MỘT CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA
Ông Winston Churchill –
Cựu Thủ tướng Anh từng nói rằng “chúng ta sinh sống bằng những gì chúng ta kiếm được, nhưng chúng ta tạo lập đời mình bằng chính những gì mà chúng ta cho đi”.
Thế giới này là một nơi tuyệt vời. Bạn cho đi thứ gì thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp đáp lại!
Câu chuyện ý nghĩa dưới đây sẽ giúp mỗi chúng ta nhìn thấy được “nhân” và “quả” của cuộc đời mình, nó cũng sẽ là bài học để mỗi khi bạn đứng trước một hoàn cảnh cần phải gieo hạt tốt, bạn sẽ không ngần ngại hành động.
THOÁT CHẾT VÌ HÀNH ĐỘNG THEO NHÂN – QUẢ
Câu chuyện kể về vị danh tướng Dwight Eisenhower. Ông là một vị tướng 5 sao trong Lục quân Hoa Kỳ và là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 34 từ năm 1953 đến 1961. Trong thời Thế chiến thứ 2, ông phục vụ với tư cách là tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh tại Châu Âu, có trách nhiệm lập kế hoạch và giám sát cuộc tiến công xâm chiếm thành công vào nước Pháp và Đức năm 1944 – 45 từ mặt trận phía Tây.
Vào thời đó, một hôm ông Eisenhower cùng với đoàn tùy tùng vội vã lái xe về tổng hành dinh quân đội ở Pháp để tham dự một cuộc họp khẩn cấp.
Lúc đó trời đang mùa đông lạnh buốt lại thêm mưa tuyết rơi phủ đầy khắp nơi. Xe đang chạy thì ông bất ngờ để ý nhìn thấy có hai vợ chồng già người Pháp ngồi ở bên lề đường đang run rẩy vì cái lạnh giá buốt.
Ông lập tức ra lệnh cho đoàn tùy tùng ngừng lại và muốn phái một thông dịch viên tiếng Pháp tới hỏi thăm cặp vợ chồng này.
Một viên tham mưu nhắc nhở ông là nên để cho nhân viên công vụ tại địa phương lo chuyện này, phái đoàn phải đi nhanh lên vì sợ trễ cuộc họp. Ông nói nếu đợi cảnh sát địa phương tới thì sợ là quá muộn và hai người này sẽ chết cóng.
Sau khi hỏi thăm, ông Eisenhower biết được là họ đang muốn tới Paris để gặp con trai nhưng xe của họ bị chết máy giữa đường.
Ông bảo hai vợ chồng già mau lên xe của ông. Ông liền ra lệnh thay đổi lộ trình, đưa cặp vợ chồng tới Paris trước, rồi ông và đoàn tùy tùng mới lái xe tới tổng hành dinh để dự cuộc họp.
Không ngờ chính sự chuyển hướng bất ngờ ngoài kế hoạch này đã cứu mạng ông! Quân Quốc Xã có tin tình báo nên biết chính xác hành trình của ông và đã bố trí sẵn các tay súng bắn tỉa nấp rình tại các ngã tư. Nếu ông tới thì sẽ bị hạ sát ngay chỗ đó. Nhưng hóa ra chỉ nhờ vào lòng tốt gieo đúng lúc đã giúp ông đổi lộ trình và tránh thoát cuộc mưu sát.
THOÁT CHẾT
Câu chuyện thâm thúy trên đang nói với chúng ta một triết lý mà không phải ai cũng thấu hiểu, tin tưởng.
Sự cho đi hay “gieo hạt” là một quy luật vũ trụ, sự cho đi có ý nghĩa, giá trị chính là ở thời điểm và cách cho. Bạn gieo hạt đúng lúc, có thể thay đổi cả số mệnh và cuộc đời của bạn.
Vì vậy, nếu bạn đang khó khăn, bế tắc,… hãy nhìn lại hành trình mà bạn đã đi qua, sự cho đi đã đúng và đủ hay chưa. Đừng đòi hỏi quá nhiều cho bản thân khi chúng ta chưa biết cho đi nhiều hơn.
8 điều nên suy ngẫm mỗi tối để có thể thay đổi vận mệnh
Đời người đôi khi, tưởng là họa nhưng kỳ thực lại là phúc, tưởng là phúc nhưng thực ra lại là họa. Tích đức dù không ai nhìn thấy, nhưng hành thiện đất trời đều thấu tỏ.
1. Tùy duyên
Đời người giống như một tách trà, đầy hay vơi cũng đâu cần phải tranh giành ngược xuôi? Đậm cũng thơm ngon mà nhạt cũng nồng nàn, bởi “hữu xạ tự nhiên hương” nên tự bản thân đã có hương vị rồi.
Vội cũng vậy mà chậm cũng thế, cớ sao cứ phải muộn phiền nóng nảy? Nóng hay lạnh cũng chỉ như một nụ cười thoảng qua…
Đời người, bởi để ý quá nhiều nên mới đau khổ, bởi nghi ngờ vô cớ nên mới tổn thương. Biết xem nhẹ mới có thể vui vẻ, bởi lãnh đạm nên mới thấy hạnh phúc yêu đời.
Mỗi cá nhân tồn tại trong cuộc sống này đều giống như một vị khách qua đường, có rất nhiều sự việc mà bản thân không thể làm chủ được, hà cớ sao phải níu giữ truy cầu?
Mọi thứ cứ để tùy duyên, duyên đến thì vui mừng đón nhận, duyên đi hãy bình thản bước qua.
2. Khoan dung
Con người sống trên thế gian không nhất thiết phải thông tỏ rõ ràng mọi việc. Nước quá trong nước không có cá, người quá thông minh người không có bạn bè.
Tranh luận với người nhà dù thắng thì tình thân cũng rạn nứt; tranh cãi với bạn đời thắng rồi thì tình cảm lại nhạt phai; tranh luận với bạn bè dẫu thắng cũng sẽ mất đi tình nghĩa. Tranh luận là lý, thua là tình, tổn thương là tự bản thân.
Bản chất đen sẽ mãi mãi là đen, bản chất trắng sẽ mãi mãi là trắng. Thế nên, hãy để thời gian chứng minh cho tất cả. Buông bỏ cố chấp của bản thân, khoan dung độ lượng với mọi người thì khi hành xử sẽ đắc được nhân tâm.
Thêm một phần ôn hòa, thêm một chút ấm áp, thì cuộc sống mới thật sự ý nghĩa, mới có thể thấy được sự chói lọi của ánh nắng mặt trời.
3. Bần phú
Những người tự hài lòng với bản thân, tự biết đủ làm vui thì dù ngủ nơi nền đất cũng giống như trong nệm êm chăn ấm.
Những người không tự hài lòng với bản thân, không biết thế nào là đủ thì cho dù có đang ở thiên đường cũng lại giống như trong địa ngục.
Sự phong phú nơi tâm hồn mới là điều quan trọng nhất. Nếu cứ cố chấp truy cầu quá mức, là nô lệ của vật chất thì cho dù có được nhiều đến mấy vẫn cứ luôn túng thiếu.
Một cuộc sống thanh bần về vật chất vĩnh viễn không ảnh hưởng tới sự giàu có về tinh thần. Biết mình đủ để ung dung tự tại mới thực là người giàu có suốt đời.
4. Tính toán
Mang lại lợi ích cho người, đó là thể hiện của lòng nhân ái. Người với người luôn có sự tương hỗ qua lại lẫn nhau. Khi bạn nhường người khác một bước, người khác mới có thể kính bạn một đường.
Lòng người cũng giống như một con đường, càng so đo tính toán sẽ càng trở nên chật hẹp, càng khoan dung độ lượng sẽ càng rộng mở thênh thang.
Không nên tính toán với người quân tử bởi họ sẽ trả lại bạn gấp đôi; không nên tính toán với kẻ tiểu nhân bởi họ sẽ gây thêm tai họa.
Khoan dung mặc dù là sự nhượng bộ với người khác, nhưng thực tế là mở rộng con đường trong tâm mình.
5. Buông bỏ
Người xưa có câu: “Buông đi cho nhẹ nỗi lòng,
cho tâm thanh tịnh, cho lòng lạc an”.
Hôm nay dù sự việc xảy ra có long trời lở đất tới mức nào, thì tới ngày mai cũng đều là chuyện nhỏ, chuyện trong quá khứ như gió thoảng qua.
Cho dù đó là việc lớn cỡ nào trong kiếp này, tới kiếp sau cũng chỉ là truyền thuyết được người ta kể lại.
Nếu gặp chuyện không thuận lợi trong cuộc sống cũng như trong công việc, đừng quên nhắc nhở bản thân rằng: Mọi việc rồi cũng sẽ qua đi, hãy hít một hơi dài bình thản, vì ngày mai trời lại sáng thôi.
6. Đơn giản
Tâm đơn giản thế giới sẽ trở nên đơn giản, hạnh phúc sẽ theo đó mà lớn dần. Tâm thái tự do thì cuộc sống cũng tiêu diêu tự tại, và khi cuộc sống tự tại thì đi tới đâu cũng thấy mọi thứ luôn tươi đẹp.
Khi được như ý hãy coi nó thật nhẹ đừng đặt nặng trong tâm, khi không vừa ý hãy nhìn rộng theo chiều hướng tích cực và không quá nặng áp lực vì nó.
Có rất nhiều điều trong cuộc sống là thật sự có thể buông bỏ, chỉ là trong tâm có muốn hay không.
Hãy để mọi thứ tự nhiên, chỉ có buông bỏ nó, coi nhẹ nó, tâm mới được thoải mái. Thứ gì là của mình ắt sẽ là của mình, thứ gì không phải của mình thì có cưỡng cầu cũng không được.
Hãy tự nhắc nhở bản thân thêm một chút khoan dung, thêm một chút độ lượng để vẫy tay và cười chào tạm biệt với những chuyện vui buồn. Chỉ cần nhắm mắt lại, sau một giấc tỉnh dậy thì tất cả đều trở thành quá khứ.
7. Phúc họa
Đời người đôi khi, tưởng là họa nhưng kỳ thực lại là phúc, tưởng là phúc nhưng thực ra lại là họa. Tích đức dù không ai nhìn thấy, nhưng hành thiện đất trời đều thấu tỏ.
Một người hành thiện, phúc có thể chưa tới nhưng họa chắc chắn đã rời xa. Một người hành ác, họa mặc dù chưa tới nhưng phúc đức đã mất đi rồi.
Người làm việc thiện cũng giống như cây cỏ trong vườn xuân, dù không cao lớn nhưng theo ngày tháng nó sẽ thêm rậm rạp. Người làm việc ác cũng như lấy đá mài dao, nhìn không thấy tổn thương nhưng lâu dài thì sẽ có.
Phúc họa đều xuất tự nội tâm. Nỗi lo sợ khi làm việc ác không phải bởi sợ người khác phát hiện, mà ở chính bản thân mình biết đó là ác hay thiện.
Hành thiện không phải vì mong đợi lời khen từ người khác mà là để bản thân thấy cao quý trong lòng.
8. Khoảng trống
Khi thành công, hãy cho mình một khoảng trống để suy xét, đừng để sự đắc ý làm mê mờ đầu óc. Khi đau khổ hãy dành một khoảng trống cho sự an ủi, đừng để nỗi đau làm nghẹt thở tâm hồn.
Khi lòng đầy phiền muộn hãy dành một khoảng trống cho sự vui vẻ, muộn phiền sẽ nhanh chóng tiêu tan, nụ cười sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Khi cô đơn hãy dành khoảng trống cho tình hữu nghị, bởi sự chân thành của tình bạn chính là niềm an ủi lớn nhất cho tâm hồn.
Hãy cho bản thân một chút khoảng trống để hít thở khí trời, lòng tĩnh lặng sẽ cảm nhận được muôn vàn điều vui.
Một người có giáo dưỡng hay không nhìn vào tướng ăn là có thể biết
Mỗi một cử chỉ hành vi đều là nét riêng biệt của mỗi người. Trong đó, ngồi có tướng ngồi, đứng có tướng đứng, ăn có tướng ăn… Người xưa nói “tướng do tâm sinh” thật sự là có đạo lý. “Nhìn tướng biết người” là có ý nói rằng, nhìn vào hành vi sinh hoạt thông thường là cơ bản có thể biết người ấy như thế nào.
(Ảnh minh họa qua Pixabay)
Những điều tưởng như nhỏ nhặt lại có thể hiển lộ ra phẩm chất con người. Ăn cơm là việc làm hàng ngày trong cuộc sống, nhưng thông qua tướng ăn cũng có thể thấy được mức độ tu dưỡng của một người.
Nếu để ý một chút, chúng ta không khó để nhận thấy rằng, có những lúc ăn cơm cùng với một số người khiến chúng ta rất vui vẻ. Nhưng cũng có đôi lúc ăn cơm cùng với một người xong lại không có được một chút cảm tình nào với người ấy, thậm chí còn có cảm giác chán ghét. Đó là bởi vì sao?
Con người luôn luôn lựa chọn những thứ mà mình yêu thích. Những thứ mà một người yêu thích lại rất giống với tính cách và bản chất của người đó. Cho nên, nhìn vào đồ ăn mà một người lựa chọn người ta có thể biết được nhân cách của người đó. Ăn cơm không chỉ vẻn vẹn là ăn, mà ăn cái gì, ăn như thế nào sẽ thể hiện ra nhân cách của một người. Loại nhân cách này chính là một loại giáo dưỡng.
Khi ăn, phàm là người mà vội vã ăn uống, không hề chú ý đến cảm nhận của người khác, lựa chọn món ngon mình yêu thích hay những miếng lớn hơn thì thông thường trong cuộc sống họ là người ích kỷ. Có một số người phàm là lúc ăn nhất định phải là người đầu tiên nếm thử hương vị thì trong cuộc sống cũng đại khái là người luôn muốn chiếm phần lợi.
(Ảnh minh họa qua Pixabay)
Một số người không phô trương, không lãng phí, không quá bắt bẻ khi ăn, tình nguyện dành cho người khác những miếng ngon hơn, họ không nhất định là người thân cận nhất của bạn, nhưng nhất định đó là người chính trực, thiện lương và có thể tin cậy.
Có một tỷ phú giàu có tại Hồng Kông chia sẻ rằng công việc thuận lợi không phải chỉ dựa vào đầu óc kinh doanh của ông. Sự thành công ấy còn có nguồn gốc từ cách đối nhân xử thế của ông với mọi người xung quanh. Ngay cả việc mời khách dùng cơm, vị tỷ phú này cũng nghiên cứu rất kỹ càng.
