Bây giờ ḿnh phải “thức dậy". Thức dậy là bản chất đạo Bụt. Chữ “Bud” nghĩa là “thức dậy”, “Buddha” là người tỉnh thức, và “Buddhism” là con đường đưa tới sự tỉnh thức.
Khác với bối cảnh truyền bá Phật Pháp của hàng ngàn, vạn bậc thánh tăng, cao tăng trong lịch sử Việt Nam và thế giới, thiền sư Nhất Hạnh sống hầu hết cuộc đời ḿnh ở phương Tây, nơi khoa học công nghệ phát triển rất nhanh, internet phủ sóng khắp nơi, thế giới phẳng, toàn cầu hóa.
Có lẽ nhờ vậy mà thiền sư đă chọn cho ḿnh một cách hoằng pháp rất hiện đại: vừa tạo lập mạng lưới tu viện Làng Mai khắp thế giới, vừa tổ chức ghi lại các buổi pháp thoại bằng máy ghi âm và máy quay. Thiền sư cũng xuất bản hàng chục đầu sách với chủ đề rất gần gũi đời sống thường nhật thay v́ nặng tính học thuật. Tăng thân Làng Mai cũng xuất bản các nội dung từ sách, pháp thoại của Thầy trên websites và mạng xă hội, bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh v.v.
Nói cách khác, thiền sư Nhất Hạnh là người kể chuyện về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và con đường của Đức Phật bằng đa phương thức, đa nền tảng, đa ngôn ngữ.
Một sự nghiệp hoằng pháp vô cùng đồ sộ.
Cách kể chuyện của thiền sư rất “có duyên”, nhẹ nhàng mà sâu sắc, gần gũi không cao xa, càng đọc càng nghe càng thấm.
Ví như trong “Đường Xưa Mây Trắng” - được xem là một trong những cuốn sách hay nhất thế giới viết về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Thiền sư kể trong lời đề tựa rằng viết về cuộc đoàn tụ của Đức Phật với gia đ́nh là một trong hai đoạn khó viết nhất (đoạn c̣n lại là viết về cách Đức Phật không cần dùng thần thông vẫn độ được cho ba anh em ông Ca Diếp).
“Ngài đă thành Bụt rồi, Ngài đă thành bậc toàn giác rồi, nhưng về thăm gia đ́nh th́ Ngài vẫn c̣n là một đứa con của cha, của mẹ, vẫn là một người anh của các em. Viết như thế nào để Bụt vẫn c̣n giữ lại được tính người của Ngài. Cũng nhờ niềm tin đó mà tôi thành công.
Quư vị đọc lại, sẽ thấy Bụt về thăm nhà rất tự nhiên. Cách Ngài nắm tay vua cha đi từ ngoài vào, cách Ngài đối xử với em gái, cách Ngài đối xử với Yasodhara và Rahula, rất tự nhiên. Tôi có cảm tưởng là có chư Tổ gia hộ nên tôi mới viết như vậy được.
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả, giúp cho người ta khám phá lại Bụt như một con người và lột ra hết các ṿng hào quang thần dị người ta đă choàng lên cho Bụt. Không thấy Bụt như một con người th́ người ta sẽ tới với Bụt rất khó…”
Một lần, trong lúc nghe pháp thoại, tôi vô cùng bất ngờ khi nghe thiền sư kể về Vơ Tắc Thiên. Th́ ra, Vơ Tắc Thiên chính là một Phật tử có hiểu biết Phật Pháp uyên thâm, đặc biệt bà chính là người đă đặt ra 4 câu thơ mà ngày nay được dùng làm “Kệ Khai Kinh” trong hàng triệu, triệu bản kinh tụng tại chùa, tại các gia đ́nh.
Kệ Khai Kinh
Pháp Phật cao sâu rất nhiệm mầu
Ngàn muôn ức kiếp dễ hay đâu
Con nay nghe thấy xin vâng giữ
Chân nghĩa Như Lai hiểu thật sâu
Rồi, thiền sư kể về những cuộc đối đáp của thiền sư Pháp Tạng và Vơ Tắc Thiên. Vơ Tắc Thiên có đưa ra “đề bài” cho thầy Pháp Tạng rằng về tư duy bà hiểu nguyên lư “trùng trùng duyên khởi” của Kinh Hoa Nghiêm, nhưng bà lại chưa thể “thấu ngộ” điều này.
Làm sao có thể diễn tả một chân lư chỉ bằng ngôn từ đây? Thiền sư Pháp Tạng đă khất Vơ Tắc Thiên vài ngày, rồi về chuẩn bị một căn pḥng bốn bề là gương và nến… Khi Vơ Tắc Thiên vào, nến gương trùng trùng điệp điệp phản chiếu, thế là nữ đế vương đại ngộ lư “trùng trùng duyên khởi”...
Một cách khái quát, th́ dù là giảng kinh, dạy kiến thức Phật học, hay dạy một phương pháp thực tập nào đó, thiền sư Nhất Hạnh luôn chuyển hóa những tri thức rất cao siêu, khó hiểu, nặng tính chuyên môn thành những ngôn từ gần gũi, dễ tiếp nhận cho công chúng. Người đọc hoặc người nghe sẽ được tiếp nhận những h́nh ảnh thật đẹp đẽ, thật rực rỡ, hoặc thật thảnh thơi, đôi khi là rất lăng mạn… từ ngôn từ của thiền sư.
