Bệnh nhân có biểu hiện từ 3 năm trước dẫn đến không thể mang dép do vướng phần xương chêm cạnh ngón cái, cọ xát gây đau, mất thăng bằng.
Người phụ nữ bị vẹo bàn chân do biến chứng bệnh tiểu đường
Theo thông tin từ BVĐK Tâm Anh TP.HCM, vừa qua các bác sĩ đă tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân N.T.M. (78 tuổi, Long An) bị vẹo bàn chân do biến chứng bệnh tiểu đường.
Được biết, bệnh nhân có biểu hiện từ 3 năm trước dẫn đến không thể mang dép lê hay giày do vướng phần xương chêm cạnh ngón cái, cọ xát gây đau, mất thăng bằng nhưng cứ nghĩ bệnh xương khớp tuổi già nên không đi khám.
2 tuần trước, con bà M. phát hiện ngón chân trái của bà sưng, kiểm tra thấy giữa các kẽ ngón chân lở loét, rỉ dịch trắng đục như mủ nhưng bà M. đă mất cảm giác đau nên được con đưa đến BVĐK Tâm Anh TP.HCM thăm khám.
[IMG]https://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=24009465&stc=1&d=17213842Bất ngờ người phụ nữ bị vẹo chân do biến chứng bệnh tiểu đường suốt 3 năm mà không biết- Ảnh 2.
Bàn chân người bệnh tiểu đường bị biến dạng vẹo ra ngoài. Ảnh: BVCC
Sau khi thăm khám, bác sĩ cho biết bà M. bị biến dạng bàn chân do tiểu đường khiến ngón chân vẹo ra ngoài, các ngón chân đè lên nhau tạo những điểm t́ đè bất thường, kèm theo các yếu tố như cọ xát với dép, ẩm ướt nên dễ nhiễm nấm, nhiễm trùng. Vết loét nếu không được điều trị sớm và đúng kỹ thuật sẽ nhiễm trùng nặng, hoại tử, có thể cắt cụt chân.
Bà M. được khám và đánh giá chuyên sâu biến chứng bàn chân, phát hiện bà bị biến chứng thần kinh ngoại biên tiểu đường, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây biến dạng chân.
Bà M. được điều trị kháng sinh, cắt lọc, chăm sóc vết thương thường xuyên, điều chỉnh đường huyết tốt nhằm làm chậm quá tŕnh tiến triển bệnh thần kinh tiểu đường. Ngoài ra, bà được đeo nẹp silicon mềm dẻo lên bàn chân và có đàn hồi giúp cải thiện t́nh trạng vẹo bàn chân. Mặt khác, nẹp silicon này c̣n giảm áp lực các ngón chèn ép lên nhau và tránh phát triển vết loét mới.
Sau 1 tháng điều trị, vết thương của bà M. lành lặn. Bác sĩ Trúc khuyến cáo người bệnh kiểm soát tốt đường huyết, khám và tầm soát sớm các biến chứng bàn chân tiểu đường. Chọn giày dép vừa vặn, mềm, chất liệu tự nhiên và bít kín bàn chân.
Cảnh giác với biến dạng bàn chân do biến chứng bệnh tiểu đường
Người bệnh bị biến dạng bàn chân được đeo nẹp silicon mềm, dẻo. Ảnh: BVCC
Biến dạng chân do t́nh trạng kiểm soát đường huyết không tốt, dẫn đến các biến chứng thần kinh và mạch máu, từ đó gây ra t́nh trạng thiểu dưỡng của các nhóm cơ bàn chân. Các nhóm cơ gấp hoặc duỗi sẽ bị teo lại làm thay đổi cấu trúc tự nhiên của bàn chân. Các cấu trúc bị di lệch này sẽ gây ra các biến dạng làm tăng lực ma sát và phân bố áp lực bất thường lên các vùng bàn chân, từ đó làm tổn thương bàn chân và gây loét chân. Các biến dạng bàn chân tiểu đường thường gặp gồm: ngón chân h́nh búa, bàn chân charcot, ngón chân vẹo ngoài, bàn chân bẹt, bàn chân lơm, móng vuốt,…
Pḥng biến dạng bàn chân do biến chứng bệnh tiểu đường
Đánh giá biến dạng bàn chân tiểu đường và can thiệp sớm trên các biến dạng bàn chân giúp giảm nguy cơ loét, nhiễm trùng bàn chân. Các kỹ thuật này bao gồm: cắt các gân nhỏ làm giảm bớt mức độ co quắp của các ngón chân, cắt bỏ các vùng da chân bị chai do t́ đè, dùng các thiết bị để điều chỉnh biến dạng bàn chân, hoặc tạo khuôn giày riêng biệt cho các bàn chân biến dạng để giảm áp lực lên bàn chân.
Các dấu hiệu để nhận biết sớm biến chứng bàn chân gây ra t́nh trạng biến dạng chân gồm: triệu chứng thần kinh như giảm hoặc mất cảm giác đau ở chân, tê, châm chích, yếu cơ, chai chân,… Dấu hiệu biến chứng mạch máu như lạnh chân, đau cách hồi, vết thương lâu lành…
Để pḥng ngừa biến dạng bàn chân, người bệnh cần kiểm soát tốt đường huyết, khám và tầm soát sớm các biến chứng bàn chân tiểu đường như: thần kinh, mạch máu…; chọn giày dép vừa vặn, mềm, có chất liệu tự nhiên và bít kín bàn chân; theo dơi đường huyết thường xuyên, tham khảo ư kiến bác sĩ khi kiểm soát đường huyết khó nhằm có phương pháp khắc phục sớm.
VietBF@ sưu tập