Mỗi lần tổ chức yến tiệc, chiêu đãi khách, vị tỷ phú dù đã hơn 70 tuổi này vẫn duy trì thói quen đứng ở cửa thang máy và bắt tay từng vị khách đến tham dự. Ngoài ra ông cũng không dùng địa vị cao thấp để phân chia, sắp xếp chỗ ngồi khi mời khách ăn tiệc. Đây được coi là thói quen lâu năm của ông. Khi bữa tiệc đã kết thúc, vị tỷ phú này cũng không quên bắt tay từng vị khách, nói lời từ biệt họ và nói lời cảm ơn với các nhân viên phục vụ. Chính cách đối xử chu đáo chân thành đó của ông đã lấy được sự tín nhiệm từ mọi người.
Từ xưa, cổ nhân có câu: “Từ chi tiết nhỏ nhìn ra trí tuệ lớn”. Ăn cơm cũng là như thế, mặc dù là một việc vừa nhỏ vừa đơn giản nhưng nó lại thể hiện ra nhiều loại thái độ. Người ta có thể cố thể hiện mình là người có giáo dưỡng, nhưng đó chỉ là trong một thời gian rất ngắn, còn trong lúc vô ý thì giáo dưỡng của một người rất dễ dàng được hiển lộ ra.
Về khía cạnh động tác cơ thể, tục ngữ có câu: “Phải để đồ ăn theo miệng, chứ đừng để miệng theo đồ ăn”, ý nói rằng, con người khi ăn bất kể thứ gì đều phải đưa đồ ăn vào miệng chứ đừng chúc đầu rồi đưa miệng đến chỗ đồ ăn để ăn. Tương tự như vậy, “Cây rung thì lá rơi, người rung thì phúc bạc”. Rung chân cũng là một loại tướng xui xẻo, phá tài. Dân gian còn có câu: “Nam mà rung chân thì cùng cực, nữ mà rung chân thì hèn hạ”. Nếu như một người có thói quen này, cứ ngồi xuống mâm là bắt đầu rung chân thì lúc nào cũng ở vào trạng thái không yên ổn. Đối với nam thì sẽ không tụ tài, không sang, đối với nữ thì sẽ hèn hạ, ăn nói tùy tiện.
Câu chuyện trong bữa ăn cũng sẽ để lộ ra tính cách ứng xử của một người. Nếu muốn biết rõ trình độ tu dưỡng của một người, đừng nhìn vào cách họ đối đãi với người khác khi họ vui vẻ cao hứng trong mâm cơm mà hãy nhìn vào cách đối xử của họ với người khác lúc họ tức giận hoặc khi có mâu thuẫn. Bởi vì lúc con người tức giận là lúc lộ rõ sự tu dưỡng của mình nhất, đặc biệt là khi đối xử với những người thân thiết. Người có tu dưỡng cao, nhẫn nại, khoan dung sẽ giữ được sự bình tĩnh, hòa hoãn mà không tức giận với mọi người.
Ăn cơm thực ra cũng yêu cầu lễ nghi ở trong đó. Người xưa vô cùng chú trọng đến việc giáo dục lễ nghi, đó là một phương diện lớn của tu thân. Nếu một người đọc rất nhiều sách, học rất nhiều năm nhưng ngay cả lễ nghĩa làm người tối thiểu cũng không biết thì như vậy chỉ có thể nói nhân cách của người đó chưa hoàn thiện.
Cho đi là một loại hạnh phúc, càng là một loại biết ơn
Người xưa có câu: “Hành thiện tối nhạc” (ý nói làm việc thiện là vui sướng nhất). Lòng người quả thật vô cùng kỳ lạ, khi chúng ta làm bất kể việc gì không tốt thì trong lòng sẽ thấy bất an, không vui vẻ nổi, nội tâm cũng không thoải mái. Còn nếu như một người làm việc thiện không vì điều kiện gì thì trong lòng người ấy lại cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Một số người cho rằng, phải có điều kiện, có tiền bạc mới có thể giúp đỡ người khác, mới có thể cho đi. Nhưng kỳ thực, ngay cả khi chúng ta không có những thứ vật chất ấy, chúng ta vẫn có thể cho đi một cách rất ý nghĩa và hữu ích. Đôi khi chỉ một lời nói động viên khích lệ, một cái nhìn hay một nụ cười ấm áp là chúng ta đã có thể chuyển một người buồn thành một người vui vẻ. Thậm chí chỉ bằng những cử chỉ nhỏ ấy, chúng ta đã có thể cảm hóa được một người ác thành người lương thiện hơn.
Tại một số nơi trên thế giới, người ta không chỉ cho đi một cách tự nguyện mà nó còn được xem là một “nguyên tắc ngầm” để quy định mọi người.
(Ảnh qua Pixabay)
Câu chuyện của người Do Thái
Ở vùng nông thôn của đất nước Israel, mỗi khi đến vụ thu hoạch hoa màu chín, người ta sẽ để lại phần hoa quả ở bốn góc ruộng mà không thu hoạch. Bạn có biết vì sao không? Đó là phần hoa màu người ta để lại và bất kể ai cũng có quyền hưởng thụ.
Họ cho rằng, chính là Thần đã ban cho người dân Do Thái vốn trải qua nhiều tai nạn nay được sống cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Vì thế, họ để lại hoa màu ở bốn góc ruộng với ý nghĩa tỏ lòng biết ơn Thần đã ban cho họ cuộc sống như ngày hôm nay. Họ làm như vậy vừa là để báo đáp Thần cũng vừa là để cung cấp thức ăn cho những người đói khổ đi ngang qua nơi đây.
Hoa màu là bản thân mình trồng được, giữ lại một chút cho người khác hưởng thụ, đó chính là sự chia sẻ, sự cho đi vô điều kiện. Họ cho rằng, cho đi, chia sẻ là một loại cảm ơn, một loại hạnh phúc và càng là một loại đạo đức tốt đẹp của con người thế gian.
Ngoài ra, hàng năm, người Do Thái đều tổ chức lễ hội Hanukkah (lễ hội ánh sáng) để gợi nhớ về sự sung túc. Vào dịp này, họ sẽ ở bên người thân và bạn bè tề tựu quanh một đài có nhiều nhánh để cắm nến mỗi đêm. Họ vừa thắp nến và vừa cầu nguyện.
Người Do Thái cho rằng sống với cảm giác sung túc khiến họ giàu có hơn cả về vật chất và tinh thần. Và từ xưa đến nay, người Do Thái vẫn luôn được dạy dỗ để tiếp nhận quan niệm này.
Quan niệm sung túc của người Do Thái còn được thể hiện trong các điều răn, khuyên yêu thương người khác như yêu chính mình. Đó là bởi vì tổ tiên người Do Thái đều trải qua sự đau khổ và kiếp nô lệ. Nếu không có sự rộng lượng từ những người hàng xóm, những người lạ mặt, và Chúa Trời thì không ai có thể tồn tại được.
Vì thế, họ quan niệm rằng, cho đi đơn giản là việc đúng đắn cần làm, giống như lời dạy của vị giáo trưởng Maimonides nổi tiếng ngày xưa đã nói: “Không ai nghèo đi khi làm từ thiện cả”.
Câu chuyện ở vùng nông thôn Hàn Quốc
Nguyên tắc “ngầm” về sự cho đi này không phải là chuyện “độc nhất vô song” của người Do Thái mà nó cũng xảy ra ở đất nước Hàn Quốc.
Ở ven đường của vùng nông thôn phía bắc Hàn Quốc có rất nhiều vườn hồng. Đến mùa thu hoạch, những người nông dân nơi đây đều để lại những trái hồng chín mọng ở trên cây. Vì thế, những trái hồng vừa to vừa chín mọng ở trên cây đã tạo thành một con đường có phong cảnh vô cùng đẹp. Du khách đi qua nơi đây ai cũng trầm trồ khen ngợi vẻ đẹp của con đường và vẻ quyến rũ của những trái hồng to chín mọng.
(Hình minh họa: Qua violet.vn)
Người dân địa phương ở đây nói rằng, cho dù những trái hồng có to đến cỡ nào đi nữa, có ngon đến cỡ nào đi nữa, họ cũng lưu lại để làm thức ăn cho chim Hỷ Thước. Vì sao lại có tập quán như vậy?
Nguyên lai, nơi này là nơi mà chim Hỷ Thước thường xuyên dừng lại. Mỗi khi mùa đông đến, chim Hỷ Thước đều kéo đến đây, xây tổ trên những cây hồng và sống sót qua mùa đông giá rét.
Năm ấy, trời đặc biệt lạnh, tuyết lại rơi rất nhiều. Hàng trăm chú chim Hỷ Thước vì không kiếm được thức ăn, lại lạnh giá nên trong một đêm mà chết hết.
Mùa xuân năm sau, những cây hồng ở đây lại nảy mầm xanh non, ra hoa và kết quả. Nhưng đúng lúc ấy, bỗng nhiên một loại côn trùng không rõ tên từ đâu đến tạo thành một loại dịch họa, khiến cho năm đó hồng gần như không còn quả nào.
Từ đó về sau, mỗi năm đến mùa thu – mùa thu hoạch hồng chín, người dân nơi đây lại để lại một số hồng chín, làm thức ăn cho chim Hỷ Thước ăn qua mùa đông. Những trái hồng trên cây vừa to vừa ngon, hấp dẫn rất nhiều đàn chim Hỷ Thước đến nơi đây sinh sống qua mùa đông.
Chim Hỷ Thước dường như cũng biết ơn con người, đến mùa xuân, chúng không vội vã bay đi mà ở lại bắt sâu cho cây, cứ như thế năm nào cây hồng cũng cho ra những quả hồng chín mọng ngon ngọt.
Kỳ thực, cho người khác một con đường sống, thường thường cũng là cho mình sự hy vọng và cơ hội sinh tồn. Hết thảy giới tự nhiên, đều là sống dựa vào nhau, nhờ vào nhau mà sống. Cổ nhân cũng từng dạy: “Nhất vinh câu vinh, nhất tổn câu tổn”, tức là một người vinh hoa thì tất cả vinh hoa, một người tổn hại thì tất cả tổn hại.
Cho đi là một loại khoái hoạt, vui vẻ. Bởi vì cho đi không phải là hoàn toàn mất đi, mà là một loại thu hoạch cao thượng. Cho đi là một loại hạnh phúc, bởi vì cho đi càng có thể khiến tâm linh mình tốt đẹp. Nếu có thể, hãy nguyện ý cho đi nhiều hơn!
Một anh thợ học việc trong lò rèn suốt ngày ca thán về những khó khăn anh ta gặp phải trong cuộc sống. Anh ta cho rằng cuộc sống này quá u ám và ngột ngạt đến mức không thể chịu đựng nổi.
Một hôm, ông chủ lò rèn đã lớn tuổi bảo anh ta ra chợ mua về một ít muối. Khi anh thợ học việc đem muối về, ông chủ lấy ra một ly nước và bảo anh hãy bốc một nắm muối cho vào ly rồi uống.
- Anh thấy thế nào? - Ông chủ hỏi.
- Vị mặn chát! - Anh thợ thốt lên.
Ông chủ gật đầu đồng tình rồi bảo anh ta mang một nắm muối tương tự đi theo ông. Hai người lặng lẽ đến bên một bờ hồ gần đó. Ông chủ bảo anh thợ lấy nắm muối thả xuống hồ nước. Khi người thợ khuấy nắm muối vào nước hồ, ông chủ bảo anh ta:
- Giờ anh uống thử nước trong hồ xem sao.
Anh thợ làm theo lời ông chủ.
- Vị thế nào? - Ông hỏi sau khi chàng trai đã uống xong một ngụm nước hồ.
- Mát lắm ạ! - Chàng thợ học việc nhận xét.
- Thế anh có nếm thấy vị mặn chát của nắm muối không?
- Không ạ!
Ông chủ nhẹ vỗ vai chàng trai, hiền từ nhìn vào mắt anh và nói:
- Những phiền muộn cũng giống như những hạt muối mặn chát vậy. Ai trong chúng ta cũng đều gặp những điều không vừa lòng trong cuộc sống. Tuy nhiên, số lượng những đắng cay mỗi người cảm nhận được tùy thuộc vào nơi mà họ đặt nỗi phiền muộn ấy vào. Thế nên khi nào anh đau khổ, điều duy nhất anh nên làm là mở rộng nhận thức của anh về sự việc. Đừng tự biến mình thành cái cốc nước bé nhỏ để nỗi đau khổ ấy tạo thành vị mặn chát mà hãy trở thành hồ nước để hòa tan nỗi phiền muộn, sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.
“Điều tôi giữ lại là tôi mất, điều tôi cho đi là tôi được”
Trước cổng một nghĩa trang nọ, người ta thấy có một chiếc xe Rolls Royce sang trọng dừng lại. Bên trong xe là một người đàn bà với dáng vẻ ốm yếu.
Ra khỏi xe, người đàn bà tự giới thiệu và nói với người thanh niên giữ cổng nghĩa trang:
– Từ hai năm qua, mỗi tuần, tôi là người đã gửi cho anh 5 đô la để mua hoa và đặt trên mộ con trai tôi, nhưng nay các bác sĩ bảo rằng tôi không còn sống được bao lâu nữa, nên tôi đến đây để chào từ biệt và cảm ơn anh đã mua hoa giùm tôi.
Thế nhưng, người đàn bà không ngờ rằng người giữ cổng nghĩa trang trả lời:
– Thưa bà, tôi thấy thật là đáng tiếc khi bà đã làm điều ấy!
Người đàn bà cảm thấy như bị ai đó vả vào mặt. Nhưng bà vẫn còn đủ bình tĩnh hỏi lại người thanh niên:
– Tại sao anh lại lấy làm tiếc về cử chỉ cao đẹp như thế?
Người thanh niên giải thích:
– Thưa bà, tôi lấy làm tiếc vì những người chết như con trai bà, chẳng bao giờ còn có thể thấy được một cánh hoa nào nữa!
Bị chạm tự ái, người đàn bà liền cao giọng:
– Anh có biết anh đã làm tổn thương tôi không?
