Theo như từng được ví như "thần dược" kiềm chế lạm phát của phản ứng các quốc gia lại hoàn toàn khác biệt khi thế giới đang ngập tràn hàng hóa giá rẻ Made in China, phần nào giống như 'cú sốc Trung Quốc' trong hai thập kỷ trước nhưng tại sao các nước đang phải đổ "núi tiền" cho sản xuất để đối đầu với cơn lũ hàng giá rẻ của Trung Quốc?.
Lạm phát thấp nhờ hàng giá rẻ của Trung Quốc
Vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, nền kinh tế Mỹ và toàn cầu đă trải qua một “cú sốc Trung Quốc”. Đó là "cơn lũ" hàng hóa giá rẻ nhờ sản xuất bùng nổ ở Trung Quốc. Nhập khẩu hàng hóa Made in China được mô tả là "thần dược" giữ lạm phát của nhiều quốc gia ở mức thấp. Thế nhưng, không có bữa trưa nào miễn phí. Các nước phải đánh đổi bằng việc làm của chính ngành sản xuất trong nước.
Giờ đây, có vẻ như phần tiếp theo của cú sốc đang xuất hiện khi Bắc Kinh đang quyết tâm thúc đẩy xuất khẩu để phục hồi tăng trưởng. Các nhà máy của nước này đang sản xuất nhiều ô tô, máy móc và thiết bị điện tử tiêu dùng nhiều hơn so với mức độ nền kinh tế trong nước có thể hấp thụ. Nhờ các khoản vay ưu đăi của nhà nước, sản phẩm của các công ty Trung Quốc đang tràn ngập thị trường nước ngoài với mức giá vô cùng cạnh tranh.
Một số nhà kinh tế nhận thấy cú sốc Trung Quốc lần này đă đẩy lạm phát xuống thấp hơn so với cú sốc lần đầu. Nguyên nhân là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới hiện đang chậm lại, trong khi ở thời kỳ trước là bùng nổ. Kết quả là tác động giảm phát của hàng hóa giá rẻ Trung Quốc sẽ không được bù đắp từ nhu cầu của nước này đối với quặng sắt, than đá và các hàng hóa khác mà Trung Quốc từng nhập khẩu như trước đây.
Trung Quốc chiếm một phần đáng kể trong sản xuất toàn cầu. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, nước này chiếm 31% sản lượng sản xuất toàn cầu vào năm 2022 và 14% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu. Hai thập kỷ trước, tỷ trọng sản xuất của Trung Quốc chưa đến 10% và xuất khẩu dưới 5%.
Các nền kinh tế khác đều đầu tư vào sản xuất
Thế nhưng, câu chuyện bây giờ đă khác. Trở lại với đầu những năm 2000, t́nh trạng sản xuất dư thừa chủ yếu đến từ Trung Quốc, trong khi các nhà máy ở nơi khác đều đóng cửa. Giờ đây, Mỹ và các nước khác cũng đang đầu tư mạnh mẽ và bảo hộ ngành công nghiệp trong nước khi căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Các công ty Trung Quốc như hăng sản xuất pin Contemporary Amperex Technology đang xây dựng các nhà máy ở nước ngoài để xoa dịu sự phản đối đối với hàng nhập khẩu, mặc dù ở trong nước công ty đă sản xuất được phần lớn những ǵ thế giới cần.
Kết quả có thể là một thế giới tràn ngập hàng sản xuất nhưng lại thiếu sức mua – một công thức cổ điển dẫn tới giá cả giảm.
Mỹ, châu Âu và Nhật Bản không muốn quay lại thời kỳ đầu những năm 2000, khi hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc khiến nhiều nhà máy của họ đóng cửa. V́ vậy, họ đă chi hàng tỷ USD để hỗ trợ cho các ngành được coi là chiến lược và áp đặt/đe dọa áp thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Ngoài ra, dân số già và t́nh trạng thiếu lao động dai dẳng ở các nước phát triển có thể bù đắp một số áp lực giảm phát từ Trung Quốc.
