Giới chuyên gia nhận định các máy nhắn tin và bộ đàm phát nổ hàng loạt tại Lebanon có thể được sản xuất bởi một công ty ma của Israel, có liên kết với châu Âu.
Sau hàng loạt vụ nổ máy nhắn tin và bộ đàm ở Lebanon hôm 17-18/9, sự chú ư đang đổ dồn vào một công ty ma do Israel hậu thuẫn, có liên kết với châu Âu - Norta Global.
Giới chuyên gia cho rằng công ty này đă gài một lượng nhỏ chất nổ dẻo quân dụng vào các thiết bị nguỵ trang trước khi cung cấp cho lực lượng Hezbollah, theo Guardian.
“Có vẻ như (họ) đă sử dụng chất nổ dẻo quân dụng chất lượng cao. Chỉ cần khoảng 5 g, nhưng để gài chất nổ mà vẫn đảm bảo máy nhắn tin hoạt động b́nh thường, (họ) phải tiến hành những thủ thuật phức tạp”, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm và Đánh giá Vũ khí của Đại học Cranfield, ông Trevor Lawrence, cho biết.
Vị chuyên gia nói thêm rằng chất nổ dẻo quân dụng không được bán trên thị trường, có khả năng gây tử vong và thương tích nghiêm trọng nếu phát nổ gần cơ thể, đặc biệt là khu vực đầu và thân trên. Đặc điểm này phù hợp với các vết thương được báo cáo trong loạt vụ nổ ở Lebanon.
"Việc gây thương tích bằng chất nổ hoàn toàn phụ thuộc vào khoảng cách", ông nhấn mạnh.
Mạng lưới phức tạp
New York Times dẫn nguồn tin t́nh báo cho biết các máy nhắn tin phát nổ được sản xuất bởi một công ty ma của Israel. Công ty này thậm chí c̣n vận chuyển máy nhắn tin thông thường đến nhiều khách hàng khác để nguỵ trang.
Israel không nhận trách nhiệm về cuộc tấn công kép gây chết người, được cho là do cơ quan t́nh báo Mossad thực hiện, khiến 37 người chết và hàng trăm người bị thương hôm 17-18/9, trong đó có cả chiến binh Hezbollah, dân thường và trẻ em.
Các máy nhắn tin đă nhận được một thông báo giả từ ban lănh đạo Hezbollah, sau đó im lặng và phát nổ khi nhiều người dùng nâng thiết bị lên gần mắt để đọc thông báo. Tờ Al-Akhbar dẫn lời bác sĩ phẫu thuật Mohamad Jawad Khalifeh, từ Đại học Mỹ Beirut (AUB), cho biết hơn 90% số ca thương vong mà họ điều trị đều có những vết thương ở mắt và đầu ngón tay.
Một mạng lưới công ty ma phức tạp, trong đó một số công ty có trụ sở tại châu Âu, bị cáo buộc đứng sau quá tŕnh sản xuất và cung cấp các thiết bị này. Lực lượng t́nh báo Bulgaria cho biết đang xem xét các báo cáo cho rằng công ty Norta Global đứng sau việc vận chuyển máy nhắn tin. Norta Global cũng bị cáo buộc sử dụng công ty Hungary BAC Consulting làm vỏ bọc.
Norta Global, do ông Rinson Jose (công dân Na Uy) sở hữu, được thành lập vào tháng 4/2022 và có trụ sở tại một địa chỉ dân cư ở thủ đô Sofia, Bulgaria, theo The Cradle.
Cơ quan An ninh Bulgaria (DANS) cho biết không t́m thấy "bất kỳ hoạt động hải quan nào liên quan đến hàng hóa nói trên", dù các cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn.
Trong khi đó, các phóng viên Guardian không t́m thấy công ty nào tên Norta Global trên LinkedIn hay Google, ngoài một trang web đă bị xóa với tên Global Norta. Các kho lưu trữ trên Internet cũng chỉ tiết lộ một trang web cơ bản, không có thông tin nhận dạng.
Một ngày trước đó, chính quyền Hungary cho biết không có bằng chứng cho thấy BAC Consulting đă sản xuất các máy nhắn tin tại nước này, dù BAC có giấy phép sử dụng thương hiệu của Gold Apollo (Đài Loan). Giám đốc điều hành của BAC, Cristiana Bársony-Arcidiacono, cho biết công ty chỉ là một đơn vị trung gian.
Vấn đề pháp lư
Theo các chuyên gia, chất nổ dẻo cũng rất khó bị phát hiện, đặc biệt là với số lượng nhỏ. Ông Lawrence cho rằng nhiều khả năng các bộ đàm được gài nhiều nhiều chất nổ hơn, dẫn đến số ca tử vong cao hơn dù số vụ nổ xảy ra ít hơn.
Nhà sản xuất bộ đàm Nhật Bản Icom (có tên và logo xuất hiện trên các thiết bị IC-V82 phát nổ hôm 18/9) cho biết họ đă ngừng sản xuất loại máy này từ năm 2014. Pin cũng đă bị ngừng sản xuất, song các phiên bản giả vẫn được lưu hành rộng răi ở Trung Đông.
Trong khi đó, việc Israel có thể nắm được thông tin rằng Hezbollah muốn mua 5.000 máy nhắn tin và sử dụng bộ đàm thay thế điện thoại di động và thành công cung cấp chúng cho lực lượng này cho thấy mức độ t́nh báo rất cao.
Ông Chuck Freilich, cựu Phó cố vấn an ninh quốc gia Israel, cho biết một chiến dịch như vậy phải trải qua “100 bước, và tất cả đều phải hoàn hảo”. Ông cũng nhấn mạnh quy mô của cuộc tấn công vào lực lượng Hezbollah trong tuần này nhiều khả năng báo hiệu một cuộc leo thang quân sự. Song ông Freilich nghi ngờ việc quân đội Israel sẵn sàng đối mặt với một cuộc chiến lớn ở miền Bắc, sau gần một năm chiến đấu ở Dải Gaza.
Trước đây, một số cơ quan t́nh báo cũng từng kiểm soát các công ty tư nhân. Chẳng hạn, CIA và lực lượng t́nh báo Tây Đức bí mật sở hữu Crypto - công ty đảm bảo liên lạc ngoại giao cho khoảng 40% đại sứ quán trên thế giới trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và hai thập kỷ sau đó.
Tuy nhiên, việc kiểm soát một công ty để sản xuất vũ khí bí mật với số lượng lớn lại là chuyện khác. Giả thuyết này đang làm dấy lên câu hỏi liệu các thiết bị phát nổ từ xa được sử dụng trong vụ tấn công có hợp pháp theo luật quốc tế hay không.
"Bên tấn công khó khăn có thể chứng minh liệu các cá nhân sử dụng máy nhắn tin có phải là mục tiêu hợp pháp v́ tham gia chiến đấu cho lực lượng Hezbollah hay không. (Họ sẽ có) rất ít thông tin về hoàn cảnh khiến máy nhắn tin phát nổ", giáo sư Janina Dill, chuyên gia về luật quốc tế tại Đại học Oxford, cho biết.
VietBF @ sưu tập
|