Người thanh niên bình tĩnh trả lời:
– Thưa bà, tôi thành thật xin lỗi, tôi chỉ muốn nói với bà rằng còn có rất nhiều người đang cần đến những cánh hoa của bà hơn. Tôi là hội viên của một tổ chức chuyên đi thăm những người già lão, các bệnh nhân trong viện dưỡng lão, bệnh viện. Chính họ mới là những người đang cần đến những cánh hoa của chúng ta, họ có thể nhìn thấy và ngửi được cánh hoa ấy.
(Ảnh: pixabay)
Nghe thế, người đàn bà ngồi lặng trên chiếc xe sang trọng một lúc, rồi ra hiệu cho tài xế nổ máy.
Vài tháng sau người đàn bà trở lại nghĩa trang. Nhưng lần này không cần ai giúp đỡ, bà tự động bước xuống xe với một dáng vẻ vui tươi nhanh nhẹn hơn, và điều đáng ngạc nhiên hơn nữa, với một nụ cười rạng rỡ, bà nói với người thanh niên giữ cổng:
– Anh đã có lý, tôi nghe lời anh và mang hoa đến cho những người già lão, bệnh tật. Quả thật, điều đó đã làm cho họ được hạnh phúc. Nhưng người thực sự hạnh phúc chính là tôi. Các bác sĩ không biết được bí quyết đã làm tôi khỏe mạnh lại. Nhưng tôi đã khám phá ra cái bí quyết ấy, tôi đã tìm ra lẽ sống.
“Giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính mình” – đó cũng là khuôn vàng thước ngọc của Thượng đế, bởi trao ban cho người tức là trao ban cho chính mình.
Một ngạn ngữ Anh cũng nói câu nói tương tự:
“Điều tôi tiêu đi là tôi có, điều tôi giữ lại là tôi mất, điều tôi cho đi là tôi được
Ngạn ngữ Pháp nói rằng thói quen là bản năng thứ hai của con người. Sẽ có những thói quen tốt và cả những thói quen xấu hình thành từ kết quả sinh hoạt, học tập và tu dưỡng của mỗi người qua thời gian. Tuy nhiên, nếu chú ý hơn vào việc hình thành một số thói quen tốt, bạn sẽ có một cuộc sống an lạc, hạnh phúc cũng như luôn gặt hái được nhiều thành công.
(Ảnh: shutterstock.com)
1. Không ngừng học hỏi
Việc học giúp chúng ta giữ sự trẻ trung, ước mơ khiến chúng ta tràn đầy sức sống. Khi vận dụng não, chúng ta sẽ không nghĩ nhiều đến những điều không vui nữa, mà sẽ trở nên vui vẻ và thỏa mãn hơn.
2. Lựa chọn bạn bè một cách sáng suốt
Yếu tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến hạnh phúc cá nhân là quan hệ xã giao. Chỉ số hạnh phúc và niềm vui của chúng ta có sự gắn kết mật thiết với chất lượng mối quan hệ của ta với những người xung quanh, chất lượng mối quan hệ này chính là sự tin tưởng lẫn nhau giữa những người có tinh thần lạc quan. Vì vậy nếu bạn muốn trở nên vui vẻ hơn, hãy lựa chọn sống cùng những người bạn lạc quan, họ có thể hiểu được con người thật sự của bạn, để cuộc sống của bạn trở nên phong phú, vui vẻ và có ý nghĩa hơn.
(Ảnh: Pixabay)
3. Học cách giải quyết vấn đề
Những người sống an lạc, vui vẻ là người biết cách giải quyết vấn đề. Khi gặp thử thách trong cuộc sống, họ sẽ không tự ngược đãi bản thân và trở nên chán nản. Họ sẽ đối diện với thử thách, dùng toàn bộ sức lực để tìm cách giải quyết. Đồng thời với quá trình đó, bạn sẽ xây dựng sự tự tin và khả năng đối diện với thử thách của bản thân.
4. Làm việc mà bạn muốn làm
1/3 thời gian sống của chúng ta đều dành cho công việc, vậy thì việc làm những điều mình muốn có ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác hạnh phúc của chúng ta. Nếu bây giờ không làm được những điều mình muốn, vậy hãy thử tìm kiếm niềm vui và ý nghĩa trong công việc mà mình đang làm, hoặc nuôi dưỡng sự yêu thích và hứng thú.
5. Thường xuyên mỉm cười
Nụ cười là phương thức hữu hiệu nhất để làm giảm sự tức giận và thất vọng. Nghiên cứu cho thấy, chỉ cần cong khóe miệng cũng có thể tăng cảm giác hạnh phúc của bạn. Đừng quá nghiêm túc trong cuộc sống, phải học cách tìm kiếm sự hài hước và mỉm cười khi mỗi ngày trôi qua.
(Ảnh: The Heart Foundation)
6. Học cách tha thứ
Sân hận và tức giận là tự trừng phạt bản thân. Khi bạn thả lỏng tâm trạng, trên thực tế nghĩa là đang đối xử tốt với bản thân. Quan trọng nhất là phải học cách tự tha thứ. Ai cũng sẽ phạm lỗi, chỉ có thông qua sai lầm, chúng ta mới dần học được cách trở thành người mạnh mẽ hơn.
7. Thường xuyên nói cảm ơn
Hãy học cách biết hưởng thụ những lời chúc phúc trong đời. Việc bạn thể hiện sự biết ơn của mình đối với những người khiến cuộc sống của bạn tốt hơn cũng rất quan trọng.
Ngoài ra, bạn cũng nên học cách biết ơn. Bước chậm lại, quan sát xung quanh mình, để ý đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống: những đóa hoa màu tím nhạt bên đường, mặt trời lặn tuyệt đẹp, trời mưa to rửa trôi mọi sự mệt mỏi trong một ngày của bạn, nụ cười trong mắt nửa kia. Khi bạn có thể thưởng thức được cái đẹp của cuộc sống, suy ngẫm và hạnh phúc bằng lòng biết ơn của mình, tự nhiên bạn sẽ tràn đầy cảm giác hạnh phúc.
8. Học cách lắng nghe khi trò chuyện
Chúng ta sẽ không ngừng cảm thấy hạnh phúc khi giao tiếp với người khác. Chăm chú lắng nghe là hai điều quan trọng nhất để tăng mối liên hệ và mang cảm giác hạnh phúc đến cho bản thân cũng như đối phương.
(Ảnh: Questionspedia.com)
9. Giữ lời hứa
Sự tự tôn của chúng ta được xây dựng khi chúng ta giữ lời hứa. Sự tự tôn cao độ liên hệ trực tiếp với cảm giác hạnh phúc. Vì vậy phải tuân thủ lời hứa của mình với người khác.
10. Giữ thái độ lạc quan
Mỗi khi bạn đối diện với thử thách, nếu bạn có xu hướng có những suy nghĩ xấu nhất, vậy thì hãy thay đổi tình trạng này. Tự nói với mình những điều tốt hoặc những điều mà bạn học được từ một tình huống nào đó. Chắc chắn sự lạc quan có thể mang đến cho bạn thành công và cảm giác hạnh phúc.
11. Yêu thương vô điều kiện
Không có ai là hoàn hảo cả. Hãy chấp nhận sự không hoàn hảo của bản thân và cả người khác. Yêu thương một người nào đó vô điều kiện hoàn toàn không có nghĩa là bạn phải dành toàn bộ thời gian để ở bên họ, hoặc giúp họ giải quyết vấn đề. Yêu thương vô điều kiện là chấp nhận con người thật của họ, để họ tự mình bước đi, tự mình tìm kiếm.
(Ảnh: Internet)
12. Học cách cho đi
Có một nguyên tắc cực kì quan trọng trong tâm lý học: “Một khi bạn cho đi cũng chính là lúc bạn được nhận lại”, khi bạn cho đi mà không có sự toan tính, thì đây cũng chính là cách giúp bạn có thể nhận lại được niềm vui và hạnh phúc! Có thể nói rằng, làm việc thiện lành là một trong những cách tốt nhất để giữ tâm trạng an lạc. Khi chúng ta làm việc tốt, não sẽ trở nên linh hoạt hơn, giống như sự kích thích mà não nhận được khi bạn được người khác khen ngợi. Vì vậy, những người quan tâm đến người khác sẽ vui vẻ hơn những ai không biết quan tâm đến xung quanh.
13. Tự chăm sóc tốt cho mình
Người không biết tự chăm sóc bản thân thường cũng sẽ không biết cách chăm sóc người khác, người không biết yêu bản thân cũng sẽ không biết làm thế nào để yêu thương người khác. Rõ ràng, một cơ thể khỏe mạnh là điều quan trọng để xem bạn có hạnh phúc không. Nếu bạn không khỏe, dù bạn có cố gắng ra sao đều sẽ rất khó mà vui vẻ được. Đảm bảo mình ăn ngon, tập thể dục đều đặn, dành thời gian nghỉ ngơi. Hãy chăm sóc tốt cơ cơ thể, trí não và tinh thần của bạn.
14. Làm hết sức mình rồi buông tay
Mỗi người đều có mức giới hạn nhất định. Có đôi khi, dù chúng ta rất cố gắng làm một việc gì đó, nhưng vẫn không được như ý. Vậy thì hãy làm hết sức mình rồi buông tay. Khi bạn đã cố gắng hết sức, bạn sẽ không còn hối tiếc nữa.
15. Thiền định mỗi ngày
Thiền định kết nối con người với tự nhiên và vũ trụ (Ảnh: Internet)
Khoa học chứng minh rằng, thiền định có thể giúp giảm stress, ngủ ngon, kiếm soát tốt cảm xúc, trẻ hóa não bộ cũng như cải thiện trí nhớ. Những người thường xuyên thiền định cũng cảm thấy cuộc sống vui vẻ hơn so với những người khác. Do đó, mỗi ngày chỉ cần 30 phút dành cho thiền định, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống trở nên an lạc hơn rất nhiều.
Điều tôi giữ lại là tôi mất, điều tôi cho đi là tôi được”
Trước cổng một nghĩa trang nọ, người ta thấy có một chiếc xe Rolls Royce sang trọng dừng lại. Bên trong xe là một người đàn bà với dáng vẻ ốm yếu.
Ra khỏi xe, người đàn bà tự giới thiệu và nói với người thanh niên giữ cổng nghĩa trang:
– Từ hai năm qua, mỗi tuần, tôi là người đã gửi cho anh 5 đô la để mua hoa và đặt trên mộ con trai tôi, nhưng nay các bác sĩ bảo rằng tôi không còn sống được bao lâu nữa, nên tôi đến đây để chào từ biệt và cảm ơn anh đã mua hoa giùm tôi.
Thế nhưng, người đàn bà không ngờ rằng người giữ cổng nghĩa trang trả lời:
– Thưa bà, tôi thấy thật là đáng tiếc khi bà đã làm điều ấy!
Người đàn bà cảm thấy như bị ai đó vả vào mặt. Nhưng bà vẫn còn đủ bình tĩnh hỏi lại người thanh niên:
– Tại sao anh lại lấy làm tiếc về cử chỉ cao đẹp như thế?
Người thanh niên giải thích:
– Thưa bà, tôi lấy làm tiếc vì những người chết như con trai bà, chẳng bao giờ còn có thể thấy được một cánh hoa nào nữa!
Bị chạm tự ái, người đàn bà liền cao giọng:
– Anh có biết anh đã làm tổn thương tôi không?
Người thanh niên bình tĩnh trả lời:
– Thưa bà, tôi thành thật xin lỗi, tôi chỉ muốn nói với bà rằng còn có rất nhiều người đang cần đến những cánh hoa của bà hơn. Tôi là hội viên của một tổ chức chuyên đi thăm những người già lão, các bệnh nhân trong viện dưỡng lão, bệnh viện. Chính họ mới là những người đang cần đến những cánh hoa của chúng ta, họ có thể nhìn thấy và ngửi được cánh hoa ấy.
(Ảnh: pixabay)
Nghe thế, người đàn bà ngồi lặng trên chiếc xe sang trọng một lúc, rồi ra hiệu cho tài xế nổ máy.
Vài tháng sau người đàn bà trở lại nghĩa trang. Nhưng lần này không cần ai giúp đỡ, bà tự động bước xuống xe với một dáng vẻ vui tươi nhanh nhẹn hơn, và điều đáng ngạc nhiên hơn nữa, với một nụ cười rạng rỡ, bà nói với người thanh niên giữ cổng:
– Anh đã có lý, tôi nghe lời anh và mang hoa đến cho những người già lão, bệnh tật. Quả thật, điều đó đã làm cho họ được hạnh phúc. Nhưng người thực sự hạnh phúc chính là tôi. Các bác sĩ không biết được bí quyết đã làm tôi khỏe mạnh lại. Nhưng tôi đã khám phá ra cái bí quyết ấy, tôi đã tìm ra lẽ sống.
“Giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính mình” – đó cũng là khuôn vàng thước ngọc của Thượng đế, bởi trao ban cho người tức là trao ban cho chính mình.
Một ngạn ngữ Anh cũng nói câu nói tương tự:
“Điều tôi tiêu đi là tôi có, điều tôi giữ lại là tôi mất, điều tôi cho đi là tôi được”.
Câu chuyện xúc động về “gieo nhân nào gặp quả nấy”
Một hôm, một người đàn ông trông thấy một bà lão với chiếc xe bị hư đậu bên đường. Tuy trời đã tối sẫm anh vẫn có thể thấy bà đang cần sự giúp đỡ. Vì thế anh lái xe tấp vào lề đậu phía trước chiếc Mercedes của bà rồi bước xuống xe. Chiếc xe cũ kỹ của anh vẫn nổ máy khi anh tiến đến trước mặt bà. Dù anh tươi cười nhưng bà cụ vẫn tỏ vẻ lo ngại.
Trước đó 1 giờ đồng hồ không một ai dừng xe lại để giúp bà, người đàn ông này liệu có thể hãm hại bà không, trông anh không an toàn cho bà, vì anh nhìn có vẻ nghèo và đói. Người đàn ông có thể nhận ra nỗi sợ hãi của bà cụ đang đứng bên ngoài chiếc xe giữa trời lạnh. Anh biết cảm giác lo sợ của bà như thế nào rồi, cái run đó, nỗi lo sợ trong lòng đó mới là lý do tự nó thành hình trong ta. Anh nói:
– “Tôi đến đây là để giúp bà thôi, bà nên vào trong xe ngồi chờ cho ấm, luôn tiện tôi tự giới thiệu, tôi tên là Ryan Anderson”.