David Autor, giáo sư kinh tế tại Viện Công nghệ Massachusetts và là một trong những tác giả của bài báo năm 2016 mô tả cú sốc ban đầu ở Trung Quốc, cho biết: “Lần này là một kiểu sốc Trung Quốc khác.”
Sốc khác như thế nào?
Cú sốc Trung Quốc đầu tiên xảy ra sau một loạt cải cách tự do hóa ở Trung Quốc vào những năm 1990 và việc nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001. Đối với người tiêu dùng Mỹ, điều này mang lại lợi ích đáng kể. Một bài báo năm 2019 cho thấy giá tiêu dùng hàng hóa ở Mỹ giảm 2% trên mỗi điểm phần trăm tăng thêm thị phần do hàng nhập khẩu của Trung Quốc nắm giữ. Những những người có thu nhập thấp và trung b́nh được cho là hưởng lợi lớn nhất.
Nhưng cú sốc Trung Quốc cũng gây áp lực lên các nhà sản xuất của nước khác. Năm 2016, Autor và các nhà kinh tế khác ước tính rằng Mỹ đă mất hơn 2 triệu việc làm từ năm 1999 đến năm 2011 do hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Các nhà sản xuất đồ nội thất, đồ chơi và quần áo gặp khó khăn trong việc cạnh tranh, c̣n công nhân ở các vùng xa vôi phải vật lộn để t́m việc mới.
Phần tiếp theo của cú sốc Trung Quốc dường như đang lộ diện. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,2% trong năm ngoái, mức thấp so với tiêu chuẩn của nước này và dự kiến sẽ chậm lại hơn nữa khi cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài ảnh hưởng đến đầu tư và chi tiêu tiêu dùng. Capital Economics cho rằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của nước này sẽ chậm lại, ở khoảng 2% vào năm 2030. Bắc Kinh đang t́m cách tạo ra một bước ngoặt kinh tế bằng cách đổ tiền vào các nhà máy, đặc biệt là sản xuất chất bán dẫn, hàng không vũ trụ, ô tô và thiết bị năng lượng tái tạo, rồi xuất khẩu sản phẩm dư thừa ra nước ngoài.
Liệu Trung Quốc sẽ thành công với sách lược của ḿnh?
Tuy nhiên, nhu cầu yếu và dư thừa công suất khiến chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc đă giảm trong 16 tháng liên tiếp. Dẫn đầu đà giảm là hàng tiêu dùng và hàng hóa lâu bền, thực phẩm, kim loại và đồ điện.
Biến động giá nhập khẩu của Mỹ từ Mexico, EU, Nhật Bản và Trung Quốc qua các năm. Nguồn: CEIC
Tuy nhiên, không giống như đầu những năm 2000, phương Tây hiện coi Trung Quốc là đối thủ kinh tế và địa chính trị chính của ḿnh. EU đang xem xét liệu xe điện do Trung Quốc sản xuất có nhận được trợ cấp không công bằng và quyết định xem có áp thuế/hạn chế nhập khẩu hay không.
Chủ nghĩa bảo hộ như vậy có thể đẩy một số tác động giảm phát sang các khu vực khác trên thế giới, khi các nhà xuất khẩu Trung Quốc t́m kiếm thị trường mới ở các nước nghèo hơn. Những nền kinh tế đó có thể chứng kiến các ngành công nghiệp non trẻ của ḿnh bị thu hẹp lại trước cạnh tranh đến từ Trung Quốc.
Không giống như Nhật Bản hay Hàn Quốc – những quốc gia từ bỏ sản xuất chi phí thấp để chuyển sang xuất khẩu giá trị cao hơn, Trung Quốc vẫn duy tŕ vị thế dẫn đầu trong các lĩnh vực chi phí thấp ngay cả khi nước này đẩy mạnh vào các sản phẩm thường do các nền kinh tế phát triển thống trị.
Rory Green, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại GlobalData–TS Lombard, cho biết Trung Quốc đại diện cho “một thách thức độc đáo của chủ nghĩa trọng thương”.