Các nhà phân tích dự đoán cuộc đấu thuế quan giữa Trung Quốc và các nước sẽ ngày càng căng thẳng do vai tṛ giảm sút của WTO.
Căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang nhanh chóng trong những năm gần đây bởi các cuộc điều tra chống bán phá giá và tăng thuế quan đối với hàng hóa xuất xứ Trung Quốc, cũng như những biện pháp đáp trả từ Bắc Kinh.
Các nhà phân tích dự đoán sẽ cuộc đấu thuế quan sẽ c̣n căng thẳng hơn nữa do vai tṛ giảm sút của trọng tài Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).Trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc phải đối mặt với 64 cuộc điều tra chống bán phá giá từ các đối tác thương mại, tăng 166% so với cùng kỳ năm ngoái, theo China Trade Remedies Information, một nền tảng thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc.
Ấn Độ đă tiến hành 16 cuộc điều tra chống bán phá giá đối với Trung Quốc, chiếm 1/4 tổng số. Trong khi đó, Mỹ và Brazil mỗi nước tiến hành 7 vụ.
Khoảng 40% sản phẩm bị điều tra là nguyên liệu thô hóa học và những mục phổ biến khác như chai rượu bằng thủy tinh và hàng hóa liên quan đến ngành sắt thép.
Trung Quốc cũng phải đối mặt với 13 cuộc điều tra chống trợ cấp trong nửa đầu năm, gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023. Hơn một nửa được phát động bởi Mỹ, chủ yếu nhắm vào các nguyên liệu thô và sản phẩm trong ngành hóa chất.
Ngược lại, Bắc Kinh đă tiến hành 7 cuộc điều tra chống bán phá giá trong sáu tháng đầu năm 2024, tăng từ con số 0 trong cùng kỳ năm ngoái.
Các cuộc điều tra hiện tại từ Trung Quốc tác động mạnh mẽ nhất đến Liên minh Châu Âu và tập trung vào mặt hàng rượu vang đỏ, thịt lợn và chất đồng trùng hợp polyformaldehyde.
Ngoài ra, Trung Quốc đă tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với cypermethrin từ Ấn Độ, một loại thuốc trừ sâu tổng hợp được sử dụng trên cây trồng và trong nhà.
Những năm gần đây đă chứng kiến sự biến động lớn về số lượng các vụ kiện thương mại liên quan đến Trung Quốc. Sau mức cao nhất mọi thời đại là 131 vụ vào năm 2020, con số này giảm xuống c̣n 46 vụ vào năm 2022, khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn do đại dịch COVID-19, đây cũng là con số thấp nhất kể từ năm 1998
"Về lâu dài, Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều các vụ tranh chấp thương mại", Mei Yuan, Phó giáo sư kinh tế tại Đại học Quản lư Singapore cho biết. "Xu hướng này đă bắt đầu, khi EU quyết định điều tra xe điện (EV) của Trung Quốc".
WTO bất lực
Trong quá khứ, WTO và các ṭa án của tổ chức này đóng vai tṛ là nơi giải quyết những tranh chấp như trên. Tuy nhiên, hiện nay bất kỳ khiếu nại nào mà một quốc gia có thể gửi lên tổ chức thương mại quốc tế sẽ không được trả lời, do không có đủ số thẩm phán cho cơ quan phúc thẩm.
Từ năm 2017, Mỹ đă kiên tŕ bác bỏ việc bổ nhiệm, tái bổ nhiệm thành viên Cơ quan phúc thẩm của WTO. Hành động của Mỹ khiến cho số lượng thành viên của cơ quan phúc thẩm giảm dần do lần lượt hết nhiệm kỳ và đến nay cả 7 ghế đều bị bỏ trống.Bà Mei nói: “Bắc Kinh tin rằng họ đang giao dịch theo các quy định của WTO, tuy nhiên Mỹ đă ngăn chặn vai tṛ điều tiết của tổ chức thương mại thế giới. Nếu không có WTO làm trọng tài, chúng ta có thể sẽ chứng kiến việc các quốc gia sử dụng thuế quan nhiều hơn và thường xuyên hơn".
Kể từ mùa hè năm ngoái, thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đă tăng nhanh chóng. EU có kế hoạch áp thuế quan lên tới 48% đối với xe điện, và Mỹ cũng sẽ áp đặt thuế quan mới đối với các sản phẩm y tế, xe điện và pin của Trung Quốc bắt đầu từ tháng tới.
Hôm 1/7, Thổ Nhĩ Kỳ đă khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn mạ thiếc và thép cuộn cán nguội không gỉ của Trung Quốc. Cùng ngày, Mỹ mở cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với vanillin, một chất tạo hương liệu.
Trước đó vào ngày 28/6, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan cho biết trong một cuộc họp báo rằng nước này có kế hoạch áp thuế từ 100 - 200% đối với giày dép, hàng may mặc và các sản phẩm gốm sứ nhập khẩu, bao gồm cả những sản phẩm từ Trung Quốc, để bảo vệ các doanh nghiệp địa phương.
|