Thực ra thì xe của bà chỉ có một vấn đề là một bánh bị xẹp thôi nhưng đối với một bà già thì nó cũng đủ gây phiền não rồi. Ryan bò xuống phía dưới gầm xe tìm một chỗ để con đội vào và bị trầy da chỗ khuỷu tay cũng như lòng bàn tay 1-2 lần gì đó. Chẳng bao lâu, anh đã thay được bánh xe nhưng người anh bị dơ bẩn và hai bàn tay bị đau rát.
Trong khi anh đang siết chặt mấy con ốc bánh xe, bà cụ kéo cửa kính xuống và bắt đầu nói chuyện với anh, bà cho anh biết bà từ Saint Louis đến và chỉ mới đi được một đoạn đường. Bà không thể cảm ơn đầy đủ về việc anh đến giúp đỡ cho bà. Ryan chỉ mỉm cười trong lúc anh đóng nóc thùng xe của bà lại. Bà cụ hỏi bà phải trả cho anh bao nhiêu tiền. Ryan chưa hề nghĩ đến điều là sẽ được trả tiền, đây không phải nghề của anh, anh chỉ giúp người đang cần được giúp đỡ vì Chúa, Phật hay chính bản thân anh cũng biết rằng đã có rất nhiều người trong quá khứ ra tay giúp anh. Anh đã sống cả đời mình như thế đó và chưa bao giờ anh nghĩ sẽ làm chuyện ngược lại. Anh nói với bà cụ:
– “Nếu bà thực sự muốn trả ơn cho tôi thì lần khác khi bà biết ai cần được giúp đỡ, bà có thể sẵn sàng cho người ấy sự giúp đỡ của bà, (và Ryan nói thêm) và hãy nghĩ đến tôi”.
Anh chờ cho bà cụ nổ máy và lái xe đi thì anh mới bắt đầu lên xe của mình đi về. Hôm ấy là một ngày ảm đạm và lạnh lẽo nhưng anh lại cảm thấy thoải mái khi lái xe về nhà.
Chạy được vài dặm trên con lộ, bà cụ trông thấy một tiệm ăn nhỏ, bà ghé lại tìm cái gì đấy để ăn và để đỡ lạnh phần nào trước khi bà đi đoạn đường cuối cùng về nhà. Đó là một cửa hàng ăn trong có vẻ không được thanh lịch, bên ngoài là hai bơm xăng cũ kỹ, cảnh vật rất xa lạ với bà. Chị hầu bàn bước qua chỗ bà ngồi, mang theo một khăn sạch để bà lau tóc ướt. Chị mỉm cười vui vẻ với bà dù đã phải đứng suốt ngày nay để tiếp khách. Bà cụ để ý thấy chị hầu bàn này đang mang thai khoảng 8 tháng gì đó. Nhưng với cái nhìn của bà, bà thấy chị không bao giờ lộ ra sự căng thẳng hay đau nhức mà làm chị thay đổi thái độ. Rồi tự dưng bà lại chợt nhớ đến anh chàng tên Ryan hồi nãy, và bà cụ vẫn còn thắc mắc, không hiểu tại sao một người có ít đến độ thiếu thốn mà lại sẵn lòng cho một người lạ mặt rất nhiều như thế.
Sau khi ăn xong, bà trả bằng tờ giấy bạc 100 đô la. Chị hầu bàn mau mắn đi lấy tiền để thối lại tờ bạc 100 đô của bà cụ. Nhưng bà đã cố ý nhanh chân bước ra khỏi cửa mất rồi. Lúc chị hầu bàn quay trở lại thì bà cụ đã đi khuất. Chị hầu bàn thắc mắc không biết bà cụ kia có thể đi đâu. Khi dọn dẹp, chị để ý trên bàn có dòng chữ viết trên chiếc khăn giấy lau miệng. Nước mắt vòng quanh khi chị đọc dòng chữ mà bà cụ viết:
“Cô sẽ không nợ gì tôi cả. Tôi cũng đã từng ở vào tình cảnh thiếu thốn giống như cô hiện nay, có ai đó đã một lần giúp tôi giống như bây giờ tôi đang giúp cô. Nếu cô thực sự nghĩ rằng muốn trả ơn lại cho tôi thì đây là điều cô nên làm. Đừng để cho chuỗi tình thương này kết thúc ở nơi cô”.
Bên dưới tấm khăn giấy lau miệng bà cụ còn lót tặng thêm 4 tờ giấy bạc 100 đô la nữa. Thực ra còn có những bàn ăn cần lau dọn, những hũ đường cần đổ đầy và những khách hàng để phục vụ, và chị hầu bàn đã hoàn tất những việc ấy để sửa soạn cho qua ngày mai.
Tối hôm đó, dù khi đi làm về và leo lên giường nằm, chị vẫn còn nghĩ về số tiền và những gì bà cụ đã viết. Làm thế nào mà bà cụ lại biết được chị và chồng của chị đang cần số tiền ấy với sự sinh nở của đứa bé vào tháng tới, điều ấy sẽ là khó khăn. Chị biết chồng chị lo lắng đến mức nào và trong lúc anh đang nằm ngủ cạnh chị, chị tặng anh một cái hôn nhẹ và thì thào bên tai anh:
– “Mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thôi, em thương anh, Ryan à!”
Chị đâu có biết anh Ryan là người đã thay bánh xe cho bà già tội nghiệp trước đó.
(Ảnh minh họa/wallpaper-gallery.net)
Người xưa có câu “Gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy”. Khi ta làm việc gì tốt đẹp cũng đừng mong được báo đáp, vì khi làm một điều gì tốt – ta mong được báo đáp ngay – cũng giống như gieo một hạt, không chờ cây lớn mà bắt cây ra quả thu hoạch liền thì quả đó sẽ không tốt và cây cũng khó phát triển. Khi ta gieo một điều gì tốt cần phải có thời gian, khi nào đủ duyên rồi thì quả đó sẽ tự lớn và nhiều điều tốt đẹp khác cũng sẽ đến với ta.
Hôm nay tôi gửi bạn câu chuyện này và tôi mong bạn sẽ chuyển tiếp nó, hãy để cho ngọn đèn này chiếu sáng, đừng xóa nó, đừng gửi nó trở lại. Chỉ việc chuyển câu chuyện này đến những người bạn, những người bạn tốt giống như những vì sao, bạn không luôn luôn trông thấy họ nhưng bạn biết họ luôn luôn có mặt ở đó.
điều nên suy ngẫm mỗi tối để có thể thay đổi vận mệnh
Đời người đôi khi, tưởng là họa nhưng kỳ thực lại là phúc, tưởng là phúc nhưng thực ra lại là họa. Tích đức dù không ai nhìn thấy, nhưng hành thiện đất trời đều thấu tỏ.
1. Tùy duyên
Đời người giống như một tách trà, đầy hay vơi cũng đâu cần phải tranh giành ngược xuôi? Đậm cũng thơm ngon mà nhạt cũng nồng nàn, bởi “hữu xạ tự nhiên hương” nên tự bản thân đã có hương vị rồi.
Vội cũng vậy mà chậm cũng thế, cớ sao cứ phải muộn phiền nóng nảy? Nóng hay lạnh cũng chỉ như một nụ cười thoảng qua…
Đời người, bởi để ý quá nhiều nên mới đau khổ, bởi nghi ngờ vô cớ nên mới tổn thương. Biết xem nhẹ mới có thể vui vẻ, bởi lãnh đạm nên mới thấy hạnh phúc yêu đời.
Mỗi cá nhân tồn tại trong cuộc sống này đều giống như một vị khách qua đường, có rất nhiều sự việc mà bản thân không thể làm chủ được, hà cớ sao phải níu giữ truy cầu?
Mọi thứ cứ để tùy duyên, duyên đến thì vui mừng đón nhận, duyên đi hãy bình thản bước qua.
2. Khoan dung
Con người sống trên thế gian không nhất thiết phải thông tỏ rõ ràng mọi việc. Nước quá trong nước không có cá, người quá thông minh người không có bạn bè.
Tranh luận với người nhà dù thắng thì tình thân cũng rạn nứt; tranh cãi với bạn đời thắng rồi thì tình cảm lại nhạt phai; tranh luận với bạn bè dẫu thắng cũng sẽ mất đi tình nghĩa. Tranh luận là lý, thua là tình, tổn thương là tự bản thân.
Bản chất đen sẽ mãi mãi là đen, bản chất trắng sẽ mãi mãi là trắng. Thế nên, hãy để thời gian chứng minh cho tất cả. Buông bỏ cố chấp của bản thân, khoan dung độ lượng với mọi người thì khi hành xử sẽ đắc được nhân tâm.
Thêm một phần ôn hòa, thêm một chút ấm áp, thì cuộc sống mới thật sự ý nghĩa, mới có thể thấy được sự chói lọi của ánh nắng mặt trời.
3. Bần phú
Những người tự hài lòng với bản thân, tự biết đủ làm vui thì dù ngủ nơi nền đất cũng giống như trong nệm êm chăn ấm.
Những người không tự hài lòng với bản thân, không biết thế nào là đủ thì cho dù có đang ở thiên đường cũng lại giống như trong địa ngục.
Sự phong phú nơi tâm hồn mới là điều quan trọng nhất. Nếu cứ cố chấp truy cầu quá mức, là nô lệ của vật chất thì cho dù có được nhiều đến mấy vẫn cứ luôn túng thiếu.
Một cuộc sống thanh bần về vật chất vĩnh viễn không ảnh hưởng tới sự giàu có về tinh thần. Biết mình đủ để ung dung tự tại mới thực là người giàu có suốt đời.
4. Tính toán
Mang lại lợi ích cho người, đó là thể hiện của lòng nhân ái. Người với người luôn có sự tương hỗ qua lại lẫn nhau. Khi bạn nhường người khác một bước, người khác mới có thể kính bạn một đường.
Lòng người cũng giống như một con đường, càng so đo tính toán sẽ càng trở nên chật hẹp, càng khoan dung độ lượng sẽ càng rộng mở thênh thang.
Không nên tính toán với người quân tử bởi họ sẽ trả lại bạn gấp đôi; không nên tính toán với kẻ tiểu nhân bởi họ sẽ gây thêm tai họa.
Khoan dung mặc dù là sự nhượng bộ với người khác, nhưng thực tế là mở rộng con đường trong tâm mình.
5. Buông bỏ
Người xưa có câu: “Buông đi cho nhẹ nỗi lòng,
cho tâm thanh tịnh, cho lòng lạc an”.
Hôm nay dù sự việc xảy ra có long trời lở đất tới mức nào, thì tới ngày mai cũng đều là chuyện nhỏ, chuyện trong quá khứ như gió thoảng qua.
Cho dù đó là việc lớn cỡ nào trong kiếp này, tới kiếp sau cũng chỉ là truyền thuyết được người ta kể lại.
Nếu gặp chuyện không thuận lợi trong cuộc sống cũng như trong công việc, đừng quên nhắc nhở bản thân rằng: Mọi việc rồi cũng sẽ qua đi, hãy hít một hơi dài bình thản, vì ngày mai trời lại sáng thôi.
6. Đơn giản
Tâm đơn giản thế giới sẽ trở nên đơn giản, hạnh phúc sẽ theo đó mà lớn dần. Tâm thái tự do thì cuộc sống cũng tiêu diêu tự tại, và khi cuộc sống tự tại thì đi tới đâu cũng thấy mọi thứ luôn tươi đẹp.
Khi được như ý hãy coi nó thật nhẹ đừng đặt nặng trong tâm, khi không vừa ý hãy nhìn rộng theo chiều hướng tích cực và không quá nặng áp lực vì nó.
Có rất nhiều điều trong cuộc sống là thật sự có thể buông bỏ, chỉ là trong tâm có muốn hay không.
Hãy để mọi thứ tự nhiên, chỉ có buông bỏ nó, coi nhẹ nó, tâm mới được thoải mái. Thứ gì là của mình ắt sẽ là của mình, thứ gì không phải của mình thì có cưỡng cầu cũng không được.
Hãy tự nhắc nhở bản thân thêm một chút khoan dung, thêm một chút độ lượng để vẫy tay và cười chào tạm biệt với những chuyện vui buồn. Chỉ cần nhắm mắt lại, sau một giấc tỉnh dậy thì tất cả đều trở thành quá khứ.
7. Phúc họa
Đời người đôi khi, tưởng là họa nhưng kỳ thực lại là phúc, tưởng là phúc nhưng thực ra lại là họa. Tích đức dù không ai nhìn thấy, nhưng hành thiện đất trời đều thấu tỏ.
Một người hành thiện, phúc có thể chưa tới nhưng họa chắc chắn đã rời xa. Một người hành ác, họa mặc dù chưa tới nhưng phúc đức đã mất đi rồi.
Người làm việc thiện cũng giống như cây cỏ trong vườn xuân, dù không cao lớn nhưng theo ngày tháng nó sẽ thêm rậm rạp. Người làm việc ác cũng như lấy đá mài dao, nhìn không thấy tổn thương nhưng lâu dài thì sẽ có.
Phúc họa đều xuất tự nội tâm. Nỗi lo sợ khi làm việc ác không phải bởi sợ người khác phát hiện, mà ở chính bản thân mình biết đó là ác hay thiện.
Hành thiện không phải vì mong đợi lời khen từ người khác mà là để bản thân thấy cao quý trong lòng.
8. Khoảng trống
Khi thành công, hãy cho mình một khoảng trống để suy xét, đừng để sự đắc ý làm mê mờ đầu óc. Khi đau khổ hãy dành một khoảng trống cho sự an ủi, đừng để nỗi đau làm nghẹt thở tâm hồn.
Khi lòng đầy phiền muộn hãy dành một khoảng trống cho sự vui vẻ, muộn phiền sẽ nhanh chóng tiêu tan, nụ cười sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Khi cô đơn hãy dành khoảng trống cho tình hữu nghị, bởi sự chân thành của tình bạn chính là niềm an ủi lớn nhất cho tâm hồn.
Hãy cho bản thân một chút khoảng trống để hít thở khí trời, lòng tĩnh lặng sẽ cảm nhận được muôn vàn điều vui
Một người có giáo dưỡng hay không nhìn vào tướng ăn là có thể biết
Mỗi một cử chỉ hành vi đều là nét riêng biệt của mỗi người. Trong đó, ngồi có tướng ngồi, đứng có tướng đứng, ăn có tướng ăn… Người xưa nói “tướng do tâm sinh” thật sự là có đạo lý. “Nhìn tướng biết người” là có ý nói rằng, nhìn vào hành vi sinh hoạt thông thường là cơ bản có thể biết người ấy như thế nào.
