Nắm bắt được quy luật 'vận hành' của tế bào mỡ giúp bạn tận dụng khung giờ đốt mỡ hiệu quả hơn.
6 - 10h
Khoảng thời gian này chất béo chủ yếu làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng và trao đổi chất cho cơ thể nên bạn có thể ăn nhiều. Nên tiêu thụ đủ dinh dưỡng bao gồm protein, tinh bột, chất xơ từ các loại trái cây, rau củ, hạt. Protein nên ưu tiên loại ít mỡ, tinh bột nên chọn thực phẩm nguyên mẫu như khoai lang, ngô, yến mạch...
Bữa sáng rất quan trọng đối với việc giảm cân, giữ dáng.
10 - 16h
Giai đoạn này, quá trình chuyển hóa, đốt mỡ diễn ra hiệu quả nên cố gắng uống nhiều nước, vận động thường xuyên hơn để hỗ trợ quá trình phân hủy mỡ. Nguyên tắc uống nước là uống từ từ từng ngụm nhỏ và uống nhiều lần, có thể uống nước ấm, thêm vài lát chanh.
16 - 21h
Khoảng thời gian này được xem như lúc nghỉ ngơi của của chất béo. Trong khung giờ này nên ăn uống chừng mực. Bữa tối nên ăn sớm, ưu tiên các món thanh đạm dễ tiêu, không ăn no căng bụng, có thể bỏ tinh bột, bù lại bằng nhiều chất xơ, một lượng vừa đủ đạm ít mỡ.
21h - 5h
Sau 21h cho đến sáng sớm hôm sau là thời điểm tích mỡ đạt đỉnh. Thói quen ăn vặt buổi tối, ăn khuya là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây béo bụng, béo phì. Trong khoảng thời gian này, bạn nên kiểm soát chặt chẽ việc ăn uống. Dư thừa calo trong khung giờ này khiến cơ thể không có đủ thời gian chuyển hóa, đốt cháy năng lượng, dẫn đến tích mỡ nhiều và nhanh hơn.
Nếu cần ăn nhẹ trước khi ngủ, bạn có thể tham khảo những món có lượng calo và chỉ số đường huyết vừa phải như sữa chua ít đường, một nắm nhỏ các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều, macca...), sữa hạt, bỏng ngô, táo, chuối...