Israel có đủ sức mạnh không quân và hải quân để chống lại Iran, tuy nhiên họ phải lựa chọn mục tiêu một cách cực kỳ thận trọng để tránh leo thang.
Sáng 19/4, lực lượng pḥng không Iran đă bắn hạ 3 máy bay không người lái trên bầu trời tỉnh Isfahan miền trung nước này.
Iran vẫn chưa công bố kết quả điều tra vụ việc, nhưng Mỹ đă sớm thông báo rằng Israel đă phát động cuộc tấn công. Israel cũng chưa đưa ra b́nh luận công khai về vụ tấn công, mặc dù nhiều hăng truyền thông quốc tế đă đưa tin rằng nhà nước Do Thái thực hiện đ̣n tấn công.
Các nhà quan sát trước đó đă dự đoán rằng một cuộc tấn công của Israel nhằm vào Iran là mắt xích tiếp theo trong chuỗi leo thang bắt đầu bằng cuộc tấn công ngày 1/4 vào lănh sự quán Iran ở Damascus (Syria) mà Iran đổ lỗi cho Israel.
Nếu Israel tiếp tục tấn công Iran, họ sẽ tấn công như thế nào?
Israel đă lên kế hoạch tấn công các địa điểm nhạy cảm của Iran trong nhiều thập kỷ, nhưng đ̣n tấn công phải ở mức độ hạn chế để tránh làm leo thang t́nh h́nh. Israel sẽ phải tấn công vào một mục tiêu có giá trị cao nhưng không cao đến mức khiến Iran phải đáp trả quân sự thêm nữa và đẩy sự leo thang thành một cuộc xung đột toàn diện. Vậy Israel có những lựa chọn tấn công như thế nào?
Không kích
Hai nước cách nhau hơn 900 km tính từ điểm gần nhất, trong khi hầu hết các căn cứ quân sự và địa điểm đặt cơ sở hạt nhân của Iran cách Israel hơn 2.000 km.
Để tấn công sâu bên trong lănh thổ Iran, các chiến đấu cơ tàng h́nh F-15i Ra'am và F-35i Adir sẽ được Israel sử dụng.
Cả hai mẫu máy bay đều được tối ưu hóa cho các đ̣n không kích tầm xa, nhưng chúng vẫn cần tiếp nhiên liệu trừ khi lựa chọn di chuyển trên những tuyến đường ngắn nhất tới các mục tiêu nằm sát biên giới Iran.Thế nhưng con đường ngắn nhất chưa hẳn là không khó khăn. Có rất ít khả năng Arab Saudi hay Jordan sẽ cho phép chiến đấu cơ Israel bay qua không phận của họ để tấn công Iran v́ điều đó có thể khiến họ bị kéo vào một cuộc xung đột tiềm tàng và khiến dư luận trong nước bất b́nh – do người dân vốn đă lên tiếng phản đối cuộc chiến của Israel ở Gaza.
Bay xuống Biển Đỏ và ṿng qua Yemen và Oman để tấn công các mục tiêu ở miền nam Iran sẽ khiến các chiến đấu cơ của Israel phải di chuyển quăng đường 4.700 km mới đến được bờ biển Iran.
Tuyến đường nhanh nhất để tấn công các mục tiêu ở phía bắc Iran sẽ là đi qua Syria và Iraq. Lực lượng không quân Israel sẽ phải trấn áp hệ thống pḥng không của Syria bằng cách gây nhiễu hoặc tấn công mạng, như năm 2007 khi Israel phá hủy nơi mà họ cho là một ḷ phản ứng hạt nhân đang được xây dựng ở Syria. Thời điểm đó, Israel đă "tắt" một phần lớn mạng lưới radar pḥng không của Syria từ trước.
Kỹ thuật như vậy chỉ có thể được sử dụng trong những thời điểm quan trọng về mặt chiến lược, ví dụ như một cuộc không kích quy mô lớn hoặc khi khởi đầu một cuộc xung đột. Nhưng kể cả khi Israel đủ sức làm được điều này, khó có khả năng họ sẽ “ra tay” và làm lộ sức mạnh.