(Ảnh minh họa qua Pixabay)
Những điều tưởng như nhỏ nhặt lại có thể hiển lộ ra phẩm chất con người. Ăn cơm là việc làm hàng ngày trong cuộc sống, nhưng thông qua tướng ăn cũng có thể thấy được mức độ tu dưỡng của một người.
Nếu để ý một chút, chúng ta không khó để nhận thấy rằng, có những lúc ăn cơm cùng với một số người khiến chúng ta rất vui vẻ. Nhưng cũng có đôi lúc ăn cơm cùng với một người xong lại không có được một chút cảm tình nào với người ấy, thậm chí còn có cảm giác chán ghét. Đó là bởi vì sao?
Con người luôn luôn lựa chọn những thứ mà mình yêu thích. Những thứ mà một người yêu thích lại rất giống với tính cách và bản chất của người đó. Cho nên, nhìn vào đồ ăn mà một người lựa chọn người ta có thể biết được nhân cách của người đó. Ăn cơm không chỉ vẻn vẹn là ăn, mà ăn cái gì, ăn như thế nào sẽ thể hiện ra nhân cách của một người. Loại nhân cách này chính là một loại giáo dưỡng.
Khi ăn, phàm là người mà vội vã ăn uống, không hề chú ý đến cảm nhận của người khác, lựa chọn món ngon mình yêu thích hay những miếng lớn hơn thì thông thường trong cuộc sống họ là người ích kỷ. Có một số người phàm là lúc ăn nhất định phải là người đầu tiên nếm thử hương vị thì trong cuộc sống cũng đại khái là người luôn muốn chiếm phần lợi.
(Ảnh minh họa qua Pixabay)
Một số người không phô trương, không lãng phí, không quá bắt bẻ khi ăn, tình nguyện dành cho người khác những miếng ngon hơn, họ không nhất định là người thân cận nhất của bạn, nhưng nhất định đó là người chính trực, thiện lương và có thể tin cậy.
Có một tỷ phú giàu có tại Hồng Kông chia sẻ rằng công việc thuận lợi không phải chỉ dựa vào đầu óc kinh doanh của ông. Sự thành công ấy còn có nguồn gốc từ cách đối nhân xử thế của ông với mọi người xung quanh. Ngay cả việc mời khách dùng cơm, vị tỷ phú này cũng nghiên cứu rất kỹ càng.
Mỗi lần tổ chức yến tiệc, chiêu đãi khách, vị tỷ phú dù đã hơn 70 tuổi này vẫn duy trì thói quen đứng ở cửa thang máy và bắt tay từng vị khách đến tham dự. Ngoài ra ông cũng không dùng địa vị cao thấp để phân chia, sắp xếp chỗ ngồi khi mời khách ăn tiệc. Đây được coi là thói quen lâu năm của ông. Khi bữa tiệc đã kết thúc, vị tỷ phú này cũng không quên bắt tay từng vị khách, nói lời từ biệt họ và nói lời cảm ơn với các nhân viên phục vụ. Chính cách đối xử chu đáo chân thành đó của ông đã lấy được sự tín nhiệm từ mọi người.
Từ xưa, cổ nhân có câu: “Từ chi tiết nhỏ nhìn ra trí tuệ lớn”. Ăn cơm cũng là như thế, mặc dù là một việc vừa nhỏ vừa đơn giản nhưng nó lại thể hiện ra nhiều loại thái độ. Người ta có thể cố thể hiện mình là người có giáo dưỡng, nhưng đó chỉ là trong một thời gian rất ngắn, còn trong lúc vô ý thì giáo dưỡng của một người rất dễ dàng được hiển lộ ra.
Về khía cạnh động tác cơ thể, tục ngữ có câu: “Phải để đồ ăn theo miệng, chứ đừng để miệng theo đồ ăn”, ý nói rằng, con người khi ăn bất kể thứ gì đều phải đưa đồ ăn vào miệng chứ đừng chúc đầu rồi đưa miệng đến chỗ đồ ăn để ăn. Tương tự như vậy, “Cây rung thì lá rơi, người rung thì phúc bạc”. Rung chân cũng là một loại tướng xui xẻo, phá tài. Dân gian còn có câu: “Nam mà rung chân thì cùng cực, nữ mà rung chân thì hèn hạ”. Nếu như một người có thói quen này, cứ ngồi xuống mâm là bắt đầu rung chân thì lúc nào cũng ở vào trạng thái không yên ổn. Đối với nam thì sẽ không tụ tài, không sang, đối với nữ thì sẽ hèn hạ, ăn nói tùy tiện.
Câu chuyện trong bữa ăn cũng sẽ để lộ ra tính cách ứng xử của một người. Nếu muốn biết rõ trình độ tu dưỡng của một người, đừng nhìn vào cách họ đối đãi với người khác khi họ vui vẻ cao hứng trong mâm cơm mà hãy nhìn vào cách đối xử của họ với người khác lúc họ tức giận hoặc khi có mâu thuẫn. Bởi vì lúc con người tức giận là lúc lộ rõ sự tu dưỡng của mình nhất, đặc biệt là khi đối xử với những người thân thiết. Người có tu dưỡng cao, nhẫn nại, khoan dung sẽ giữ được sự bình tĩnh, hòa hoãn mà không tức giận với mọi người.
Ăn cơm thực ra cũng yêu cầu lễ nghi ở trong đó. Người xưa vô cùng chú trọng đến việc giáo dục lễ nghi, đó là một phương diện lớn của tu thân. Nếu một người đọc rất nhiều sách, học rất nhiều năm nhưng ngay cả lễ nghĩa làm người tối thiểu cũng không biết thì như vậy chỉ có thể nói nhân cách của người đó chưa hoàn thiện.
Cho đi là một loại hạnh phúc, càng là một loại biết ơn
Người xưa có câu: “Hành thiện tối nhạc” (ý nói làm việc thiện là vui sướng nhất). Lòng người quả thật vô cùng kỳ lạ, khi chúng ta làm bất kể việc gì không tốt thì trong lòng sẽ thấy bất an, không vui vẻ nổi, nội tâm cũng không thoải mái. Còn nếu như một người làm việc thiện không vì điều kiện gì thì trong lòng người ấy lại cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Một số người cho rằng, phải có điều kiện, có tiền bạc mới có thể giúp đỡ người khác, mới có thể cho đi. Nhưng kỳ thực, ngay cả khi chúng ta không có những thứ vật chất ấy, chúng ta vẫn có thể cho đi một cách rất ý nghĩa và hữu ích. Đôi khi chỉ một lời nói động viên khích lệ, một cái nhìn hay một nụ cười ấm áp là chúng ta đã có thể chuyển một người buồn thành một người vui vẻ. Thậm chí chỉ bằng những cử chỉ nhỏ ấy, chúng ta đã có thể cảm hóa được một người ác thành người lương thiện hơn.
Tại một số nơi trên thế giới, người ta không chỉ cho đi một cách tự nguyện mà nó còn được xem là một “nguyên tắc ngầm” để quy định mọi người.
(Ảnh qua Pixabay)
Câu chuyện của người Do Thái
Ở vùng nông thôn của đất nước Israel, mỗi khi đến vụ thu hoạch hoa màu chín, người ta sẽ để lại phần hoa quả ở bốn góc ruộng mà không thu hoạch. Bạn có biết vì sao không? Đó là phần hoa màu người ta để lại và bất kể ai cũng có quyền hưởng thụ.
Họ cho rằng, chính là Thần đã ban cho người dân Do Thái vốn trải qua nhiều tai nạn nay được sống cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Vì thế, họ để lại hoa màu ở bốn góc ruộng với ý nghĩa tỏ lòng biết ơn Thần đã ban cho họ cuộc sống như ngày hôm nay. Họ làm như vậy vừa là để báo đáp Thần cũng vừa là để cung cấp thức ăn cho những người đói khổ đi ngang qua nơi đây.
Hoa màu là bản thân mình trồng được, giữ lại một chút cho người khác hưởng thụ, đó chính là sự chia sẻ, sự cho đi vô điều kiện. Họ cho rằng, cho đi, chia sẻ là một loại cảm ơn, một loại hạnh phúc và càng là một loại đạo đức tốt đẹp của con người thế gian.
Ngoài ra, hàng năm, người Do Thái đều tổ chức lễ hội Hanukkah (lễ hội ánh sáng) để gợi nhớ về sự sung túc. Vào dịp này, họ sẽ ở bên người thân và bạn bè tề tựu quanh một đài có nhiều nhánh để cắm nến mỗi đêm. Họ vừa thắp nến và vừa cầu nguyện.
Người Do Thái cho rằng sống với cảm giác sung túc khiến họ giàu có hơn cả về vật chất và tinh thần. Và từ xưa đến nay, người Do Thái vẫn luôn được dạy dỗ để tiếp nhận quan niệm này.
Quan niệm sung túc của người Do Thái còn được thể hiện trong các điều răn, khuyên yêu thương người khác như yêu chính mình. Đó là bởi vì tổ tiên người Do Thái đều trải qua sự đau khổ và kiếp nô lệ. Nếu không có sự rộng lượng từ những người hàng xóm, những người lạ mặt, và Chúa Trời thì không ai có thể tồn tại được.
Vì thế, họ quan niệm rằng, cho đi đơn giản là việc đúng đắn cần làm, giống như lời dạy của vị giáo trưởng Maimonides nổi tiếng ngày xưa đã nói: “Không ai nghèo đi khi làm từ thiện cả”.
Câu chuyện ở vùng nông thôn Hàn Quốc
Nguyên tắc “ngầm” về sự cho đi này không phải là chuyện “độc nhất vô song” của người Do Thái mà nó cũng xảy ra ở đất nước Hàn Quốc.
Ở ven đường của vùng nông thôn phía bắc Hàn Quốc có rất nhiều vườn hồng. Đến mùa thu hoạch, những người nông dân nơi đây đều để lại những trái hồng chín mọng ở trên cây. Vì thế, những trái hồng vừa to vừa chín mọng ở trên cây đã tạo thành một con đường có phong cảnh vô cùng đẹp. Du khách đi qua nơi đây ai cũng trầm trồ khen ngợi vẻ đẹp của con đường và vẻ quyến rũ của những trái hồng to chín mọng.
(Hình minh họa: Qua violet.vn)
Người dân địa phương ở đây nói rằng, cho dù những trái hồng có to đến cỡ nào đi nữa, có ngon đến cỡ nào đi nữa, họ cũng lưu lại để làm thức ăn cho chim Hỷ Thước. Vì sao lại có tập quán như vậy?
Nguyên lai, nơi này là nơi mà chim Hỷ Thước thường xuyên dừng lại. Mỗi khi mùa đông đến, chim Hỷ Thước đều kéo đến đây, xây tổ trên những cây hồng và sống sót qua mùa đông giá rét.
Năm ấy, trời đặc biệt lạnh, tuyết lại rơi rất nhiều. Hàng trăm chú chim Hỷ Thước vì không kiếm được thức ăn, lại lạnh giá nên trong một đêm mà chết hết.
Mùa xuân năm sau, những cây hồng ở đây lại nảy mầm xanh non, ra hoa và kết quả. Nhưng đúng lúc ấy, bỗng nhiên một loại côn trùng không rõ tên từ đâu đến tạo thành một loại dịch họa, khiến cho năm đó hồng gần như không còn quả nào.
Từ đó về sau, mỗi năm đến mùa thu – mùa thu hoạch hồng chín, người dân nơi đây lại để lại một số hồng chín, làm thức ăn cho chim Hỷ Thước ăn qua mùa đông. Những trái hồng trên cây vừa to vừa ngon, hấp dẫn rất nhiều đàn chim Hỷ Thước đến nơi đây sinh sống qua mùa đông.
Chim Hỷ Thước dường như cũng biết ơn con người, đến mùa xuân, chúng không vội vã bay đi mà ở lại bắt sâu cho cây, cứ như thế năm nào cây hồng cũng cho ra những quả hồng chín mọng ngon ngọt.
Kỳ thực, cho người khác một con đường sống, thường thường cũng là cho mình sự hy vọng và cơ hội sinh tồn. Hết thảy giới tự nhiên, đều là sống dựa vào nhau, nhờ vào nhau mà sống. Cổ nhân cũng từng dạy: “Nhất vinh câu vinh, nhất tổn câu tổn”, tức là một người vinh hoa thì tất cả vinh hoa, một người tổn hại thì tất cả tổn hại.
Cho đi là một loại khoái hoạt, vui vẻ. Bởi vì cho đi không phải là hoàn toàn mất đi, mà là một loại thu hoạch cao thượng. Cho đi là một loại hạnh phúc, bởi vì cho đi càng có thể khiến tâm linh mình tốt đẹp. Nếu có thể, hãy nguyện ý cho đi nhiều hơn!
Một anh thợ học việc trong lò rèn suốt ngày ca thán về những khó khăn anh ta gặp phải trong cuộc sống. Anh ta cho rằng cuộc sống này quá u ám và ngột ngạt đến mức không thể chịu đựng nổi.
Một hôm, ông chủ lò rèn đã lớn tuổi bảo anh ta ra chợ mua về một ít muối. Khi anh thợ học việc đem muối về, ông chủ lấy ra một ly nước và bảo anh hãy bốc một nắm muối cho vào ly rồi uống.
- Anh thấy thế nào? - Ông chủ hỏi.
- Vị mặn chát! - Anh thợ thốt lên.
Ông chủ gật đầu đồng tình rồi bảo anh ta mang một nắm muối tương tự đi theo ông. Hai người lặng lẽ đến bên một bờ hồ gần đó. Ông chủ bảo anh thợ lấy nắm muối thả xuống hồ nước. Khi người thợ khuấy nắm muối vào nước hồ, ông chủ bảo anh ta:
- Giờ anh uống thử nước trong hồ xem sao.
Anh thợ làm theo lời ông chủ.
- Vị thế nào? - Ông hỏi sau khi chàng trai đã uống xong một ngụm nước hồ.
- Mát lắm ạ! - Chàng thợ học việc nhận xét.
- Thế anh có nếm thấy vị mặn chát của nắm muối không?
- Không ạ!
