Trong số rất nhiều yếu tố gây ung, một số có thể ẩn nấp trong chính tủ lạnh. Hãy kiểm tra xem nhà bạn thường xuyên có không.
Cô Trương 27 tuổi, làm việc và sống một mình ở Bắc Kinh (Trung Quốc), vì kiếm tiền không hề dễ dàng nên cô sử dụng tất cả những nguyên liệu có thể để ăn nhằm tiết kiệm chi phí, ngay cả khi chúng để trong tủ lạnh đã lâu.
Dù thường xuyên đi công tác dài ngày nhưng khi về đến nhà, cô vẫn lấy những đồ ăn thừa trong tủ lạnh ra để giải tỏa cơn đói.
Cách đây một thời gian, cô Trương cảm thấy đau bụng trên, chướng bụng và buồn nôn, tưởng là do ăn uống thất thường nên cô chỉ mua một ít thuốc về uống mà không để ý đến nữa. Mãi đến gần đây, cô bắt đầu cảm thấy buồn nôn và nôn ngày càng trầm trọng hơn mới quyết định đến bệnh viện.
Sau khi kiểm tra, phát hiện trong dạ dày của cô có một khối u kích thước 2x3cm, sau khi sinh thiết, cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày. Nắm rõ bệnh sử, bác sĩ thở dài nói rằng bệnh tật có lẽ liên quan đến việc cô Trương ăn lâu dài những thực phẩm bảo quản lâu ngày trong tủ lạnh.
Ảnh minh họa: Internet
4 thực phẩm để lâu trong tủ lạnh sẽ thành "đồng phạm" với bệnh ung thư
Rau xanh
Bản thân trong rau, đặc biệt là rau lá xanh có chứa một lượng nitrat nhất định, nếu để trong tủ lạnh quá lâu sẽ dễ sinh ra nitrit, sau khi chất này được ăn trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành nitrosamine, làm tăng nguy cơ ung thư.
Đặc biệt là các loại rau đã qua chế biến rồi để trong tủ lạnh qua đêm, hàm lượng nitrit trong rau có thể vượt ngưỡng tiêu chuẩn an toàn. Thêm vào đó, giá trị dinh dưỡng của rau lúc này cũng đã tiêu biến lượng lớn, vì vậy không nên tiết kiệm mà tiếp tục ăn, thay vào đó, rau nấu bữa nào ăn hết bữa đó là tốt nhất.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc Wang Silu, nhìn chung không nên bảo quản các loại rau lá xanh trong tủ lạnh quá lâu và tốt nhất nên ăn chúng trong vòng 3 ngày. Cũng nên ăn các loại rau khác trong vòng một tuần, để lâu sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của rau củ.
Thực phẩm từ hạt
Các loại thực phẩm thiết yếu và thực phẩm từ hạt để trong tủ lạnh lâu ngày cũng rất nguy hiểm. Những thực phẩm này có nguy cơ bị mốc cao hơn, khi nấm mốc phát triển sẽ sản sinh ra độc tố aflatoxin.
Aflatoxin là chất siêu gây ung thư, độc tính gấp 10 lần kali xyanua, gấp 68 lần asen, là chất gây ung thư có độc tính cao và mạnh. Sau khi vào cơ thể sẽ gây ra sự gắn kết của dư lượng purine trong DNA trong cơ thể, gây tổn thương DNA, dễ gây ra những thay đổi về cấu trúc và chức năng DNA, khiến cơ thể phát sinh nhiều tế bào ung thư.
Các loại rau, thịt ngâm muối
Dưa muối hay thịt muối đều là những món dễ ăn và thường được tích trữ lâu trong tủ lạnh. Tuy nhiên, đồ muối dù được tích trữ trong tủ lạnh nhưng cũng có thể sinh sôi vi khuẩn, đặc biệt muối có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày và gây viêm dạ dày, ung thư dạ dày.
Ngoài ung thư dạ dày, các món ngâm muối cũng sẽ gây ung thư gan, do gan là cơ quan giải độc lớn nhất trong cơ thể. Lượng lớn nitrit có trong đồ muối chua sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nitrosamine gây ung thư và đi vào gan, tiếp xúc lâu dài có thể khiến gan bị tổn thương và tăng tỷ lệ ung thư.
Hải sản
Hải sản để qua đêm dễ tạo ra các sản phẩm chuyển hóa của quá trình phân hủy protein, nếu ăn quá nhiều có thể gây tổn hại lớn đến chức năng các cơ quan như gan, thận... cũng như làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, khi protein trong hải sản bị phân huỷ có thể gây mùi khó chịu cũng như sản sinh ra nitrit gây hại cho cơ thể con người.
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh như thế nào là an toàn?
Nhiều người cho rằng tủ lạnh là nơi an toàn nhất để bảo quản thực phẩm bởi chúng luôn ở nhiệt độ thấp, tuy nhiên sự thật là thực phẩm càng để lâu trong tủ lạnh thì càng mất giá trị dinh dưỡng, thậm chí là tăng nguy cơ ung thư cho người ăn.
- Tủ lạnh tốt nhất chỉ nên lưu trữ đồ ăn tươi sống, chưa qua chế biến. Các gia đình không nên nấu quá nhiều thức ăn cùng một lúc, hãy sử dụng tất cả thực phẩm trong một bữa, hạn chế thói quen sử dụng lại thức ăn thừa. Tốt nhất không để thức ăn đã chế biến còn dư thừa qua 2 ngày trong tủ lạnh, nếu có mùi thì cần lập tức loại bỏ.
- Thực phẩm ở trong tủ đá với nhiệt độ là -18 độ C chỉ nên sử dụng trong vòng 3 tháng.
- Các thực phẩm bảo quản ở ngăn mát với nhiệt độ 5 độ C tối đa sử dụng chỉ nên là một tuần.
- Cần phân loại thực phẩm cần bảo quản...
- Các loại thực phẩm bảo quản nên được cho vào hộp hoặc túi nhựa.
- Đặt nhiệt độ tủ lạnh từ 1 - 4 độ C khi bảo quản thực phẩm.
- Đã rã đông thì không nên tiếp tục bảo quản.