Điểm danh những bộ phận cần được giữ ấm trong thời tiết giá lạnh của mùa đông.
Đầu và tai
Đầu là nơi lưu thông các mạch máu trong cơ thể. Nếu bị lạnh đầu nghĩa là cơ thể cũng sẽ bị lạnh theo, chưa kể bị ê buốt và đau nhức đầu. Kéo dài sẽ khiến bạn bị chứng đau đầu măn tính nguy hiểm hơn.
C̣n đôi tai lại rất mỏng và nhạy cảm, nếu để nó quá lạnh sẽ dẫn tới cảm lạnh hoặc nhức đầu. Cách tốt nhất khi trời lạnh bạn nên mặc áo trùm đầu và tai hoặc dùng riêng đồ bịt tai để giữ ấm.
Cổ
Cổ là vùng tập trung các dây thần kinh cũng là con đường duy nhất vận chuyển oxy và các dưỡng chất từ tim lên năo. Nếu vào mùa lạnh không giữ ấm cổ sẽ dễ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm họng, khàn tiếng…
Do đó, vào mùa lạnh bạn nên mặc áo có cổ hoặc dùng khăn quàng cổ để giữ ấm và hạn chế nhiều căn bệnh phát sinh.
Mũi
Rất ít người giữ ấm mũi trong mùa đông, và đó cũng là lư do nhiều người hay bị sổ mũi, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh hay viêm xoang. Để tránh những chứng bệnh này xảy ra khi ra đường bạn nên dùng khẩu trang để che kín mũi. Thỉnh thoảng bạn cũng có thể xoa ấm hai ḷng bàn tay rồi đặt lên hai bên sống mũi để giúp mũi được làm ấm.
Bụng
Bụng là bộ phận quan trọng trong phần tiêu hóa, nó cũng dễ bị nhạy cảm khi thời tiết chuyển sang đông. Nếu không được giữ ấm, có khả năng bạn phải đối mặt với t́nh trạng tiêu chảy, nguy hiểm hơn là sốt cao, mất nước. Ngoài việc giữ ấm bụng bằng cách mặc áo ra th́ bạn cũng nên ăn uống đồ nóng hoặc ấm, tuyệt đối không nên dùng đồ lạnh hoặc có tính hàn.
Bàn chân
Chân chúng ta thường có một lớp mỡ dưới da khá mỏng nên chịu lạnh rất kém. Ngoài ra, do chân ở xa tim nên việc máu lưu thông đến đây cũng kém hơn. Trong khi đó, bàn chân lại là bộ phận quan trọng, nếu bị lạnh buốt nó có thể khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Cách tốt nhất là bạn nên mang tất ấm ở mọi nơi và mọi lúc, ngay cả ở trong nhà và trong lúc ngủ.
Chú ư về ăn uống
Mùa đông nên ăn thức ăn nóng sốt, thức ăn có tính thực dưỡng theo mùa, không ăn thức ăn sống lạnh. Thức ăn bổ dưỡng có thể giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch.
Chú ư ăn nhiều rau xanh và các loại đậu. Mùa đông sáng sớm không để bụng đói, đêm chớ ăn no, sau khi ăn một lúc có thể nằm nghỉ để trợ giúp tiêu hóa.
Tập luyện trong mùa đông
Mùa đông tuy giá lạnh, nhưng vẫn cần rèn luyện thân thể, tùy theo từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Có thể luyện tập trong nhà và luyện tập ngoài trời.
Tuy nhiên, nếu tập ngoài trời th́ không nên dậy tập quá sớm. Nói chung, nên chờ mặt trời lên rồi hăy ra ngoài luyện tập. Khi tập luyện đều đặn và phù hợp giúp tăng cường trao đổi chất, tăng cường sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ bị ốm.
VietBF@sưu tập