Ông chủ nhẹ vỗ vai chàng trai, hiền từ nhìn vào mắt anh và nói:
- Những phiền muộn cũng giống như những hạt muối mặn chát vậy. Ai trong chúng ta cũng đều gặp những điều không vừa lòng trong cuộc sống. Tuy nhiên, số lượng những đắng cay mỗi người cảm nhận được tùy thuộc vào nơi mà họ đặt nỗi phiền muộn ấy vào. Thế nên khi nào anh đau khổ, điều duy nhất anh nên làm là mở rộng nhận thức của anh về sự việc. Đừng tự biến mình thành cái cốc nước bé nhỏ để nỗi đau khổ ấy tạo thành vị mặn chát mà hãy trở thành hồ nước để hòa tan nỗi phiền muộn, sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.
Ngạn ngữ Pháp nói rằng thói quen là bản năng thứ hai của con người. Sẽ có những thói quen tốt và cả những thói quen xấu hình thành từ kết quả sinh hoạt, học tập và tu dưỡng của mỗi người qua thời gian. Tuy nhiên, nếu chú ý hơn vào việc hình thành một số thói quen tốt, bạn sẽ có một cuộc sống an lạc, hạnh phúc cũng như luôn gặt hái được nhiều thành công.
(Ảnh: shutterstock.com)
1. Không ngừng học hỏi
Việc học giúp chúng ta giữ sự trẻ trung, ước mơ khiến chúng ta tràn đầy sức sống. Khi vận dụng não, chúng ta sẽ không nghĩ nhiều đến những điều không vui nữa, mà sẽ trở nên vui vẻ và thỏa mãn hơn.
2. Lựa chọn bạn bè một cách sáng suốt
Yếu tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến hạnh phúc cá nhân là quan hệ xã giao. Chỉ số hạnh phúc và niềm vui của chúng ta có sự gắn kết mật thiết với chất lượng mối quan hệ của ta với những người xung quanh, chất lượng mối quan hệ này chính là sự tin tưởng lẫn nhau giữa những người có tinh thần lạc quan. Vì vậy nếu bạn muốn trở nên vui vẻ hơn, hãy lựa chọn sống cùng những người bạn lạc quan, họ có thể hiểu được con người thật sự của bạn, để cuộc sống của bạn trở nên phong phú, vui vẻ và có ý nghĩa hơn.
(Ảnh: Pixabay)
3. Học cách giải quyết vấn đề
Những người sống an lạc, vui vẻ là người biết cách giải quyết vấn đề. Khi gặp thử thách trong cuộc sống, họ sẽ không tự ngược đãi bản thân và trở nên chán nản. Họ sẽ đối diện với thử thách, dùng toàn bộ sức lực để tìm cách giải quyết. Đồng thời với quá trình đó, bạn sẽ xây dựng sự tự tin và khả năng đối diện với thử thách của bản thân.
4. Làm việc mà bạn muốn làm
1/3 thời gian sống của chúng ta đều dành cho công việc, vậy thì việc làm những điều mình muốn có ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác hạnh phúc của chúng ta. Nếu bây giờ không làm được những điều mình muốn, vậy hãy thử tìm kiếm niềm vui và ý nghĩa trong công việc mà mình đang làm, hoặc nuôi dưỡng sự yêu thích và hứng thú.
5. Thường xuyên mỉm cười
Nụ cười là phương thức hữu hiệu nhất để làm giảm sự tức giận và thất vọng. Nghiên cứu cho thấy, chỉ cần cong khóe miệng cũng có thể tăng cảm giác hạnh phúc của bạn. Đừng quá nghiêm túc trong cuộc sống, phải học cách tìm kiếm sự hài hước và mỉm cười khi mỗi ngày trôi qua.
(Ảnh: The Heart Foundation)
6. Học cách tha thứ
Sân hận và tức giận là tự trừng phạt bản thân. Khi bạn thả lỏng tâm trạng, trên thực tế nghĩa là đang đối xử tốt với bản thân. Quan trọng nhất là phải học cách tự tha thứ. Ai cũng sẽ phạm lỗi, chỉ có thông qua sai lầm, chúng ta mới dần học được cách trở thành người mạnh mẽ hơn.
7. Thường xuyên nói cảm ơn
Hãy học cách biết hưởng thụ những lời chúc phúc trong đời. Việc bạn thể hiện sự biết ơn của mình đối với những người khiến cuộc sống của bạn tốt hơn cũng rất quan trọng.
Ngoài ra, bạn cũng nên học cách biết ơn. Bước chậm lại, quan sát xung quanh mình, để ý đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống: những đóa hoa màu tím nhạt bên đường, mặt trời lặn tuyệt đẹp, trời mưa to rửa trôi mọi sự mệt mỏi trong một ngày của bạn, nụ cười trong mắt nửa kia. Khi bạn có thể thưởng thức được cái đẹp của cuộc sống, suy ngẫm và hạnh phúc bằng lòng biết ơn của mình, tự nhiên bạn sẽ tràn đầy cảm giác hạnh phúc.
8. Học cách lắng nghe khi trò chuyện
Chúng ta sẽ không ngừng cảm thấy hạnh phúc khi giao tiếp với người khác. Chăm chú lắng nghe là hai điều quan trọng nhất để tăng mối liên hệ và mang cảm giác hạnh phúc đến cho bản thân cũng như đối phương.
(Ảnh: Questionspedia.com)
9. Giữ lời hứa
Sự tự tôn của chúng ta được xây dựng khi chúng ta giữ lời hứa. Sự tự tôn cao độ liên hệ trực tiếp với cảm giác hạnh phúc. Vì vậy phải tuân thủ lời hứa của mình với người khác.
10. Giữ thái độ lạc quan
Mỗi khi bạn đối diện với thử thách, nếu bạn có xu hướng có những suy nghĩ xấu nhất, vậy thì hãy thay đổi tình trạng này. Tự nói với mình những điều tốt hoặc những điều mà bạn học được từ một tình huống nào đó. Chắc chắn sự lạc quan có thể mang đến cho bạn thành công và cảm giác hạnh phúc.
11. Yêu thương vô điều kiện
Không có ai là hoàn hảo cả. Hãy chấp nhận sự không hoàn hảo của bản thân và cả người khác. Yêu thương một người nào đó vô điều kiện hoàn toàn không có nghĩa là bạn phải dành toàn bộ thời gian để ở bên họ, hoặc giúp họ giải quyết vấn đề. Yêu thương vô điều kiện là chấp nhận con người thật của họ, để họ tự mình bước đi, tự mình tìm kiếm.
(Ảnh: Internet)
12. Học cách cho đi
Có một nguyên tắc cực kì quan trọng trong tâm lý học: “Một khi bạn cho đi cũng chính là lúc bạn được nhận lại”, khi bạn cho đi mà không có sự toan tính, thì đây cũng chính là cách giúp bạn có thể nhận lại được niềm vui và hạnh phúc! Có thể nói rằng, làm việc thiện lành là một trong những cách tốt nhất để giữ tâm trạng an lạc. Khi chúng ta làm việc tốt, não sẽ trở nên linh hoạt hơn, giống như sự kích thích mà não nhận được khi bạn được người khác khen ngợi. Vì vậy, những người quan tâm đến người khác sẽ vui vẻ hơn những ai không biết quan tâm đến xung quanh.
13. Tự chăm sóc tốt cho mình
Người không biết tự chăm sóc bản thân thường cũng sẽ không biết cách chăm sóc người khác, người không biết yêu bản thân cũng sẽ không biết làm thế nào để yêu thương người khác. Rõ ràng, một cơ thể khỏe mạnh là điều quan trọng để xem bạn có hạnh phúc không. Nếu bạn không khỏe, dù bạn có cố gắng ra sao đều sẽ rất khó mà vui vẻ được. Đảm bảo mình ăn ngon, tập thể dục đều đặn, dành thời gian nghỉ ngơi. Hãy chăm sóc tốt cơ cơ thể, trí não và tinh thần của bạn.
14. Làm hết sức mình rồi buông tay
Mỗi người đều có mức giới hạn nhất định. Có đôi khi, dù chúng ta rất cố gắng làm một việc gì đó, nhưng vẫn không được như ý. Vậy thì hãy làm hết sức mình rồi buông tay. Khi bạn đã cố gắng hết sức, bạn sẽ không còn hối tiếc nữa.
15. Thiền định mỗi ngày
Thiền định kết nối con người với tự nhiên và vũ trụ (Ảnh: Internet)
Khoa học chứng minh rằng, thiền định có thể giúp giảm stress, ngủ ngon, kiếm soát tốt cảm xúc, trẻ hóa não bộ cũng như cải thiện trí nhớ. Những người thường xuyên thiền định cũng cảm thấy cuộc sống vui vẻ hơn so với những người khác. Do đó, mỗi ngày chỉ cần 30 phút dành cho thiền định, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống trở nên an lạc hơn rất nhiều.
8 CÂU NÓI VỪA THÂM VỪA THẤM, đọc để hiểu rõ hơn về cuộc đời
Chơi với người TỐT như vào hàng hoa. Khi đi ra hương thơm còn vương vấn. Chơi với người XẤU như vào hàng cá. Quen tanh rồi , chẳng biết mình tanh.2. “Người ta nói, con ong, độc nhất ở cái đuôi, còn đàn bà độc nhất là ở tấm lòng. Không sai đâu, hãy nghĩ kĩ đi, nếu bạn không chọc phá con ong, nó sẽ chẳng chích, cũng như đàn bà, nếu không đẩy họ vào đường cùng, họ sẽ không bao giờ thâm độc.”3. Lớn rồi !!!
Chuyện của bản thân, nên nghe người khác nói thế nào trước
Chuyện vợ chồng, cùng nhau thương lượng
Chuyện chưa chắc có thể sẽ xảy ra, đừng nên nói bậy.Chuyện gấp, từ từ nói.
Chuyện tổn thương người khác, tuyệt đối không nói.
5. Ở đời có 3 chữ Đừng
Đừng hiền quá để người ta bắt nạt
Đừng ngốc quá để người ta đùa giỡn
Đừng tin tưởng quá để khi bị lừa dối cũng không đến nỗi bi thương
6. Đừng bao giờ níu kéo một ai cả. Đơn giản vì khi người ta muốn ở lại thì có đuổi thế nào cũng không đi. Nếu người ta muốn đi có giữ thế nào người ta cũng không ở lại.7. “10 năm trước, những người quanh bạn sẽ dựa vào thu nhập của bố mẹ bạn để đối đãi với bạn! 10 năm sau, những người xung quanh bạn sẽ dựa vào thu nhập của bạn để đối đãi với bố mẹ bạn!”
8. Khi bạn đã cố gắng hết sức mà họ vẫn không cảm nhận được. Vậy thì hãy dừng lại… Hãy sống vì những gì xứng đáng hơn.
Là phụ nữ đừng ỷ vào nhan sắc, vì nó sẽ tàn phai theo thời gian.
Trình chơi Video
Người phụ nữ có Tâm đẹp mới là người phụ nữ đẹp nhất.
Posts:3,516Thanks Thanks Given :27Thanks Thanks Received :100Thanked in:92 Posts
8 việc làm nhất định gặp báo ứng
8 việc làm nhất định gặp báo ứng
Trong cuộc đời mỗi người, có vô số chuyện không theo ý muốn luôn đi bên chúng ta. Đó là những điều mà người ta gọi là buồn và hận, bi và khổ, phiền não và thất vọng, long đong lận đận và bất công tủi nhục, khiến chúng ta không cách nào trốn thoát khỏi nó.
(Hình minh họa: Qua mypaper.m.pchome.com )
Nếu nhìn ra toàn xã hội thì chiến tranh, đói khát, nghèo khó, bạo lực, khiêu dâm tình dục, thiên tai, ô nhiễm môi trường,… lúc nào cũng không ngừng ảnh hưởng tới chúng ta. Có thể nói, ở thế gian này, sinh mệnh dù rất ngắn ngủi và vô thường, nhưng cả cuộc đời đều là bị thống khổ và phiền não vây quanh khó thoát ra được.Nếu như một người có thể bình an, vui vẻ và khoan khoái mà sống trong cuộc đời này, thì người đó quả thực vô cùng may mắn. Nhưng nếu muốn tận lực để nghĩ cách thoát khỏi những thống khổ và phiền não này, để chúng ta mỗi ngày đều được sống một cách vui vẻ tự tại, không nuối tiếc, thì cũng không phải là điều quá khó – chỉ cần chúng ta tin tưởng vào “nhân quả”, nhớ kỹ câu “làm điều thiện được thện, làm điều ác bị báo ứng” , đồng thời ghi nhớ một số việc nhất định không được làm sau đây, vì những việc này ảnh hưởng cực kỳ lớn tới cả cuộc đời của mỗi người chúng ta.
1. Tham dâm háo sắc
Người tham dâm háo sắc, trong tâm có tà, thiếu ngay thẳng chính khí, sự nghiệp sẽ rất không thuận lợi. Dâm dục là việc làm vi phạm đạo đức, không thể viên mãn. Hơn nữa, người tham dâm háo sắc, sức khỏe khẳng định là bị hao tổn, làm sao có thể không mắc bệnh?
2. Bất hiếu với cha mẹ
(Hình ảnh: Qua pinterest)
Cha mẹ sinh ra ta và nuôi dưỡng ta, ân đức sâu đậm. Bên Phật gia giảng rằng, con người báo đáp vài tỷ kiếp cũng chưa hết được ân đức của cha mẹ.Người bất hiếu với cha mẹ, trời đất đều khó dung thứ. Hơn nữa, ngay cả cha mẹ mình còn không hiếu lễ kính trọng, làm sao có thể lãnh đạo người khác? Làm sao có thể thuyết phục được công chúng?
3. Thích chiếm lợi, cực kỳ keo kiệt, rất ít khi làm việc thiện
Người trong tâm tham lam và keo kiệt, nghèo khó thường sẽ không rời xa. Người không làm việc thiện, không có phúc đức, miệng ăn núi lở. Kiểu người này không có lòng thương người, không có nhân duyên, cũng nhất định khuyết thiếu tâm giúp đỡ người khác, vậy có thể nào thành công trong sự nghiệp được?Mặc dù người như vậy có thể nhất thời được vui vẻ, sung sướng, nhưng cuối cùng thì tiền tài cũng ra đi.
4. Luôn tính kế hại người
(Hình minh họa: Qua kknews.cc)
Người có nhiều mưu tính thường cho rằng mình thông minh hơn người nhưng lại không biết “nhân ngoại hữu nhân”. Hành vi của người này trước sau cũng bị bại lộ, sớm muộn cũng bị mọi người xa lánh.Người mưu tính, trong tâm thường hoang mang rối loạn. Điều này không chỉ làm cho tâm không được yên ổn bình an mà còn khiến sức khỏe bị hao tổn.
