Tần suất các vụ tập kích nhằm vào nhà máy lọc dầu trên lănh thổ Nga ngày càng dày và Ukraine dường như chưa có ư định dừng chiến dịch tập kích này.
Sự xuất hiện của UAV mang trí tuệ nhân tạo
Có một âm thanh vo ve lớn khi một chiếc bóng nhỏ tiến đến gần trong không trung. Tiếng ồn này gợi nhớ đến các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Nga vào Ukraine, nhưng giờ đây nó được ghi lại gần Moscow hơn là Kiev.
"Chúng đang bay về phía chúng ta", một phụ nữ nói tiếng Nga trong đoạn video được chia sẻ trên mạng xă hội những ngày qua. Khi chiếc bóng tiến lại gần hơn, th́ ra đó là một UAV của Ukraine đang bay trên lănh thổ Nga.
Một video khác ghi lại cho thấy khoảnh khắc sau đó, chiếc UAV lượn sang trái. Lúc này, c̣i báo động đă vang lên và chỉ vài phút sau chiếc UAV từ trên trời lao thẳng xuống một tháp chằng chịt đường ống tại một nhà máy lọc dầu của Nga và phát nổ.
Nơi đây được xác định là nhà máy lọc dầu Ryazan, một trong những nhà máy lọc dầu lớn nhất của Nga, cách biên giới Ukraine hơn 500km. Vụ tấn công ngày 13/3 này là một phần trong chiến dịch của Ukraine nhắm đến hạ tầng năng lượng của Nga những tuần gần đây bằng UAV tầm xa.
Chiến dịch đó chưa có dấu hiệu dừng lại khi ngày 2/4, Ukraine tiếp tục tập kích vào nhà máy lọc dầu Niznekamsk, nhà máy lọc dầu lớn thứ 3 của Nga ở vùng Tatarstan, cách biên giới Ukraine hơn 1.100km. Vụ tập kích khiến ít nhất 12 người bị thương và gây hỏa hoạn tại một tổ hợp lọc dầu.
Nguồn thạo tin Ukraine cho biết, vụ tấn công ngày 2/4 đánh dấu một trong những hoạt động quân sự của Ukraine vào sâu lănh thổ Nga nhất.
Những cuộc tấn công táo bạo này của Ukraine đang tấn công ngành dầu khí khổng lồ của Nga, ngành mang lại nguồn thu lớn nhất cho Moscow bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây.
Một nguồn tin thân cận với chương tŕnh máy bay không người lái của Ukraine cho hay, các cuộc tấn công đă được thực hiện bằng cách sử dụng UAV có tầm xa hơn và khả năng tiên tiến hơn, một số máy bay thậm chí c̣n bắt đầu tích hợp một dạng trí tuệ nhân tạo (AI) cơ bản để giúp chúng định hướng và tránh bị gây nhiễu. Độ chính xác của UAV cũng được cải thiện nhờ các cảm biến.
"Độ chính xác khi gây nhiễu được kích hoạt thông qua việc sử dụng AI. Mỗi máy bay có một thiết bị đầu cuối chứa dữ liệu vệ tinh và địa h́nh. Các đường bay được xác định trước và máy bay tuân theo kế hoạch bay để giúp chúng tôi tấn công mục tiêu với độ chính xác cao", nguồn tin Ukraine cho biết.
Noah Sylvia, nhà phân tích nghiên cứu tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Anh, giải thích: "Các UAV này có thứ gọi là "thị giác máy", một dạng AI. Về cơ bản, bạn lấy một mô h́nh và lưu nó trên một con chip và huấn luyện mô h́nh này để xác định địa lư và mục tiêu mà nó đang hướng tới, không cần liên lạc vệ tinh".
Chris Lincoln-Jones, cựu sĩ quan quân đội Anh và là chuyên gia về UAV và AI, cho biết: "Điều này chưa từng thấy ở những UAV trước kia, nhưng chúng ta đang ở giai đoạn đầu phát triển công nghệ này".
Nhắm vào "huyết mạch kinh tế" của Nga
Việc Ukraine sử dụng UAV trong cuộc xung đột với Nga không c̣n mới mẻ. Họ đă sử dụng loại vũ khí này ngay từ những ngày đầu xung đột.
Với những ǵ mà UAV mang lại trong cuộc đối đầu với quân đội Nga có quy mô lớn hơn nhiều, Ukraine nhận định UAV đóng vai tṛ quan trọng đối với nước này nhằm giành ưu thế trên chiến trường. Từ đó, Kiev dồn nguồn lực để thúc đẩy công nghệ và sản xuất trong nước.
