Lănh đạo Rosatom cho biết, các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nga đang cản trở việc xây dựng nhà máy năng lượng hạt nhân do Moscow tài trợ ở Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên NATO.
Tờ Newsweek (Mỹ) ngày 8/7 đưa tin, Alexei Likhachev - Tổng giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (Rosatom) đă đưa ra b́nh luận trên truyền h́nh nhà nước Nga về dự án đầu tư chung giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ - nhà máy điện hạt nhân Akkuyu ở tỉnh Mersin của Thổ Nhĩ Kỳ, đạt được thỏa thuận đầu tiên giữa hai nước vào năm 2010.
Việc xây dựng ḷ phản ứng đầu tiên được bắt đầu vào tháng 4/2018, và khởi công ḷ phản ứng thứ hai vào tháng 6/2020. Ḷ phản ứng đầu tiên dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2023, nhưng đă bị tŕ hoăn do gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thiết bị từ các nước thứ ba do lệnh trừng phạt.
Một kỹ sư nh́n về phía ṭa nhà đang được xây dựng tại Nhà máy điện hạt nhân Akkuyu ở tỉnh Mersin, Thổ Nhĩ Kỳ, do Nga xây dựng vào ngày 26/4/2023. Người đứng đầu Rosatom cho biết, các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga đă cản trở dự án giữa Moscow và Ankara. Ảnh: Getty
Theo hăng thông tấn TASS (Nga), trong chương tŕnh truyền h́nh trên kênh Russia 1, khi được hỏi về tác động của các biện pháp trừng phạt đối với dự án này, Tổng giám đốc Rosatom Likhachev đă nói rằng, "người Mỹ" phải chịu trách nhiệm về việc "tịch thu" số tiền dành cho dự án trị giá 25 tỷ USD này.
"Hệ thống triển khai chung đang bị tấn công", Likhachev nói, đồng thời đổ lỗi cho "những người Mỹ đang hoạt động giữa các thực thể pháp lư của chúng ta [Nga], giữa các ngân hàng của chúng ta".
Tổng giám đốc Rosatom cho biết, mặc dù các lệnh trừng phạt của Mỹ đang tác động đến dự án nhưng việc xây dựng tại địa điểm này vẫn không dừng lại, dự án vẫn sẽ được tiếp tục.
Tuy Rosatom không phải chịu lệnh trừng phạt của phương Tây, nhưng một số công ty con của Rosatom đă bị trừng phạt. Những công ty này bao gồm: JSC Atomstroy - công ty phát triển công nghệ lắp đặt hạt nhân, và Vladimir Production Association Tochmash - công ty sản xuất máy ly tâm để làm giàu uranium.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vào ngày 12/4/2023 rằng, các biện pháp trừng phạt này nhằm mục đích "hạn chế Rosatom", khi cáo buộc tập đoàn này lợi dụng hoạt động xuất khẩu năng lượng "để gây áp lực chính trị và kinh tế lên khách hàng của ḿnh trên toàn cầu".
Theo Newsweek, những khó khăn trong việc triển khai dự án hạt nhân xảy ra vào thời điểm quan trọng đối với mối quan hệ giữa Ankara và Moscow.
Thổ Nhĩ Kỳ đă trở thành đối tác thương mại quan trọng của Nga kể từ khi các lệnh trừng phạt được phương Tây đưa ra sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine đă cắt đứt Moscow khỏi một phần quan trọng của hệ thống tài chính toàn cầu.
Xuất khẩu giữa hai nước, bao gồm cả hàng hóa liên quan đến quân sự, đă gia tăng; nhưng đồng thời, Ankara cũng cam kết không giúp Moscow lách các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của phương Tây.
Jeff Flake - Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ, nói với hăng tin Reuters vào tháng trước rằng, Washington đang hợp tác với Ankara "để cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc của họ [Thổ Nhĩ Kỳ]" vào Nga "bằng mọi cách có thể".
Trong b́nh luận được Reuters đưa tin hôm 2/7, Yusuf Ceylan - một quan chức cấp cao của Bộ Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ - cho biết: "Chúng tôi đang đàm phán với Mỹ về cả nhà máy điện quy mô lớn lẫn ḷ phản ứng mô-đun nhỏ."
VietBF@ Sưu tập