Iran lâu nay vẫn dựa vào mạng lưới đồng minh được gọi là "Trục Kháng chiến" để thể hiện sức mạnh, nhưng chiến lược này đang bị thử thách.
Bị cô lập và chịu hàng loạt lệnh trừng phạt quốc tế trong nhiều năm qua, Iran t́m cách gây ảnh hưởng ở Trung Đông bằng cách hậu thuẫn về tài chính và vũ khí cho một liên minh dân quân có cùng quan điểm chống phương Tây, được Tehran gọi là "Trục Kháng chiến".
Về mặt lư thuyết, các lực lượng đồng minh này sẽ thay mặt Iran chiến đấu chống lại Israel, Mỹ cùng những lợi ích khác của phương Tây ở khu vực, giúp họ tránh được trách nhiệm trực tiếp. Tuy nhiên, trước những biến động mới ở khu vực, những vết rạn nứt đă bắt đầu xuất hiện trong chiến lược này.
Iran cáo buộc Israel ám sát thủ lĩnh chính trị Hamas Ismail Haniyeh tại Tehran hồi tháng trước và lời thề trả đũa của họ đă khiến cả Trung Đông ch́m trong lo âu. Israel không thừa nhận, cũng không phủ nhận cáo buộc và đang chuẩn bị đối phó với đ̣n tập kích từ Iran.
Nhưng khi Tehran cân nhắc cách phản ứng với Tel Aviv, họ cần t́m ra cách tấn công vừa đủ để đảm bảo khả năng răn đe mà không gây ra hành động trả đũa nhắm vào lănh thổ của ḿnh, cũng như đảm bảo hài ḥa lợi ích của các nhóm dân quân trong "Trục Kháng chiến".
"Học thuyết quân sự của Iran là đẩy t́nh trạng bất ổn ra xa biên giới, nhằm kiềm chế bạo lực, khiến kẻ thù phải đổ máu nhưng tránh chiến tranh toàn diện", Thomas Juneau, giáo sư chuyên nghiên cứu về Iran tại Đại học Ottawa, Canada, cho hay.
Trục Kháng chiến ra đời vào những năm 1980, sau khi Iran rơi vào thế bị cô lập trong cuộc chiến với Iraq. Kể từ đó, Iran đă tài trợ và trang bị vũ khí cho các lực lượng dân quân ở Lebanon, Yemen, Iraq và Syria cũng như lực lượng Hamas ở Gaza.
Khi chiến sự Gaza nổ ra, nhóm Hezbollah ở Lebanon đă liên tục pháo kích, phóng tên lửa vào khu vực miền bắc Israel nhằm "chia lửa" với Hamas. Nhóm Houthi ở Yemen cũng tập kích các tàu hàng đi qua Biển Đỏ nhằm gây sức ép để Israel chấm dứt chiến dịch tấn công Gaza.
Nhưng khi Trung Đông đứng trước nguy cơ chiến tranh tổng lực quy mô lớn nổ ra giữa Israel và Iran, những nhóm này có phản ứng và lợi ích khác nhau. Hezbollah tuyên bố sẵn sàng mở "mặt trận thứ hai" với Israel, nhưng họ cũng là nhóm có thể hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất nếu Tel Aviv đưa quân vào Lebanon.
Trong khi đó, các lực lượng dân quân được chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad hậu thuẫn đă nói rơ với Iran rằng họ không muốn bị lôi kéo vào một cuộc chiến khác, sau nhiều năm đương đầu với nội chiến ở nước này, theo nguồn tin giấu tên từ chính phủ Syria và quan chức an ninh châu Âu.
Syria đang phải vật lộn với một cuộc khủng hoảng kinh tế do nhiều năm trừng phạt của phương Tây gây ra. Chính quyền của ông al-Assad đến nay chưa giành lại được quyền kiểm soát các vùng đất rộng lớn ở phía bắc và phía đông đất nước.
Nhưng lực lượng dân quân thân Iran ở Iraq và nhóm Houthi ở Yemen dường như muốn có một cách tiếp cận quyết liệt hơn, không chỉ đối với Israel mà c̣n với lực lượng Mỹ đồn trú trong khu vực cũng như các lợi ích khác của phương Tây.
Nhưng tính toán và lợi ích không đồng nhất của các đồng minh có thể làm mọi thứ trở nên phức tạp hơn đối với Iran, giới quan sát đánh giá.
"Cỗ xe Iran sẽ phải t́m cách gh́m cương đàn ngựa bất kham", Andrew Tabler, cựu giám đốc phụ trách khu vực Trung Đông tại Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, cho hay. "Iran đang nắm quyền điều khiển, nhưng các đồng minh của họ thường không đồng t́nh về tốc độ và hướng đi. Điều đó có thể dẫn đến tai nạn".
Theo các thành viên Houthi giấu tên, lực lượng này muốn tiến hành những cuộc tấn công lớn vào tàu chiến Mỹ và cảng Israel, không chỉ để trả thù cho vụ sát hại Haniyeh mà c̣n nhằm đáp trả cuộc tập kích của Israel vào một cảng quan trọng tại Yemen hồi tháng trước.
"Houthi rất liều lĩnh và tham vọng", Osamah Al Rawhani, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Sana'a, Yemen, cho biết. "Họ được khích lệ bởi thực tế là họ kiểm soát hoàn toàn lănh thổ của ḿnh và tọa lạc tại một vị trí chiến lược có thể gây tổn hại đến thương mại toàn cầu bằng các hành động thù địch".
Tehran cũng phải đối mặt với thách thức tương tự từ Lực lượng Động viên Nhân dân, nhóm dân quân quyền lực tại Iraq có quan hệ mật thiết với Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Nhóm này muốn tấn công các căn cứ Mỹ tại Iraq và Syria nhằm t́m cách đẩy lực lượng Mỹ ra khỏi khu vực.
Giới quan sát nhấn mạnh t́m ra phản ứng đúng đắn đối với vụ hạ sát thủ lĩnh Hamas Haniyeh là điều đặc biệt quan trọng đối với Iran, song câu trả lời không phải lúc nào cũng dễ dàng.
"Israel đă chứng minh được khả năng làm chủ t́nh h́nh trong leo thang, đe dọa cả Iran và Hezbollah một cách áp đảo", Michael Knights, đồng sáng lập nền tảng Militia Spotlight, chuyên theo dơi các lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn ở Trung Đông, b́nh luận. "Iran sẽ phải chứng minh được họ có khả năng kiểm soát phản ứng ở tầm cao mới", không chỉ với Israel, mà cả với các đồng minh trong Trục Kháng chiến.
|