5. Không tôn kính bậc thầy, kiêu căng ngạo mạn
Người đã được gọi là thầy giáo, dẫn dắt chúng ta, khẳng định là có chỗ ưu tú hơn chúng ta. Nếu chúng ta không có chút khiêm tốn nhã nhặn nào, luôn cho rằng họ giảng chỗ này không tốt, làm không tốt hay là dẫn dắt không đúng, vậy thì làm sao có thành tựu gì?Khổng Tử viết: “Tam nhân hành, tất hữu ngã sư” (trong người đồng hành, trong đó nhất định có thể lấy một người làm thầy của mình), người không khiêm tốn, lẽ nào có thể là người rộng lượng?
6. Thường hay nói lời giả dối
(Hình minh họa: Qua rimedia.org)
Sự hòa thuận giữa người với người, ăn ở phải có đạo, coi trọng sự chân thành lẫn nhau, kiêng kỵ “hư tình giả ý” (đạo đức giả). Bất luận là người nhà ruột thịt thân thích hay mối quan hệ bạn bè với cấp trên, chỉ cần chúng ta thường ngày dùng lời chân thật, thành tâm đối xử tử tế, nhất định sẽ đạt được tín nhiệm của người khác.Ngược lại, thường xuyên bịa đặt những chuyện giả tạo dù chỉ một chút, hoặc là đã dưỡng thành “thuyết hoang tâm bất hoảng” (nói dối mà trong tâm không chút sợ hãi), dần dần thành “phản xạ” mà thuận miệng nói láo với bất kỳ ai, có khi chỉ vì một câu nói dối tùy tiện mà phải trả giá vô cùng thê thảm.
7. Trộm cắp
Khái niệm trộm cắp vô cùng rộng, chỉ cần đó không phải là đồ của mình mà chiếm dụng nó thành của mình, cho dù đó là thứ rất nhỏ thì đều được coi là trộm cắp. Mặc dù chúng ta có lúc làm như thế mà trong tâm thấy rất quang minh chính đại, cũng rất thản nhiên, nhưng đó vẫn là một hành vi loại này.Trộm cắp làm tiêu hao rất nhiều phúc đức của bản thân mình, hơn nữa, chắc chắn đến một lúc nào đó chúng ta sẽ phát hiện ra mình cũng bị tổn thất một cái gì đó tương đương. Còn có một nhóm những người chuyên môn đi trộm cắp, nhưng cho dù “trở lên giàu có” rồi, thì cuối cùng vẫn rơi vào kết cục nghèo khổ bi thảm mà thôi.
8. Ức hiếp người yếu, người thành thật
Người chuyên ức hiếp người thành thật, người yếu hơn mình, thường vì lợi mình mà hại người. Kiểu người này không sợ trời không sợ đất”, càng là người thành thật thì càng ức hiếp họ. Nhưng lại không biết rằng người thành thật là người có cốt khí, ức hiếp họ thì cuối cùng cũng bị trả giá thảm khốc.
Hơn nữa, ức hiếp người khác còn là một loại ác tâm, tương lai nhất định sẽ nhận được hậu quả xấu, cũng bởi vậy mà giảm thọ mệnh.
Người trưởng thành không phải ở chỗ tuổi tác bao lớn, mà là ở tâm tính. Tâm trưởng thành không phải gặp được nhiều chuyện, mà là thái độ đối đãi với sự việc.
Người trưởng thành không phải ở chỗ tuổi tác bao lớn, mà là ở tâm tính. (Ảnh: Natalia Zakonova)
Con người sống trong xã hội, có thể thấy được cái sai của người khác, liền nghĩ đến lỗi của chính mình; thấy chỗ không phải của người khác, lại có thể bao dung cái không hay của họ, như thế tâm mới được an yên, nhẹ nhõm.
Tâm càng xem nhẹ, tổn thương càng ít. Tâm rộng bao nhiêu, hạnh phúc có được bấy nhiêu…
Tâm càng xem nhẹ, tổn thương càng ít. Tâm rộng bao nhiêu, hạnh phúc có được bấy nhiêu… (Ảnh: Pixabay)
Nhân sinh, không thể lúc nào cũng hài lòng, khắp nơi đều hoàn mỹ tốt đẹp. Có khi bị hiểu lầm, càng giải thích càng phí công. Chi bằng mỉm cười bỏ qua, để cho thời gian trả lời. Gặp người không hài lòng, nhiều lời thành thừa thãi, bỏ qua mới là một loại trí tuệ.
Người muốn lòng yên tĩnh, nói nhiều tất nói hớ, lảm nhảm chi bằng tự xét lại tâm, oán trách người khác chi bằng nghe đó rồi quên.
Có thể phiền người khác, thường là do mình quá để ý; có thể tổn thương người khác, thường là do mình nghĩ không ra. Người mà ôn hòa, không ai hận cả; người mà rộng lượng, không ai có thể phiền.
Không làm được mặt trời, vậy làm ngôi sao sáng nhất;
Không làm được đại lộ, vậy làm con đường mòn đẹp nhất;
Không làm được minh tinh, vậy làm bách tính bình thường,
Hết thảy đều là thoáng qua, hạnh phúc mới là đích đến của kiếp người.
Tâm an thì đâu cũng an, nơi đâu cũng tự tại; tâm rộng thì trời đất cũng rộng, không có ai đối địch…
Tâm an thì đâu cũng an, nơi đâu cũng tự tại; tâm rộng thì trời đất cũng rộng, không có ai đối địch… (Ảnh: Pixabay)
Nhân sinh không thể lúc nào cũng hài lòng, nơi nơi hoàn mỹ, vậy nên phải học được cách bao dung được khuyết điểm của người.
Đạt được là phúc, mất đi cũng là phúc. Được và mất, ai có thể biết là phúc hay họa, vậy nên vĩnh viễn không thể để biểu hiện giả dối trước mắt làm mê mờ.
Thế gian vạn vật đều là một chữ “Duyên”. Hữu duyên vô duyên, hết thảy đều để thuận theo tự nhiên; là được là mất hết thảy đều tùy cảnh mà an định.
Nhân sinh nắm được là tốt, không được cũng đừng cưỡng cầu. Trong nội tâm nếu có chốn yên vui, thì đâu cần quan tâm hình thức. Nếu như có thể thực sự xem nhẹ, đâu cần so đo hư danh phù phiếm. Thân tĩnh, tâm mới có thể tĩnh, tâm tĩnh mọi sự mới có thể sáng tỏ.
Gặp khi oan ức, im lặng là một loại độ lượng;
Gặp khi bất bình, im lặng là một loại nhẫn chịu;
Im lặng là một loại tu dưỡng,
Im lặng là một loại bình tĩnh,
Im lặng là một loại chí khí siêu phàm,
Im lặng là một loại phong độ, cũng là một loại tâm hồn ấm áp.
Thẳng thắn sẽ không trở thành vô địch thiên hạ, mà chỉ khiến chính mình bị thương tổn khắp nơi…
Thẳng thắn sẽ không trở thành vô địch thiên hạ, mà chỉ khiến chính mình bị thương tổn khắp nơi… (Ảnh: Pixabay)
Không phải tất cả mọi người đều thật lòng, không phải tất cả các tâm đều vô tư, vô nghĩ.
Sướng miệng một lúc là hết, nhưng đôi khi lại dễ dàng gây họa. Thấy không cần thì không nói, bởi nhiều khi nói xong lại lỡ lời; không nên nói thì đừng nói, nói ra thì lại mất lòng.
Nghĩ kỹ rồi hãy nói, thận trọng trong cả hành động, như vậy mới giảm được phiền phức, tránh phải hối hận.
Nhân sinh vấn luôn lên lên xuống xuống, dùng tâm bình thản đối đãi được mất, dùng tâm hoan hỉ nhìn hạnh phúc người khác, dùng tâm vui vẻ sống tốt mỗi ngày.
Năm tháng là một con sông, nhẹ nhàng thanh thản, đằng đẵng trôi dài. Thời gian là một thang thuốc tốt, phủ lên vết thương, quên đi những nỗi đau.
Nhân sinh sao phải so đo quá nhiều, luôn có một chút khó khăn cần vượt qua, luôn có một chút ân oán thị phi cần tha thứ.
7 câu nói ý nghĩa dành cho phụ nữ
từ Marilyn Monroe
Người đàn bà đẹp của điện ảnh khuyên phụ nữ nên có thái độ sống tích cực, lạc quan và không đánh mất giá trị của bản thân.
Trong suốt cuộc đời đầy vinh quang và biến động của mình, nữ hoàng sắc đẹp Marilyn Monroe đã có nhiều lời khuyên đáng giá về cuộc sống, công việc và tình yêu dành cho phụ nữ. Để có được hạnh phúc, phái đẹp nên sống cuộc đời của chính mình, yêu thương bản thân, tìm niềm vui từ những điều xung quanh.
'Hãy mỉm cười với cuộc sống vì có nhiều điều tươi đẹp trong đó'
Bạn đang chán nản với hiện tại? Tương lai mờ mịt trước hết? Hay mọi thứ thật là khó khăn? Thật sự thì ai cũng có vấn đề phải bận tâm nhưng lo lắng lại chẳng mang lại lợi ích gì. Ngược lại, lạc quan mới là “liều thuốc” hữu hiệu.
Cho dù có xảy ra chuyện gì, gặp khó khăn đến đâu thì phái đẹp hãy nhìn nó trên khía cạnh tích cực nhất. Có như vậy, bạn mới đủ sức mạnh để vượt qua trở ngại và trở nên mạnh mẽ hơn. Hãy khám phá những niềm vui nhỏ bé xung quanh mình và luôn nhớ rằng, ngày mai vẫn luôn là một ngày mới.
'Đôi khi xui xẻo xảy ra đơn lẻ, tốt đẹp thường đến cùng lúc'
Khi có những điều xảy ra ngoài mong muốn của bạn như một tình yêu đổ vỡ, rắc rối trong công việc, các mối quan hệ đến đâu…hãy nhớ rằng, những xui xẻo này chỉ là nhất thời tìm đến đến thử thách bạn. Nếu vượt qua được nó, bạn hẳn sẽ được nếm mùi quả ngọt. Điều quan trọng là chỉ cần bạn giữ vững niềm tin, không phản bội lại lý tưởng của chính mình thì mọi rắc rối sẽ không có cơ hội đánh gục bạn.
'Có công việc thật tuyệt, nhưng bạn không thể cuộn mình vào nó trong đêm đông'
Công việc không thể sưởi ấm phụ nữ trong đêm đông, còn vòng tay của người chồng thì có thể. Theo quan điểm của Marilyn Monroe, phụ nữ cần học cách cân bằng giữa công việc và gia đình. Phái đẹp cần công việc để độc lập về tài chính và thể hiện bản thân, nhưng mải mê theo đuổi sự nghiệp thì không nên. Những người phụ nữ thành công thường rất cô đơn. Họ có thể được chào đón ngoài xã hội, nhưng lại lẻ loi trong chiếc căn nhà của mình. Xét cho cùng, không phải là công việc mà chính tình thân mới là thứ đồng hành cùng ta đến cuối cuộc đời.
'Cố gắng trở thành người khác là một sự lãng phí bản thân'
Bạn không có nghĩa vụ phải lòng hài lòng tất cả và làm hài lòng tất cả cũng chưa chắc là điều hay ho. Có câu nói rằng:
“Tôi không biết chìa khóa của thành công là gì, nhưng tôi biết chìa khóa của thất bại là cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người”.
Hãy nhớ rằng, trăm năm chỉ là hữu hạn, hãy sống cuộc đời của chính mình để không hối tiếc về sau.
'Phụ nữ chẳng nên thiết tha người không cần họ'
Là phụ nữ, hãy hiểu và trân trọng giá trị bản thân. Với một người đã không cần đến bạn thì không nên níu kéo làm gì, nhất là trong vấn đề tình cảm. Tình yêu có muôn hình vạn trạng nhưng chẳng có cuộc tình nào bền vững nếu một trong hai bên không cần đến nhau.
'Đừng vì một lần thất bại mà tưởng rằng sẽ luôn thất bại'
Sai lầm, thất bại là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Nhưng có sai lầm mới có trưởng thành, có vấp ngã mới có lớn khôn. Vì thế, bạn chẳng nên vì một lần vấp váp mà đã vội chùn bước. Thất bại trong quá khứ đã mang lại cho bạn một bài học vô giá trong tương lai.
'Nếu có thể làm phụ nữ mỉm cười, cô ấy nguyện làm tất cả vì bạn'
Câu nói này gần như là một lời khuyên mà Marilyn Moroe dành cho các đấng mày râu. Phụ nữ tưởng phức tạp mà thực ra rất đơn giản. Chỉ cần được yêu thương và trân trọng, nàng sẵn sàng làm tất cả vì đối phương. Muốn trở thành người đàn ông hạnh phúc nhất thế giới, trước hết hãy trân trọng người phụ nữ ở bên cạnh mình.
10 đức tính giúp bạn
chiếm trọn thiện cảm từ người khác
Dưới đây là 10 đức tính của những người tử tế. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng nếu chăm chỉ luyện tập, nó sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn và luôn được mọi người tôn trọng, yêu mến.
Hãy luôn đúng giờ vì với hầu hết mọi người,
thời gian là một tài nguyên quý giá.
(Ảnh: apps4you.ru)
Luôn đúng giờ
Một trong những thuộc tính chung của tất cả những người thành công là họ xem thời gian như một nguồn tài nguyên quý giá. Khi bạn trễ hẹn với người quý trọng thời gian, bạn đang lãng phí một trong những tài sản giá trị nhất của họ. Và khi ấy họ sẽ đánh giá bạn như 1 người khiếm nhã và vô trách nhiệm. Bạn nên gắng sức sắp xếp ổn thỏa thời gian cho những cuộc hẹn dù là cho công việc hay cá nhân. Tôn trọng người khác cũng là tự tôn trọng chính mình.
Lịch thiệp
Lịch thiệp nghĩa là có thể nhận biết và tôn trọng cảm xúc của người khác. Người ta thường ít chú ý đến những người lịch sự mà thường nhìn vào những hành vi thô lỗ hoặc không cẩn trọng hơn. Trong giao tiếp, những người lịch sự sẽ không bao giờ ngắt lời người khác, họ sẽ đợi đến khi bên kia kết thúc câu chuyện, sau đó họ mới bác bỏ hoặc đồng tình với quan điểm đang được thảo luận.
