Đáng Cộng Sản TQ và những bí mật đáng khinh bỉ… Những cái giá phải trả để được lọt vào danh sách quyền lực trong Đảng Cộng Sản TQ. Đúng là đáng sợ thật! Đằng sau bức tranh liêm khiết là những bí mật động trời trong giới chính trị TQ.
Sau khi vụ tham nhũng phiếu bầu quy mô lớn tại Liêu Ninh bị phanh phui, nhiều người tại Trung Quốc lo ngại rằng các vụ bê bối cỡ hàng triệu Nhân dân tệ có thể c̣n xảy ra ở nhiều nơi khác nữa.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn nguồn tin cho hay, các chủ doanh nghiệp sẵn sàng chi từ hàng trăm cho tới hàng triệu Nhân dân tệ để chạy chỗ tại Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Liêu Ninh - tâm điểm của vụ bê bối gian lận phiếu bầu lớn chưa từng có tại Trung Quốc kể từ năm 1949 tới nay.
Bầu cử Đại biểu Quốc hội ở Trung Quốc không do các cử tri trực tiếp bỏ phiếu bầu các ứng cử viên, mà do các đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh bầu. Các ứng cử viên do các chính đảng, đoàn thể nhân dân giới thiệu.
Hai phương thức ‘chạy lá phiếu’ phổ biến nhất trong các cuộc bầu cử tại HĐND là trao tiền mặt tận tay cho người bỏ phiếu, hoặc chi hàng chục triệu Nhân dân tệ cho các tay ‘c̣ chính trị’ đầy quyền lực.
Các nguồn tin cho hay, nạn tham nhũng tràn lan tới mức các đại biểu khó ḷng từ chối các khoản hối lộ.
Vụ bê bối làm dấy lên lo ngại rằng những hoạt động tương tự đang xảy ra ở nhiều nơi khác trên khắp Trung Quốc, trong khi nhiều HĐND địa phương đang chuẩn bị các cuộc bầu cử vào năm tới.
“Với hy vọng trúng một ghế trong cơ quan lập pháp, nhiều người có thể trao phong bao (thường có màu đỏ) cho những người bỏ phiếu, trong đó chứa từ 500 - 5.000 Nhân dân tệ, tại các bữa tiệc mà họ tổ chức” – một quan chức bậc trung ở Thẩm Dương, thủ phủ tỉnh Liêu Ninh, cho biết.
“Những người khác có thể c̣n chi đậm hơn thế với hy vọng nhận được ‘tin tốt’. Số tiền thậm chí lên tới hàng chục triệu Nhân dân tệ cho các tay môi giới, thường là những người có sức ảnh hưởng lớn, chẳng hạn như quan chức đứng đầu HĐND” – nguồn tin giấu tên tại Thẩm Dương cho hay.
Nguồn tin này hiểu khá rơ vụ gian lận phiếu bầu tại Liêu Ninh cách đây 3 năm. Vụ bê bối đă khiến 45 trong số 102 Đại biểu Quốc hội và 454 trong số 612 đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh bị băi bỏ tư cách.
Theo nguồn tin này, các tay c̣ chính trị thường hoàn trả lại đầy đủ số tiền ‘chạy chức’, nếu như người mua ghế không trúng cử.
Tuy nhiên, một nhà báo kỳ cựu tại Liêu Ninh cho hay, một doanh nhân đă chỉ trích dữ dội sau khi ông này không được hoàn trả khoản tiền chạy chức sau thất bại năm 2013.
Nguồn tin giấu tên nói thêm, trong số 454 thành viên HĐND vừa bị băi miễn nêu trên, có một vị nữ đại biểu từng nhận rất nhiều phong bao (đỏ), với tổng số tiền lên tới hơn 100.000 Nhân dân tệ tại một bữa tiệc trước kỳ bầu cử năm 2013. Tuy nhiên, vị đại biểu này trúng cử nhờ lao động chăm chỉ, chứ không phải đi hối lộ ai.
“Nữ đại biểu trẻ tuổi đó không khác ǵ một lao công cắt cỏ, không có của cải tiền bạc để mua ghế trong cơ quan lập pháp. Sau khi bị điều chuyển khỏi HĐND và hoàn trả lại số tiền đă nhận, cô ta vẫn làm việc như b́nh thường” – nguồn tin cho biết thêm.
Nguồn tin này c̣n nói thêm rằng việc nhận hối lộ trước kỳ bầu cử lập pháp đă thành một thông lệ tại Liêu Ninh.
“Nếu không nhận quà tặng – phong b́ hoặc các món quà như trà, những món đồ quư giá – như những người khác, điều đó có nghĩa là anh đang phá vỡ luật bất thành văn tại đây” – nguồn tin này nói.
Điều tệ hại là, nhiều ứng cử viên thấy rằng họ chẳng c̣n cách nào khác là phải đi hối lộ, đơn giản v́ các đối thủ của họ đă t́m mọi cách chạy chức chạy quyền trong những năm gần đây.
Một cựu thành viên HĐND tại Liêu Ninh nói, việc mua ghế từ lâu đă rất phổ biến trong các cuộc bầu cử địa phương.
“Ai cũng phải giải quyết ‘nhiều vấn đề rắc rối’ trước khi giành được một ghế tại đại hội ĐBND” – ông này nói.