Chẳng hạn, cuốn sách tựa đề “Con đường chuyển hóa” thực ra là chắt lọc lời giảng của thiền sư về “Kinh Tứ Niệm Xứ”.
B́nh giảng Truyện Kiều dưới góc nh́n Phật Pháp, thiền sư viết cuốn sách “Thả một bè lau”.
Giới thiệu và hướng dẫn cặn kẽ “Kinh Quán niệm hơi thở”, thiền sư có cuốn sách với nhan đề “Hơi thở nuôi dưỡng, hơi thở màu nhiệm”.
Giảng giải và b́nh luận về “Kinh Duy Ma Cật”, thiền sư đặt tên sách là “Bồ tát tại gia, Bồ tát xuất gia”.
Giải nghĩa “Kinh Kim Cương”, thiền sư viết tập “Kinh Kim Cương - Gươm báu cắt đứt phiền năo”.
Nói về sự màu nhiệm của phương pháp thực tập chánh niệm, thiền sư có cuốn “Phép lạ của sự tỉnh thức”.
Nói về sự kỳ diệu của những bước chân thảnh thơi trong chánh niệm, của những hành động rửa bát, ăn cơm, uống trà trong chánh niệm, thiền sư có cuốn “An lạc từng bước chân” v.v.
Dư luận thế giới đă dùng những khái niệm rất trang trọng, tầm vóc, tôn vinh thiền sư Nhất Hạnh như: một trong hai lănh đạo Phật giáo có ảnh hưởng nhất ở phương Tây (bên cạnh Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV), người khởi xướng “Phật giáo dấn thân”, “cha đẻ của Chánh Niệm”...
Thật ra, không phải đợi đến thiền sư Nhất Hạnh, Phật Giáo mới “dấn thân” vào đời sống; càng không phải ông là người sáng tạo ra khái niệm và các phép thực tập “Chánh Niệm” (mà Chánh Niệm là một trong 8 chi phần của Bát Chánh Đạo do Đức Phật Thích Ca chế tác ra từ hơn 2500 năm nay). Nhưng v́ sao thế giới thừa nhận thiền sư Nhất Hạnh là sứ giả xuất sắc bậc nhất đem con đường Chánh Niệm đến gần với cuộc sống hiện đại?
Là v́, ngoài sự nghiệp xuất bản đồ sộ như trên, thiền sư đă dùng chính cuộc đời tu tập của ḿnh làm dẫn chứng. Ông tự tu cho ḿnh bằng hơi thở chánh niệm, bằng bước chân an lạc và bằng các sinh hoạt hằng ngày một cách trọn vẹn. Rồi ông khéo tạo lập, tổ chức tăng đoàn Làng Mai, bắt đầu từ Pháp, mở rộng dần ra khắp thế giới.
Có thể thấy sự phát triển của hệ thống tu viện Làng Mai khắp thế giới cũng không khác mấy con đường mà Thái tử Tất Đạt Đa, sau khi thành Bậc Toàn Giác, đă làm trong suốt 49 năm ở các vương quốc trên vùng đất Ấn Độ cổ đại cho đến khi Ngài qua đời.
Hành tŕnh này cũng tương tự cách làm của nhiều đời nhiều kiếp các học tṛ xuất sắc của Đức Phật Thích Ca đă làm trong hơn 2500 năm qua. Họ hoặc là một ḿnh tự tu tự chứng, hoặc là tham gia vào các tăng đoàn lớn nhỏ, hoặc là tạo lập cho ḿnh một chi nhánh riêng. Dù là Nam Tông hay Bắc Tông hay Mật Tông, dù ở Tây Tạng, Trung Quốc, Việt Nam hay Nhật Bản… tất họ đều làm như người thầy đầu tiên của ḿnh.
Nhờ một đời miệt mài và khéo léo hoằng pháp, thiền sư Nhất Hạnh đă thành công trong việc đem "Con đường Chánh Niệm", một trong Bát Chánh Đạo, đến rất gần với đời sống đời thường.
Thiền sư cũng luôn lưu ư rằng, “Chánh Niệm” là một “con đường”, cũng có thể hiểu là “lựa chọn một lối sống”, và một người có thể lựa chọn đi theo con đường hay lối sống đó. Chánh Niệm không phải giống như một “công cụ” mà có thể lấy ra dùng vào một lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, rồi khi "dùng" xong th́ “cất đi”.
Hiểu đúng theo tinh thần này, chẳng hạn, nếu một cuốn sách có tựa đề “Trị liệu ung thư bằng Chánh Niệm”, th́ phải hiểu rằng bản thân Chánh Niệm không phải là một phương thuốc, không thay thế các biện pháp y học bài bản và tin cậy để chữa trị loại bệnh này. Nhưng một người chữa trị ung thư hoàn toàn có thể chọn thay đổi lối sống - sống khác đi, sống với Chánh Niệm trong hầu hết phần đời c̣n lại của ḿnh - th́ cuộc sống đó dù c̣n ngắn hay dài, sẽ trở nên rất đẹp đẽ, nhiệm màu, rực rỡ.
Người Việt có câu “Thứ nhất là tu tại gia, thứ nh́ tu chợ, thứ ba tu chùa" để diễn tả mức độ vô cùng khó khăn của việc làm sao sống giữa đời thường (tại gia đ́nh, tại nơi làm việc, trong cộng đồng) mà vẫn ǵn giữ - tăng trưởng được những đức tính tốt đẹp, và, ǵn giữ - tăng trưởng được nếp sống Chánh Niệm.
VietBF@sưu tập