Người tốt luôn như đóa hoa sen
tỏa hương thơm ngát giữa bùn lầy.
(Ảnh: pixabay)
Duy trì sự tập trung
Dù không hoặc ít quan tâm đến chủ đề người khác nói, bạn vẫn nên tập trung. Nếu muốn duy trì sự tập trung, hãy tắt chuông điện thoại, giữ sự chú ý vào người nói, hạn chế đảo mắt nhìn quanh. Giao tiếp bằng ánh mắt hay cử chỉ sẽ giúp bạn khó bị phân tâm hơn, đặc biệt là khi ở nơi đông người.
Tôn trọng
Tất cả chúng ta đều là kết quả của quá trình giáo dục và trải nghiệm riêng của mỗi cá nhân, do đó việc mỗi người có cách nhìn nhận khác nhau về 1 vấn đề là hoàn toàn tự nhiên. Khi bạn tôn trọng và lắng nghe người khác, bạn cũng sẽ học hỏi thêm được nhiều điều thú vị từ xã hội xung quanh. Nó cũng mở ra cho bạn nhiều cơ hội mới, từ tình bạn, kinh nghiệm, những chuyến đi, triển vọng công việc hay sự hiểu biết rộng hơn về thế giới chúng ta đang sống.
Chân thành
Chân thành nghĩa là thật thà và thẳng thắn, không giả dối hay lừa bịp. Sự chân thành cần phải được phát xuất từ nội tâm. Hãy học cách nhận biết suy nghĩ và cảm xúc của mình để trở thành một người chân thành hơn, từ đó giúp bạn trở nên chân thành trong giao tiếp với người khác.
Sự chân thành luôn phải xuất phát từ nội tâm.
(Ảnh chụp màn hình Youtube Shen Yun)
Không khoe khoang
Những người khoe khoang thường nghĩ rằng điều đó sẽ làm họ trở nên tốt hơn trong mắt người khác, nhưng thực tế thường ngược lại. Những người hay tự quảng cáo bản thân, về cơ bản đã đánh giá sai cách nhận thức chung của cộng đồng. Hầu hết mọi người thích được khen ngợi hơn là lắng nghe sự tự hào thái quá của ai đó. Và khi bạn khoe khoang điều gì, bạn thường có xu hướng đánh giá quá cao những phản ứng tích cực và đánh giá thấp các phản ứng tiêu cực từ người khác.
Giữ lời hứa
Lời hứa là một lời tuyên bố mà bạn sẽ làm hoặc không làm gì đó. Nó mang lại cho người khác 1 sự mong đợi nhất định với hành động sắp xảy ra. Khả năng tôn trọng những lời hứa của bạn có ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, danh tiếng, sự tin cậy của người khác và sự bình yên trong tâm hồn bạn. Nếu tính cách giúp định hình nên 1 cá nhân thì giữ lời hứa sẽ định hình nhân cách của họ.
Quan tâm người khác
Người tử tế luôn biết cách quan tâm đến những người quanh họ. Họ khá nhạy cảm với tình thế hay khó khăn của người khác, và sẵn sàng làm bất cứ điều gì có thể để giúp đỡ họ. Chăm sóc người nghèo khó và khốn khổ với họ là 1 trách nhiệm nghiêm túc.
Rộng lượng
Đa phần người rộng lượng luôn hạnh phúc, khỏe mạnh
và hài lòng với cuộc sống.
(Ảnh: pixabay)
Theo nghiên cứu, những người hào phóng luôn hạnh phúc, khỏe mạnh và hài lòng với cuộc sống hơn những người không biết sẻ chia. Sự rộng lượng sẽ tạo nên cá tính của 1 người, tức là họ có khả năng tạo ra sự khác biệt, họ đang tích cực giải quyết nhu cầu của những người xung quanh, và họ đang giúp xã hội trở nên tốt hơn.
Đồng cảm
Đồng cảm là khả năng thấu hiểu nỗi đau của người khác. Bạn không cần phải có trải nghiệm giống hệt những người đang đau khổ, nhưng bạn cần có khả năng tưởng tượng họ cảm thấy như thế nào trong hoàn cảnh ấy. Bạn cần phải có đủ can đảm để làm được điều này, tuy nhiên nếu thực sự nhận được sự đồng cảm từ người khác khi bị tổn thương, bạn sẽ biết món quà ấy quý giá như thế nào.
Sơn dương ở trên đỉnh núi thực hiện tiết mục xiếc đi dây thành công, mọi người gọi nó là anh hùng, bởi vì nó làm được điều mà không ai có thể làm được.
Lần thứ hai, sơn dương ở trên đỉnh núi làm xiếc đi dây nhưng không thành công, kết cục rơi xuống khe núi mà chết, mọi người nói nó là đồ ngốc, bởi vì nó đã làm chuyện mà không ai nguyện ý làm.
Cảm ngộ: Thành bại luận anh hùng, quan niệm thay đổi chỉ trong một khắc.
Ông lão và con rùa
Có một ông lão đã sống tới 90 tuổi nhưng vẫn cảm thấy chưa đủ liền đi tới miếu sơn thần cầu nguyện.
Sơn thần hỏi: “Ông chỉ muốn cầu trường thọ thôi đúng không?”
Ông lão nói: “Đúng vậy”.
Sơn thần nói: “Vậy thì ông an tâm trở về đi”.
Khi ông lão đang trở về thì đột nhiên thân thể thu nhỏ lại, biến thành một con rùa đen. Con rùa chầm chậm bò tới một khe đá thì gặp một con rùa khác.
Con rùa kia nói: “Tôi trước đây cũng khẩn cầu sơn thần được trường thọ và Ngài ấy đã biến tôi trở thành một con rùa đen. Trả qua cuộc sống buồn chán 300 năm, ngoại trừ thể xác cứng ngắc và hơi thở yếu ớt này, một chút vui vẻ cũng không có, muốn chết cũng không xong. Đúng là thà được làm người chịu khổ 3 ngày còn hơn phải sống 300 năm làm rùa vô vị”.
Cảm ngộ: Không muốn phụng sự thiên hạ mà chỉ mong tồn tại, thì dù sống được ngàn năm vẫn sẽ vô vị như rùa kia vậy.
Hạnh phúc của đời người, một nửa nên tranh, một nửa nên thuận
Tâm thiện thì gương mặt dịu hiền, tâm từ thì dáng vẻ nhu hòa. Nước càng nhạt thì càng trong suốt; người càng lãnh đạm thì lại càng vui vẻ, an nhiên.
Xem nhẹ được và mất, bình thản trước phồn hoa
Bởi xem nhẹ, nên mới không thấy khổ. Ngọt ngào quá mức sẽ trở thành đắng, đắng đến chỗ nồng sẽ khiến lòng kiệt quệ. Cuộc sống giống như nước, dục vọng tựa như đường, không phải đường càng nhiều nước sẽ càng ngọt hơn. Quá nhiều dục vọng, ngọt cũng trở thành đắng, chỉ tâm thái hài hoà mới có thể khiến cuộc sống trở nên ngọt ngào. Một trái tim bình thản vô vi, có thể xem nhẹ được và mất, dẫu không vui nhiều thì cũng không buồn nhiều. Năm tháng hờ hững, con tim nhạt nhòa, con người cũng lẳng lặng bước đi, khi đã trang nhã ngồi xuống, buông bỏ dục vọng, lòng cũng an tâm bình hoà. Hương vị của đời người là như vậy, nhạt lâu sẽ tỏa mùi ngát hương.
Không tham, dục vọng sẽ ít; không sân, trong lòng bình yên
Gặp được nhau hãy biết trân quý, đừng đợi đến lúc đánh mất rồi mới biết luyến tiếc một đời.( Ảnh: 2sao.vn )
Con người sống trên đời, cơ hội chẳng ai giống ai, nhân duyên mỗi bên mỗi khác, thuận buồm xuôi gió cũng được, trầm bổng lên xuống cũng hay, ta vẫn bình thản như bao ngày thường, đều là vận mệnh của bản thân ta. Những người đã từng đi ngang qua đời ta, những người mà ta vô tình chạm mặt, những người mà ta gặp để rồi biệt ly, thì hết thảy đều là duy nhất trong đời. Rơi vào tình huống nào, đều không nên chê trách thói đời, không buông bỏ ranh giới cuối cùng, cũng không cần đố kỵ oán hận người khác. Không tham, dục niệm sẽ ít; không sân, lòng ta bình thản; không cầu, tâm thường biết đủ. Gặp được nhau hãy biết trân quý, đừng đợi đến lúc đánh mất rồi mới biết luyến tiếc một đời.
Im lặng là sự thanh cao cuối cùng
Im lặng có thể khiến con tim hỗn loạn bỗng trở nên bình thản. Không cần phải cho người khác biết rằng bạn khờ dại thế nào, ngây thơ thế nào, thiện lương ra sao, hạnh phúc thế nào, bất hạnh bao nhiêu, đau khổ nhường nào. Hãy học cách dùng sự im lặng để làm chủ cảm xúc của bản thân. Có thể có người nói bạn cởi mở thoải mái, nhưng sự cởi mở của bạn có lúc chỉ là thể hiện ở bên ngoài. Lại có người nói bạn âu sầu khổ não, nhưng cái âu sầu khổ não ấy có lúc chỉ là tạm thời trong giây lát. Giữa những nốt thăng trầm lên xuống của cuộc đời, hãy học cách im lặng. Chỉ có im lặng, mới là biểu hiện của khôn ngoan lanh lợi, là nhìn xa trông rộng, là nội hàm bên trong. Im lặng, chính là sự thanh cao cuối cùng, cũng là sự tự do cuối cùng.
Có thể buông bỏ mới có thể nắm giữ
Đời người có thể buông bỏ mới có thể nắm giữ, có xả mới có đắc, được hay mất trong lòng ta tự biết. Chỉ một câu nói giản đơn, nhưng đã bao hàm biết bao trí huệ và đạo lý xử thế trong đời. Bởi vì, người rộng lượng mới hiểu được siêu thoát, người chân thành mới biết được hiến dâng, người hạnh phúc mới hiểu được buông bỏ, người trí huệ mới hiểu rõ được và mất. Đời người, cùng lúc tìm kiếm được cũng là lúc luôn phải phó xuất; nếu có thể nhận thức được và mất một cách chính xác, con người sẽ hiểu rõ “được – mất” là song hành, cũng là lẽ tất nhiên. Do đó, mất đi cũng đừng quá đau khổ, chỉ cần tìm về bản thân mà làm chủ chính mình trong sự mất mát đó.
Hạnh phúc của đời người, một nửa nên tranh, một nửa nên thuận
Người chân thành mới biết được hiến dâng, người hạnh phúc mới hiểu được buông bỏ, người trí huệ mới hiểu rõ được và mất. ( Ảnh: afamily.vn )
“Tranh” không phải là tranh chấp với người khác, mà là với khổ đau. Không hạnh phúc nào có được dễ như trở bàn tay, mà phải cố gắng phấn đấu, nỗ lực hết mình, mới có thể từng bước từng bước đến gần hơn tới bến bờ hạnh phúc. “Thuận” không phải là gặp sao hay vậy, mà là biết dừng lại đúng lúc mà an vui sau này. Bởi sự hạn chế của năng lực và điều kiện, rất nhiều người và sự việc chỉ có thể thích ứng trong một tình cảnh, tùy duyên mà dừng lại. Không tranh với người, vậy nên đời người ít tiếc nuối; lòng luôn thuận theo, bởi biết đủ nên thường an vui.
Không phải thế giới đã chọn bạn, mà là bạn đã lựa chọn thế giới này
Nếu lòng bạn tràn đầy tình yêu thương, thế thì cuộc sống của bạn đâu đâu cũng tràn ngập yêu thương. Nếu lòng bạn chứa đầy thù hận, thế thì cuộc sống của bạn đâu đâu cũng chứa chan thù hận. Còn như lòng bạn chứa đầy cảm ân, thì đâu đâu cũng thấy ngập tràn lòng cảm ân. Nếu bạn trưởng thành, mọi chuyện cũng đều sáng rõ như lòng bàn tay. Vậy mới nói, không phải thế giới đã chọn bạn, mà là bạn đã lựa chọn thế giới này. Nếu không có chỗ nào để thoả mãn, chi bằng ta hãy cười ngây ngô. Nếu không có chỗ nào để so tài cao thấp, chi bằng ta hãy tự tại mừng vui. Nếu mọi chuyện đều không như ý, chi bằng ta hãy thản nhiên mà đón nhận.
Nước càng nhạt thì càng trong suốt; người càng lãnh đạm thì càng vui vẻ an nhiên
Nếu không có chỗ nào để thoả mãn, chi bằng ta hãy cười ngây ngô. ( Ảnh: teenateen.com )
Tâm thiện thì gương mặt dịu hiền, tâm từ thì dáng vẻ nhu hòa. Nước càng nhạt thì càng trong suốt; con người càng lãnh đạm thì càng vui vẻ, an nhiên. Bình thản, khiến con người ta giản đơn; giản đơn, khiến người ta vui vẻ. Tâm thiện, tự nhiên xinh đẹp; tâm thẳng, tự nhiên chân thành; tâm từ, tự nhiên nhu hòa; tâm tịnh, tự nhiên trang nghiêm. Lẳng lặng mà cảm ngộ, phủi đi bụi trần của năm tháng, lấy một trái tim không vướng bụi trần mà trở về với nguồn gốc ban sơ, dùng một trái tim cảm ân đối đãi với hết thảy của cuộc đời.
Hiểu được từ bỏ sẽ đạt đến vẻ đẹp của sự trưởng thành. Nhìn rõ một người hà tất phải vạch trần; chán ghét một người hà tất phải trở mặt. Còn sống, thì sẽ luôn có người bạn thấy không vừa mắt, cũng như không phải tất cả mọi người đều thấy bạn thuận mắt. Sự trưởng thành của người ta không phải ở tuổi tác, mà là hiểu rõ lẽ được-mất, biết được buông bỏ, học cách viên dung, hóa giải mâu thuẫn. Có những nỗi khổ tâm không nói hết được, không phải trong lòng vô cảm, mà là biết rằng dù nói hay không cũng đều như nhau. Những vết thương kia, không phải ta không để tâm, mà bởi ta đã biết cách chữa lành nó thế nào…
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.