Hôm 22/8, Thủ tướng Campuchia đă công bố kế hoạch làm đường dọc biên giới với Việt Nam. Ông đă công bố điều này trong bài phát biểu trước đám đông 700 người tại một diễn đàn về bảo vệ và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại Cung điện Ḥa B́nh ở Phnom Penh. Theo đó ông nói rằng đă thông qua đề xuất xây dựng một con đường trải nhựa ở tỉnh Takeo ở vùng biên gần Việt Nam.
"Tôi đă chỉ đạo tỉnh trưởng Takeo và các tỉnh trưởng biên giới khác rằng cách tốt nhất để bảo vệ biên giới là đưa người dân Campuchia lên sinh sống ở biên giới phía đông, tây và phía bắc của đất nước".
Thủ tướng Campuchia Hun Sen
Var Kim Hong, một tướng cấp cao phụ trách Ủy ban Biên giới chính phủ Campuchia, cũng chia sẻ với quan điểm này của Thủ tướng Hun Sen và cho biết việc thiếu đường giao thông tại các tỉnh biên giới gây mất ổn định bởi nó khiến hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu cho các đồn biên pḥng mới được xây dựng gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, tỉnh Rattanakiri, Mondulkiri, Kratie và Takeo không có đường giao thông dọc theo biên giới với Việt Nam.
Các đơn vị công binh của quân đội Campuchia sẽ chịu trách nhiệm xây dựng các tuyến đường quy hoạch dọc theo biên giới này.
Nhà phân tích chính trị Sok Touch của Campuchia cho biết, biên giới phía đông của Campuchia với Việt Nam có dân cư thưa thớt và ít cơ sở hạ tầng để kết nối với các tỉnh khác. Sẽ rất tốt khi chính phủ muốn xây dựng đường giao thông và đưa người dân lên biên giới sinh sống. Chính phủ nên phát triển khu vực này bằng cách xây dựng các bệnh viện, chùa chiền và các trường công, ông Sok Touch đề xuất.
Năm ngoái, một nhóm các nhà nghiên cứu Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia do học giả Sok Touch dẫn đầu đă được giao nghiên cứu các bản đồ biên giới, đối chiếu với hệ thống cột mốc biên giới ngoài thực địa để chấm dứt những tranh căi, chia rẽ trong Xă hội Campuchia.
Đến tháng 1/2016, Sok Touch cho biết, ông và cộng sự đă hoàn thành công việc đối chiếu, kiểm tra biên giới với Việt Nam tại các tỉnh Kampot, Svay Rieng, Kandal và Tbong Khmum. Theo học giả Sok Touch, hầu hết hệ thống cột mốc biên giới xây dựng trong giai đoạn 1985 - 1987 và cột mốc biên giới thời Pháp thuộc là chính xác, một số cột mốc có chênh lệch nhưng cũng chỉ trong khoảng từ 3 đến 5 mét.
Therealtz © VietBF