Thịt vịt là món ăn phổ biến với người Việt và cũng là món ăn ngon bổ dưỡng nhưng có những đối tượng ăn thịt vịt sẽ gặp họa.
Thịt vịt trong danh sách thực phẩm là một món ăn phổ biến và là nguồn cung cấp protein, vitamin khoáng chất tốt. Trong Đông y, thịt là loại thịt có tính hàn, mát, vị ngọt và có công dụng bồi bổ cơ thể, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị các loại bệnh tim mạch, hỗ trợ bệnh nhân lao phổi. C̣n phân tích thành phần theo y học hiện đại thịt vịt có nhiều dinh dưỡng gồm protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… Đây là món ăn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Công dụng nổi bật của thịt vịt
Giảm Cholesterol: Thịt vịt có chất béo không băo ḥa đơn trong có thể giúp duy tŕ mức cholesterol HDL “tốt” mong muốn và giảm mức độ cholesterol LDL “xấu” trong cơ thể. Do đó ăn thịt vịt được xem là tốt cho sức khỏe.
Tăng mức năng lượng: Thịt vịt chứa hàm lượng cao các axit amin thiết yếu giúp cơ thể sản xuất năng lượng cho các hoạt động hằng ngày. Do đó thịt vịt trong thực đơn là một món ăn bổ dưỡng cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Tăng cường hệ thống miễn dịch: Thịt vịt cung cấp selen, một khoáng chất chống oxy hóa rất tốt giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và chống viêm, ăn thịt vịt có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp: Việt Nam có số lượng người bị bệnh tuyến giáp khá cao, đặc biệt phụ nữ. Ăn thịt vịt có thể giúp cải thiện sức khỏe tuyến giáp nhờ hàm lượng selen trong thịt vịt.Cứ khoảng 250g thịt vịt th́ có thể cung cấp 50% giá trị selen hàng ngày.
Bảo vệ xương: Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ protein động vật, bao gồm cả ăn thịt vịt, có thể cải thiện mật độ và sức mạnh của xương.
Giảm nguy cơ bệnh tim: Thịt vịt cũng có axit béo omega 3 giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Thịt vịt cũng rất giàu sắt giúp chống thiếu máu thiếu sắt, rất tốt cho cơ thể.
Mặc dù thịt vịt có nhiều công dụng nhưng một số đối tượng sau không nên ăn thịt vịt
Người đang bị cảm, mới phẫu thuật: Theo Đông y thịt vịt có tính hàn dễ gây lạnh bụng nên không nên ăn thịt vịt để tránh tiến triển nghiêm trọng hơn. Những người sau phẫu thuật kiêng ăn chất tanh để cơ thể nhanh hồi phục th́ cũng nên kiêng thịt vịt.
Người bị bệnh gout: Thịt vịt có thể làm khởi phát cơn đau gout cấp v́ trong vịt có lượng purin cao có thể làm tăng axit uric trong cơ thể. Do đó những người gout thèm th́ chỉ nên ăn 1-2 miếng thịt vịt mỗi lần.
Người có hệ tiêu hóa kém: Thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… cũng không nên ăn nhiều thit vịt.
Lưu ư tránh kết hợp thịt vịt với các thực phẩm sau
Không ăn thịt vịt với thịt ba ba v́ sự kết hợp này làm giảm giá trị dinh dưỡng, ăn cùng lúc sẽ không tốt cho sức khỏe.Thịt ba ba ngọt b́nh không độc, thịt vịt thuộc tính mát, nếu ăn chung sẽ gây phù thủng, tiêu chảy.
Thịt vịt nên được nấu cùng những thực phẩm dưới đây để nâng cao công dụng:
Thịt vịt ăn cùng củ mài, củ năng giúp giảm thấp hàm lượng cholesteron trong máu.
Thịt vịt nấu cùng với hoa kim ngân hoa sẽ rất tốt: Thịt vịt giúp tiêu sưng giải độc, c̣n kim ngân hoa giúp thanh nhiệt mát gan. Nên nấu chung với nhau sẽ rất tốt cho làn da.
Thịt vịt hợp ăn cùng với dưa chua. Ăn chung cùng nhau giúp cho tăng cường dinh dưỡng, hỗ trợ trường hợp như sốt nhẹ, ăn ít, miệng khô, đại tiện khô và sưng phù.
Thịt vịt kết hợp với chanh sẽ giúp giảm mệt mỏi, dưỡng sinh tân. Chanh giúp giải ngấy cho thịt vịt.
Thịt vịt cũng có thể ăn cùng hợp với cải thảo, trong cải thảo chứa nhiều vitamin C. Trong thịt vịt chứa nhiều protein, chất béo và cholesterol. Ăn chung có thể thúc đẩy trao đổi cholesterol trong máu, có lợi cho sức khỏe.
VietBF©sưu tập