Sự nghiệp âm nhạc và sức ảnh hưởng của ca sĩ Beyoncé đến văn hóa đại chúng sẽ trở thành đề tài giảng dạy của Đại học Yale năm 2025.
Theo AP ngày 12/11, khóa học Beyoncé Makes History: Black Radical Tradition, Culture, Theory & Politics Through Music (Beyoncé tạo nên lịch sử: Truyền thống, văn hóa, học thuyết và chính trị cấp tiến của người da đen bằng âm nhạc) do giáo sư ngành nghiên cứu người Mỹ gốc Phi - Daphne Brooks - hướng dẫn, bắt đầu vào mùa xuân năm sau.
Nội dung tập trung từ giai đoạn ca sĩ phát hành album mang tên ḿnh vào năm 2013 đến đĩa nhạc mới nhất - Cowboy Carter - ra mắt hồi tháng 3, từ đó phân tích cách Beyoncé, với tư cách nghệ sĩ và doanh nhân nổi tiếng, tác động đến ư thức hệ xă hội và chính trị. Trước đây, giáo sư Brooks từng dạy chủ đề Vai tṛ của phụ nữ da đen trong văn hóa âm nhạc đại chúng ở đại học Princeton, được nhiều sinh viên yêu thích, nhất là phần về Beyoncé. Dù lớp học mới tại Yale có quy mô nhỏ, bà hy vọng đề tài này thu hút nhiều chú ư.
Tṛ chuyện với AP, Daphne Brooks dự định dùng danh mục nhạc Beyoncé và các sân khấu biểu diễn trực tiếp của cô để dẫn dắt sinh viên t́m hiểu cộng đồng trí thức da đen trong lịch sử Mỹ, từ nhà vận động băi nô gốc Phi Frederic Douglass (1818-1895) đến nhà văn đoạt Nobel - bà Toni Morrison (1931-2019).
"Chúng tôi sẽ nghiêm túc xem xét mối liên hệ giữa các công tŕnh nghiên cứu của một số nhà tư tưởng vĩ đại trong văn hóa Mỹ với âm nhạc Beyoncé, từ đó suy nghĩ cách vận dụng triết lư này để phân tích các tác phẩm của cô. Đồng thời làm rơ vấn đề sáng tác của ca sĩ đôi khi xung đột với các 'truyền thống cấp tiến của giới trí thức da đen' (Black radical intellectual tradition)", giáo sư cho biết.
Theo bà Brooks, ca sĩ Beyoncé thuộc một "đẳng cấp khác" khi sử dụng nền tảng âm nhạc để nâng cao nhận thức, khuyến khích mọi người tham gia các phong trào xă hội, chính trị như Black Lives Matter (Mạng người da đen cũng đáng giá), chủ nghĩa nữ quyền của người gốc Phi. Cô cũng dùng sáng tác của ḿnh kể về những bất công sắc tộc, giới tính mà cộng đồng người da màu đối mặt suốt hơn 400 năm bị đàn áp tại Mỹ, biến nhiều ca khúc thành nơi lưu trữ kư ức lịch sử. "Bạn không thể t́m thấy điều này ở bất kỳ nghệ sĩ nào khác", giáo sư khẳng định.
Về chính trị, tờ Guardian nhận định Beyoncé ít can dự vào lĩnh vực này nhưng luôn là đề tài gây chú ư mỗi khi tham gia. Cô từng hát trong hai buổi nhậm chức của cựu tổng thống Barack Obama năm 2009 và 2013. Năm nay, ca sĩ cho phép chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Kamala Harris dùng bài hát Freedom trong buổi vận động tháng 7. Cô cũng xuất hiện trong cuộc mít-tinh kêu gọi bỏ phiếu của bà hôm 25/10 tại Texas.
Beyoncé, 43 tuổi, là một trong những nghệ sĩ thành công nhất thế giới với hơn 100 triệu bản thu được bán ra toàn cầu. Suốt sự nghiệp, ca sĩ đoạt nhiều danh hiệu như giải Billboard, MTV, American Music Award. Cô cũng là người giành nhiều giải Grammy nhất với 32 kèn vàng, 99 đề cử tính từ thời hoạt động trong nhóm Destiny's Child và The Carters (cùng Jay-Z). Tạp chí Forbes từng hai lần vinh danh cô là Phụ nữ quyền lực nhất làng giải trí thế giới vào năm 2015 và 2017. Cô kết hôn rapper Jay-Z năm 2008, có ba con - Blue Ivy Carter, 12 tuổi, cặp song sinh Rumi và Sir Carter, sáu tuổi.
Beyoncé không phải là nghệ sĩ đầu tiên trở thành đề tài giảng dạy ở bậc đại học. Trước đó, nhiều đại học tổ chức các khóa học về ca sĩ kiêm nhạc sĩ Bob Dylan và Taylor Swift. Tháng 8/2023, đại học Arizona thông báo mở lớp phân tích thay đổi tâm lư Taylor Swift ở mọi phương diện gồm công việc, t́nh cảm, những tai tiếng và sự trưởng thành của cô trong hơn một thập niên qua.
Vụ tranh chấp bản quyền âm nhạc giữa Swift và nhà sản xuất Scooter Braun cũng trở thành chủ đề dạy học ở một số trường luật tại Mỹ và Canada. Theo AP, các giáo sư luật hy vọng trường hợp của người nổi tiếng như Swift có thể giúp thế hệ luật sư trẻ hiểu rơ những bối cảnh và khái niệm phức tạp của ngành trong thực tế.
|