Tăng cường chiến đấu tầm xa
Các thùng nhiên liệu bên ngoài được bổ sung vào máy bay chiến đấu có thể mở rộng đáng kể tầm hoạt động của chúng, nhưng lại khiến chúng xuất hiện trên radar của đối phương.
Đă có báo cáo về việc các thùng nhiên liệu do Israel thiết kế có thể lắp trên mẫu F-35 Adir của họ, nhưng vẫn cho phép chúng có khả năng tàng h́nh ở mức độ vừa phải và “vô h́nh” trước radar.
Những thùng nhiên liệu này – sẽ bị loại bỏ sau đó – sẽ cho phép máy bay tiếp cận và tiêu diệt các mục tiêu sâu hơn nhiều bên trong lănh thổ Iran, quay trở lại căn cứ không quân của chúng mà không bị phát hiện. Chúng cũng giúp chiến đấu cơ hoạt động mà không cần sự hỗ trợ của các máy bay phản lực đi kèm để phá hủy radar và bảo vệ máy bay chiến đấu/ném bom khỏi các máy bay chiến đấu khác.
Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn sẽ phức tạp và có thể thất bại ở điểm yếu nhất của nó. Vận rủi hoặc hệ thống radar được cải tiến mà Iran chưa từng công khai có thể góp phần khiến chiến đấu cơ của Israel bị bắn hạ.
Tấn công bằng đường biển
Israel sở hữu 5 tàu ngầm lớp Dolphin, loại tàu ngầm diesel-điện của Đức, chạy êm và lư tưởng cho các chiến dịch gần bờ.
Hai trong số các tàu ngầm mới nhất được chế tạo cho Israel được trang bị AIP, hay động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập, nghĩa là chúng có thể ở dưới nước trong nhiều tuần khi ŕnh rập các mục tiêu của ḿnh.
Một trong những mục tiêu rơ ràng nhất mà Israel có thể nhằm vào là Behshad, tàu chỉ huy thu thập thông tin t́nh báo thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Nó đă hoạt động trên biển được 3 năm và được bố trí ở cửa Biển Đỏ, gần eo biển Bab al-Mandeb, cho đến măi gần đây.
Con tàu này được lệnh quay trở lại cảng và h́nh ảnh vệ tinh cho thấy nó đậu ngay bên ngoài căn cứ hải quân ở Bandar Abbas, ngay trong eo biển Hormuz. Con tàu hiện đang ở trong vùng biển Iran và được bảo vệ bởi lực lượng pḥng thủ trên bờ nhưng không phải là bất khả xâm phạm.
Các tàu ngầm lớp Dolphin của Israel được trang bị biến thể tấn công mặt đất của tên lửa hành tŕnh Popeye – Turbo Popeye – có tầm bắn từ 200 km đến 350 km và có thể phóng dưới nước thông qua các ống phóng ngư lôi của tàu ngầm.
Tàu ngầm lớp Dolphin là một phần của lực lượng răn đe hạt nhân của Israel. Có báo cáo cho rằng phiên bản tên lửa Popeye có tầm bắn 1.500 km và phiên bản mới nhất của tàu ngầm lớp Dolphin cải tiến có VLS (hệ thống phóng thẳng đứng), cho phép phóng tên lửa dài hơn, chứa nhiều nhiên liệu hơn và do đó có tầm bắn xa hơn.
Sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu Israel sử dụng tàu ngầm tấn công các mục tiêu ven biển của Iran từ vùng biển quốc tế, sau đó lặn xuống nước và rời khỏi. Một lần nữa, mục tiêu sẽ phải đủ lớn để phát ra thông điệp cứng rắn, nhưng không quá lớn để khiến Iran phải đáp trả.
Đây là hai phương thức tấn công mà Israel có thể lựa chọn trong trường hợp tiếp tục tấn công Iran. Bất kỳ hành động quân sự nào khác, chẳng hạn như sử dụng lực lượng đặc nhiệm - lực lượng Israel triển khai trên lănh thổ Iran - đều có nguy cơ làm leo thang xung đột.
Câu hỏi đặt ra là liệu Israel có mạo hiểm để xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện trong khi nước này đang chiến đấu trên hai mặt trận – một cuộc chiến ở Gaza và một cuộc đối đầu âm ỉ với Hezbollah của Lebanon – hay không.
|