Trung Quốc đă giới thiệu kế hoạch đầy tham vọng “Made in China 2025” lần đầu tiên vào năm 2015, hướng đến chuyển ḿnh thành một cường quốc thâm dụng công nghệ hơn. Tuy nhiên, nỗ lực này làm dấy lên lo ngại ở phương Tây.
Mục tiêu của “Made in China 2025”
Mục đích của kế hoạch chi tiết 10 năm là chuyển hướng từ quốc gia sản xuất các sản phẩm cấp thấp sang một trong những quốc gia dẫn đầu toàn cầu về các ngành công nghệ cao. Trung Quốc kỳ vọng sẽ thu hẹp khoảng cách công nghệ với phương Tây, bằng cách khuyến khích các nhà sản xuất Trung Quốc trên thị trường toàn cầu và giảm phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu.
Chính sách do chính phủ chỉ đạo nhắm tới 10 lĩnh vực công nghệ cao quan trọng, như ô tô điện, viễn thông, robot và hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI). Theo đó, các khoản trợ cấp của chính phủ được dành cho các công ty chuyên về công nghệ cao như nhà sản xuất xe điện và sản xuất chip.
Giáo sư Tomoo Marukawa thuộc Viện Khoa học Xă hội của Đại học Tokyo cho biết: “Trên thực tế, các khoản đầu tư của chính phủ đă khá thành công. Họ đang thu được lợi nhuận”.
Trung Quốc c̣n đặt mục tiêu đến năm 2025, đạt được 70% khả năng tự cung tự cấp trong các ngành công nghệ cao. Đến năm 2049, nỗ lực trở thành một cường quốc sản xuất toàn cầu.
Giáo sư Marukawa ngày 9/5 phân tích: “Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2049, Trung Quốc sẽ là nước đi đầu trong các ngành sản xuất toàn cầu. Vậy điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ soán ngôi Mỹ hay sẽ ngang hàng với Mỹ? Câu hỏi đó chưa bao giờ được trả lời, nhưng tôi nghĩ ít nhất Bắc Kinh nghĩ rằng họ sẽ ngang hàng với Washington”.
Một số ư kiến cho rằng “Made in China 2025” dựa chủ yếu vào hỗ trợ của chính phủ và tạo ra một sân chơi không b́nh đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài. Nhiều chính phủ lo ngại chính sách này làm giảm tuân thủ các thông lệ thương mại quốc tế và gây ra rủi ro an ninh.
“Made in China 2025” gây ra những lo lắng từ Mỹ. Mỹ coi Trung Quốc là một cường quốc công nghệ đang bám sát gót ḿnh, gây ra một cuộc chiến thương mại.
Kết quả là, Trung Quốc phải đối mặt với nhiều rào cản hơn từ các nước phương Tây trong lĩnh vực công nghệ, từ kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hàng nhập khẩu đến mức thuế cao và ít đầu tư hơn.
Vậy Trung Quốc đă đạt được bao nhiêu tiến bộ khi hướng tới mục tiêu của ḿnh? Giáo sư Marukawa nhận định, không rơ Trung Quốc đă đạt được tiến bộ đến mức nào v́ mục tiêu trong chính sách này khá mơ hồ, đồng thời lưu ư rằng Trung Quốc có ngành bán dẫn khiêm tốn.
“Trung Quốc đang tụt hậu so với những nước đi đầu trong ngành bán dẫn. Nhưng trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như xe điện và năng lượng mới, Trung Quốc đă đạt được tiến bộ vượt bậc”, ông Marukawa bổ sung.
VietBF@ sưu tập
|