Báo Đức Bild cho biết, Ukraine đang phát triển UAV tầm xa mới có khả năng tấn công từ 2.500 tới 3.000km vào lănh thổ Nga.
Một UAV của Ukraine (Ảnh: Defense Express).
Bild dẫn nguồn thạo tin cho hay, Ukraine dường như đang phát triển mẫu UAV mới có khả năng tấn công sâu hơn nữa vào lănh thổ Nga. Với tầm bắn nêu trên, UAV này có thể tấn công vào mục tiêu ở Ural hoặc ngay cả lănh thổ ở Bắc Cực của Nga.
Cho tới nay, vụ tấn công sâu nhất vào lănh thổ Nga mà Ukraine thực hiện là sử dụng UAV bắn vào cơ sở quân sự ở vùng Tatarstan. Khoảng cách từ điểm UAV xuất phát tới mục tiêu là 1.200km. Tuy nhiên, Bild cho biết đây không phải là giới hạn của Ukraine.
Các UAV tầm xa của Ukraine được xem là giải pháp bù đắp cho việc Kiev thiếu tên lửa tầm trung và tầm xa.
Defense Express cho hay, các doanh nghiệp quân sự hàng đầu Ukraine dường như đang chế tạo UAV tầm bay 2.500-3000km. Các vũ khí này được cho sẽ sớm đi vào sản xuất hàng loạt.
Ukraine chưa b́nh luận về thông tin mà báo Đức đưa ra.
Trước đó, Forbes đưa tin, Ukraine dường như đă chế tạo được 15 loại UAV tầm xa khác nhau, có thể bay sâu vào lănh thổ Nga.
Mỹ và đồng minh tới nay vẫn không cho phép Ukraine dùng vũ khí viện trợ để tấn công vào sâu trong lănh thổ Nga nên họ không c̣n lựa chọn nào khác là phải tự phát triển UAV để tập kích đối phương.
Từ năm ngoái, Ukraine đă tuyên bố chế tạo được UAV có tầm tấn công 1.000km, đặt nhiều mục tiêu quan trọng của Nga vào tầm ngắm.
Hiện thời, Ukraine dựa vào các cuộc tập kích bằng UAV để làm ảnh hưởng tới nguồn tài chính của Nga cho cuộc chiến, gây ra các nút thắt trong nỗ lực hậu cần quân sự và gây ra tâm lư bất b́nh trong người dân Nga v́ giá xăng tăng.
Ngành năng lượng là một trong những "xương sống" quan trọng trong nền kinh tế Nga. Theo các chuyên gia quân sự, các cuộc tấn công của Ukraine có thể buộc Điện Kremlin rút các hệ thống pḥng không khỏi tiền tuyến và triển khai lại chúng xung quanh cơ sở hạ tầng dầu mỏ.
Theo Bộ Quốc pḥng Anh, Nga đă có triển khai các hệ thống pḥng không Pantsir xung quanh các cơ sở năng lượng.
Khi tăng cường pḥng thủ xung quanh các nhà máy lọc dầu, Nga có thể chấp nhận ít sự bảo vệ hơn các căn cứ không quân, bến cảng và các cơ sở quân sự khác. Điều đó, có thể khiến những địa điểm này trở thành mục tiêu dễ dàng hơn.
VietBF@sưu tập