Tư tưởng bành trướng của Bắc Kinh tồn tại từ hàng ngàn năm nay và các thế hệ lănh đạo của nước này luôn theo đuổi. Trung Quốc đang từng bước thực hiện tham vọng xây dựng con đường tơ lụa trên biển. Chúng ta hăy xem các chuyên gia vạch mặt qua các sự kiện.
Đường màu xanh là Con đường tơ lụa trên biển Trung Quốc mong muốn xây dựng.
Ngày 13.10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh ghé thăm Campuchia và tuyên bố xóa nợ 90 triệu USD cho đất nước Chùa Tháp. Trong 20 năm qua, Trung Quốc đă viện trợ cho Campuchia hơn 15 tỉ USD xây dựng cơ sở hạ tầng.
Sau Phnom Penh, ông Tập lên đường thăm Bangladesh trong chuyến công du được giới quan sát Bắc Kinh đánh giá là “mang tính lịch sử”. Tại đây, hai bên nâng tầm mối quan hệ lên đối tác chiến lược.
Ông Tập và Thủ tướng Bangladesh gặp nhau lần đầu trong 30 năm.
Dhaka (thủ đô của Bangladesh) nhận được khoản tín dụng hơn 24 tỉ USD và một dự án đường sắt cao tốc do Trung Quốc làm chủ thầu. Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina không quên gọi Trung Quốc là “đối tác đáng tin cậy”.
Chuyến thăm 5 ngày của ông Tập Cận B́nh được đánh giá là bước đi đầy toan tính của chính quyền Bắc Kinh trong việc xây dựng Con đường tơ lụa trên biển (MSR).
Ông Tập từng đưa ra sáng kiến này năm 2013 ở Kazakhstan và nhấn mạnh cảng biển tại các quốc gia trong tuyến sẽ là mấu chốt. Lộ tŕnh của Con đường tơ lụa trên biển bắt đầu từ Trung Quốc, sang eo Malacca, qua Indonesia, xuyên Ấn Độ Dương tới Kenya, kéo dọc châu Phi, sang Biển Đỏ, vào vịnh Aden rồi tới Đại Tây Dương. Trung Quốc thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) để phát triển cơ sở hạ tầng trên ḍng chảy thương mại này.
Dự án cảng nước sâu ở Sonadia, Bangladesh là “miếng mồi ngon” mà Trung Quốc đang muốn thâu tóm. Đây cũng là một trong những trạm dừng quan trọng trên Con đường tơ lụa trên biển.
Tại Châu Phi, Trung Quốc cũng liên tục mở rộng tầm ảnh hưởng. Mới đây, Trung Quốc xây dựng một tuyến đường sắt kéo dài 750km nối Ethiopia (nền kinh tế năng động nhất châu Phi) và Djibouti. Tuyến đường này sẽ giúp vận chuyển hàng hóa từ Ethiopia sang Djibouti, nơi tiếp giáp Biển Đỏ và Đại Tây Dương nhộn nhịp.
Djibouti chào mừng tàu Trung Quốc tới cảng.
Djibouti là địa điểm đầu tiên Trung Quốc chọn đặt căn cứ hải quân. Việc thuê lại hệ thống cảng biển ở Djibouti giúp tăng cường năng lực quốc pḥng cho Trung Quốc, đồng thời bảo vệ Con đường tơ lụa trên biển trong tương lai.
Ngoài ra, các cảng nước sâu khác ở Mombasa, Lamu, Mogadishu đều có sự hiện diện của doanh nghiệp Trung Quốc. Mới đây, Trung Quốc chi 600 triệu USD mua quyền điều hành cảng biển Piraeus lớn nhất Hy Lạp, cửa ngơ thông tuyến châu Âu.
Nếu kết nối cảng biển Gwadar Trung Quốc đang đầu tư ở Pakistan với hệ thống cảng ở Con đường tơ lụa trên biển, Trung Quốc sẽ có sức mạnh không chỉ ở Biển Đông mà toàn khu vực Đông Á, Nam Á.
Ấn Độ và Trung Quốc từ lâu đă là hai quốc gia thường xuyên xảy ra xung đột. Hành động làm thân với Bangladesh của Bắc Kinh chắc chắn khiến chính quyền New Delhi phật ḷng. Trong chuyến thăm mới đây tới Dhaka, Thủ tướng Ấn Độ Modi cũng cam kết 2 tỉ USD trợ cấp cho Bangladesh.
Trung Quốc đang muốn tạo thế gọng ḱm từ hai phía ép chặt Ấn Độ và kiềm tỏa năng lực quốc pḥng của quốc gia đông dân thứ hai thế giới. Hệ thống cảng biển chạy từ Trung Quốc tới Đại Tây Dương là tham vọng giúp Bắc Kinh kiểm soát khu vực rộng lớn bên ngoài chuỗi đảo phía Tây Thái B́nh Dương.
Dù rất tham vọng nhưng chắc chắn để đạt được Con đường tơ lụa trên biển hoàn chỉnh, Trung Quốc sẽ vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ và những hành động quyết liệt từ phía Mỹ, Nhật Bản hay Ấn Độ.
VietBF © sưu tập