SÀI G̉N, Việt Nam
Ông Thích Tâm Phúc, 41 tuổi, người được biết đến trên mạng xă hội là
"đại đức", vừa bị truy tố với hai cáo buộc
"lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và
"sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức".
Theo báo VNExpress hôm 12 tháng Bảy, bị can Phúc, tên thật là Nguyễn Minh Phúc, bị Viện Kiểm Sát Huyện Củ Chi, Sài G̣n, quy kết là
"tạo ḷng tin tôn giáo, nhận tách thửa đất giúp người dân rồi làm giả giấy tờ, chiếm đoạt tiền".
Ông Thích Tâm Phúc (giữa), tên thật là Nguyễn Minh Phúc, bị công an buộc cởi bỏ ra áo nhà sư khi bị bắt giữ. (H́nh: VNExpress)
Bản tin trích dẫn từ hồ sơ vụ án cho hay, hồi năm 2021, một phụ nữ được nêu tên tắt là bà Thu, 50 tuổi, mua khu đất rộng 420 mét vuông ở xă B́nh Mỹ, huyện Củ Chi, với giá 2.4 tỷ đồng (94,432 USD).
Một năm sau, bà này nhờ bị can Phúc làm thủ tục để tách thành hai thửa đất có sổ đỏ riêng.
Bị can Phúc thỏa thuận nhận mức thù lao 135 triệu đồng (5,311 USD) rồi sau đó l
ên mạng xă hội nhờ làm hai "sổ đỏ" (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) giả mạo, đưa cho bà Thu.
Sau khi bị bà này phát giác 2 sổ đỏ này là
"giả mạo" và đi tố cáo, bị can Phúc đă trốn sang Thái Lan, đến lúc trở về nước th́ bị công an cho triệu tập và bắt giữ.
Cũng theo báo VNExpress, bị can Nguyễn Minh Phúc có thời gian dài tự xưng là
"đại đức", trụ tŕ chùa Hoằng Pháp Trung Ương ở huyện Củ Chi.
Từ năm 2021, bị can Phúc gây nhiều tiếng ồn ào trên mạng xă hội khi xuất hiện trong những đoạn video clip cho thấy cảnh ộng này
mặc áo nhà sư nhưng ăn thịt chó, bún đậu, vịt quay, hột vịt lộn… và có những phát ngôn "gây sốc", "phản cảm".
Liên quan đến việc tu hành của bị can Phúc, Công An Thành Phố Sài G̣n công bố rằng, từ năm 2000, ông này đến tu tập tại chùa Hoằng Pháp ở huyện Hóc Môn, vùng ven Sài G̣n, và chỉ mới có làm lễ quy y chứ chưa chính thức xuất gia.
Đến năm 2010, ông Phúc về huyện Củ Chi tự ư lập chùa, nhưng bị chính quyền yêu cầu tháo gỡ biển hiệu, đề nghị không được tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái phép.
Ông Thích Tâm Phúc khi c̣n mặc áo nhà sư. (H́nh: Báo Giác Ngộ)
Ngoài ra, bị can Phúc được ghi nhận đă cho
"thành lập ra 6 công ty lợi dụng danh nghĩa nhà chùa, vận động, quyên góp gây quỹ không đúng mục đích".
Hồi năm 2019, Công An Huyện Củ Chi phát giác tại tư gia của bị can Phúc có treo
"huân chương lao động" (danh hiệu do Chủ tịch nước Việt Nam trao tặng) và các bằng khen, ba con dấu có h́nh chùa cổ và chữ ngoại quốc. Giới chức trách kết luận rằng, tất cả huân chương, bằng khen nêu trên đều là
"đồ giả".
Thời điểm đó, bị can Phúc khai rằng được người ta
"làm quà tặng để treo trong nhà"!!
Nguồn: nguoi-viet.com