Lúc đầu, Kiev chủ yếu sử dụng các thiết bị có sẵn để giám sát hoặc được điều chỉnh để thả những quả bom nhỏ. Tuy nhiên, kể từ đó, họ đă xây dựng được một ngành công nghiệp UAV hoàn chỉnh, mang lại lợi thế công nghệ để chống lại nguồn nhân lực lớn hơn đáng kể và bộ máy công nghiệp được chuẩn bị tốt hơn của Nga.
Điều này cũng được thể hiện ở mức độ chính xác ngày càng cao của các vụ tập kích nhằm vào nhà máy lọc dầu trên lănh thổ Nga. Ukraine nhắm mục tiêu vào một khu vực cụ thể, tối đa hóa tác động của các cuộc tấn công đó.
Ví dụ, một số chuyên gia cho biết, thay v́ tấn công các cơ sở lưu trữ nhiên liệu, Ukraine đă tấn công các cơ sở chưng cất, nơi dầu thô được xử lư và biến thành nhiên liệu hoặc các dẫn xuất khác.
"Từ những ǵ chúng tôi thấy, một số trong đó là những mục tiêu tấn công cần nhiều công nghệ phương Tây và Nga gặp khó khăn hơn nhiều trong việc mua sắm công nghệ này", chuyên gia Sylvia nói.
Cách tiếp cận này mang lại cho Kiev nhiều lợi ích hơn, gây tổn hại nhiều hơn là chỉ tấn công ngẫu nhiên vào các nhà máy lọc dầu. Những cuộc tấn công như vậy vào hệ thống sản xuất, cung cấp năng lượng Nga khiến thị trường thấp thỏm.
"Chúng tôi thực sự coi đây là một sự thay đổi trong chiến thuật của Ukraine cố gắng làm suy yếu cỗ máy chiến sự của Nga", Helima Croft, giám đốc điều hành và người đứng đầu chiến lược hàng hóa toàn cầu tại ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets, nhận định.
Các chuyên gia tin rằng những cuộc tấn công này có thể có tác động lớn hơn đến nền kinh tế Nga so với các lệnh trừng phạt hiện tại.
"Nếu bạn để ư các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt với Nga cho đến nay, có thể thấy chúng phần lớn đă bỏ qua năng lượng. Chính xuất khẩu năng lượng, dầu thô, khí đốt tự nhiên, các sản phẩm tinh chế đă mang lại cho Nga huyết mạch kinh tế để duy tŕ cuộc chiến này", ông Croft nói.
Ukraine nói rằng, các cuộc tập kích đă làm tê liệt khoảng 12% năng lực lọc dầu của Nga, trong khi đó, theo ước tính của Reuters là khoảng 14%.
Nga thừa nhận năng suất lọc dầu của nước này đă giảm phần nào và Nga đă tạm thời cấm xuất khẩu xăng để b́nh ổn giá nhiên liệu trong nước.
"Những tuần qua đă chứng minh cho nhiều người thấy rằng cỗ máy quân sự của Nga có những điểm yếu mà chúng ta có thể tiếp cận bằng vũ khí của ḿnh. UAV của chúng ta có khả năng tác chiến tầm xa thực sự. Ukraine bây giờ sẽ luôn có lực lượng tấn công trên bầu trời ", Tổng thống Ukraine Zelensky nói.
Lo ngại của Mỹ
Giới chức Ukraine ban đầu không thừa nhận trách nhiệm trong các vụ tập kích và cũng bác bỏ thông tin cho rằng Mỹ t́m cách ngăn Kiev tấn công nhà máy lọc dầu của Nga.
Tuy nhiên, Tổng thống Zelensky và quân đội Ukraine sau đó xác nhận sử dụng UAV để tấn công các cơ sở năng lượng của Moscow. Nhà lănh đạo Ukraine thừa nhận, Mỹ không phản ứng tích cực đối với hoạt động này.
"Chúng tôi đă sử dụng máy bay không người lái của ḿnh (cho các vụ tập kích qua biên giới). Không ai có thể nói với chúng tôi rằng các vị không được làm điều đó. Nếu không có hệ thống pḥng không để bảo vệ hệ thống năng lượng trước những vụ tấn công của Nga, th́ tại sao chúng tôi không thể đáp trả tương tự", ông Zelensky nói.
Ông tuyên bố các cuộc tấn công của Ukraine vào lănh thổ Nga là một h́nh thức răn đe v́ Kiev sắp cạn kiệt tên lửa pḥng không được phương Tây cung cấp.
Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số Ukraine Mykhailo Fedorov hồi đầu tháng này cho biết: "Hầu hết UAV tấn công nhà máy lọc dầu Nga có tầm hoạt động 700-1.000km. Tuy nhiên, hiện giờ chúng tôi c̣n có các mẫu có tầm hoạt động hơn 1.000km".
Quan chức này cho biết, Ukraine đang nỗ lực tăng sản lượng UAV tầm xa gấp 10 lần năm ngoái. Ngoài ra, những mẫu UAV được tích hợp AI cũng sẽ xuất hiện trên chiến trường vào cuối năm nay. Việc sử dụng AI giúp UAV có khả năng hoạt động và tấn công chính xác trong điều kiện bị gây nhiễu.
Chiến dịch tập kích của Ukraine nhằm vào các nhà máy lọc dầu Nga đă khiến giá dầu toàn cầu tăng. Kể từ đầu năm nay, giá dầu Brent tăng 13%. Điều này khiến các chính trị gia Mỹ lo ngại về những tác động kinh tế trong năm bầu cử vô cùng quan trọng ở xứ sở cờ hoa.
Mặc dù không đề cập đến giá năng lượng, các quan chức ở Washington cho biết họ đang tích cực ngăn cản Ukraine tấn công các nhà máy lọc dầu của Moscow.
"Chúng tôi từ lâu đă nói rằng chúng tôi không khuyến khích hoặc kích hoạt các cuộc tấn công bên trong nước Nga", một quan chức giấu tên của Mỹ nhấn mạnh.
Helima Croft, giám đốc điều hành và người đứng đầu chiến lược hàng hóa toàn cầu tại ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets, lệnh trừng phạt của Mỹ và quốc tế áp đặt kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra được tính toán để giữ lại năng lượng Nga trên thị trường, tránh cú sốc cho thị trường toàn cầu.
"Đó là thỏa thuận với Ukraine: Chúng tôi sẽ cung cấp cho các vị vũ khí, nhưng hăy tránh xa cơ sở xuất khẩu, tránh xa năng lượng của Nga, v́ chúng tôi không muốn một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn", chuyên gia này giải thích.
Tuy nhiên, sự bế tắc ở quốc hội Mỹ về việc thông qua gói viện trợ bổ sung cho Ukraine và khả năng thay đổi chủ nhân Nhà Trắng vào năm tới có thể khiến Ukraine mất nhiều thời gian.
"Nếu họ không nhận được vũ khí và tiền viện trợ như cam kết, vậy th́ động cơ của họ để tuân thủ thỏa thuận đó với Washington là ǵ?", chuyên gia Croft đặt vấn đề.
Các chuyên gia cho rằng, mối lo ngại lớn hơn là Ukraine sẽ không dừng lại ở các nhà máy lọc dầu. Theo RBC, một số cảng dầu lớn nhất của Nga, nơi cung cấp khoảng 2/3 lượng dầu thô và sản phẩm dầu xuất khẩu của nước này, đều nằm trong tầm hoạt động của UAV Ukraine.
Chuyên gia Croft phân tích: "Chỉ cần một cơ sở xuất khẩu dầu lớn bị tấn công, tôi nghĩ tác động đến thị trường cũng sẽ rất lớn. Nhiều cơ sở xuất khẩu dầu trong số này nằm liền kề với các nhà máy lọc dầu và có vẻ như đây là một lựa chọn có chủ ư của Ukraine để nhắm vào các nhà máy lọc dầu Nga".
Về phần ḿnh, Nga cũng nhắm mục tiêu vào các nhà máy lọc dầu và cơ sở hạ tầng năng lượng khác của Ukraine, bao gồm cả các nhà máy điện, ngay từ mùa đông đầu tiên khi xung đột nổ ra.
Các cuộc tấn công hiện tại dường như chính xác hơn trước kia. Nga sử dụng chiến thuật tấn công UAV theo bầy đàn nhằm áp đảo hệ thống pḥng không của Ukraine, sau đó tấn công chủ yếu bằng tên lửa hạng nặng.
Cả hai bên ngày càng tham gia nhiều hơn vào một cuộc chiến tranh tổng lực, không chỉ nhằm vào năng lực quân sự hiện tại và tương lai mà c̣n cố gắng phá hủy kinh tế, từ đó làm suy giảm tiềm lực quân sự của đối phương càng nhiều càng tốt.
VietBF@sưu tập