ngư dân Pamalakaya của Philippines nói: “Lần này chính luật pháp và chính phủ của chúng ta cấm ngư dân của chúng ta, chứ không phải Trung Quốc”.
Vào năm 2012, Trung Quốc chiếm băi cạn Scarborough, nằm cách đảo Luzon của Philippines 230 km, sau một vụ đối đầu với Hải quân Philippines; và kể từ đó cấm ngư dân Philippines đến băi cạn đánh bắt. Tàu chấp pháp Trung Quốc thường xuyên dùng ṿi rồng, chĩa súng xua đuổi ngư dân Philippines tiếp cận ngư trường ở băi cạn này.
Trung Quốc gỡ bỏ lệnh cấm hồi tháng 10 sau khi Tổng thống Duterte có chuyến thăm Trung Quốc nhằm hàn gắn quan hệ hai nước, và ngư dân Philippines có thể quay trở lại đánh bắt ở Scarborough.
Trợ lư truyền thông của Tổng thống Duterte, bà Ana Marie Banaag ngày 23.11 cho biết văn pḥng Tổng thống Philippines sẽ sớm công bố sắc lệnh về “vùng không đánh bắt” mới áp dụng đối với ngư dân Philippines và Trung Quốc.
“Đây là vấn đề có liên quan đến đàm phán thân thiện, v́ thế chúng tôi không muốn gây bất ḥa với các bên có liên quan”, bà Banaag nói.
Tuy nhiên, các ngư dân Philippines phản đối kế hoạch của ông Duterte, cho rằng nó sẽ gây ảnh hưởng đến việc đánh bắt và cuộc sống của họ.
“Chúng tôi phản đối lệnh cấm bởi v́ bên trong Scarborough có nhiều cá hơn”, ông Charlito Maniago, một ngư dân ở làng chài Infanta ở đảo Luzon, nói.
Băi cạn Scarborough, ảnh chụp từ vệ tinh Reuters
Theo kế hoạch của ông Duterte, các ngư dân Trung Quốc và Philippines có thể đánh bắt xung quanh băi cạn Scarborough, nhưng bị cấm đánh bắt bên trong băi cạn này, nhằm giúp tái tạo nguồn thủy sản tại đây.
Ngày 12.7.2016, Toà trọng tài thường trực (PCA, tại The Hague, Hà Lan) ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan vấn đề Biển Đông, theo đó Bắc Kinh không có “quyền lịch sử” ở Biển Đông, không có cơ sở pháp lư cho cái gọi là "đường chín đoạn".
Theo phán quyết của PCA, không quốc gia nào có chủ quyền tại băi cạn Scarborough, nhưng tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền tại đây đều có quyền đánh bắt cá.
Phán quyết của PCA c̣n khẳng định "Trung Quốc đă ngăn cản một cách bất hợp pháp việc ngư dân Philippines theo đuổi sinh kế bằng việc can thiệp vào các hoạt động đánh bắt cá truyền thống tại băi Scarborough", và "Trung Quốc đă vi phạm các nghĩa vụ theo Công ước UNCLOS qua việc sử dụng các tàu chấp pháp một cách nguy hiểm, gây ra nguy cơ nghiêm trọng về va chạm với các tàu Philippines hoạt động xung quanh băi Scarborough".
Theo Reuters, chính quyền Trung Quốc dù giận dữ bác bỏ phán quyết của PCA nhưng đă hạ giọng kể từ chuyến thăm của ông Duterte đến Trung Quốc hồi tháng 10.2016. Sau chuyến thăm của ông Duterte, các ngư dân Philippines đă có thể tiếp cận băi cạn Scarborough mà không bị tàu Trung Quốc quấy rối.
Therealtz © VietBF