Chuyện thú vị về chữ nghĩa của các vị vua Việt. Lịch sử ghi nhận nhiều vị vua giỏi chữ nghĩa, nhưng cũng không ít giai thoại chứng minh sự hạn hẹp, kém cỏi và thậm chí báng bổ việc học hành.
Vua Lê Ư Tông là người đầu tiên cấp lính hầu cho những người đỗ đại khoa.
Dưới đây là một số mẩu chuyện thú vị của một số vị vua liên quan đến chữ nghĩa, học hành, thi cử.
Trần Thánh Tông đổi tên tổ tiên
Năm Bính Dần (1266), vua Trần Thánh Tông sai làm gia phả của hoàng tộc nhà Trần, gọi là “Hoàng tông ngọc điệp”. Điều thú vị là tên của tổ tiên họ Trần đều được đổi lại.
Sách “Đại Việt sử kư toàn thư” cho biết về nguồn gốc của Trần Thái Tông, vị vua đầu tiên của nhà Trần như sau: “Trước kia, tổ tiên vua là người đất Mân (có người nói là người Quế Lâm), có người tên là Kinh đến ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, sinh ra Hấp, Hấp sinh ra Lư, Lư sinh ra Thừa, đời đời làm nghề đánh cá. Vua là con thứ của Thừa, mẹ họ Lê, sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần, Kiến Gia thứ 8 triều Lư”.
Do xuất thân từ nghề đánh cá nên tên của con cháu họ Trần đều đặt theo tên các loài cá, chính v́ vậy khi làm sách “Hoàng tông ngọc điệp”, Trần Thánh Tông đă cho đổi tên Nôm thuộc bộ cá (Ngư) sang tên chữ Hán với bộ Nhật, bộ Sơn, bộ Mộc.
Trong cuốn “Đông A liệt thánh tiểu lục” cho biết, Trần Kinh tên thật là Ḱnh (cá ḱnh), Trần Hấp tên thật là Chắm (cá chắm), Trần Lư tên thật là Chép (cá chép), Trần Thừa tên thật là Dưa (cá dưa), Trần Liễu tên thật là Nheo (cá nheo), Trần Cảnh tên thật là Canh (cá lành canh)…
Tổ tiên nhà Trần thường đặt tên theo loài cá nên khi làm gia phả, vua Trần Thánh Tông đă đổi tên.
Lê Thánh Tông – làm thơ mới được làm vua
Ngày mồng 3 tháng 10 năm Kỷ Măo (1459) vua Lê Nhân Tông bị anh là Lê Nghi Dân sai người ám hại để cướp ngôi. Các đại thần đứng đầu là Nguyễn Xí, Đinh Liệt đă đem quân phế truất Lê Nghi Dân rồi cho người đi rước Gia Vương Lê Tư Thành (tức Lê Thánh Tông) lên ngôi.
Theo dă sử, khi các quan đến gặp Gia Vương, để thử tài xem tŕnh độ và tư cách của vị vua tương lai, họ đă bảo ông vịnh con cóc dưới gầm giường. Lê Tư Thành đọc luôn bài thơ: “Bác mẹ sinh ra vốn áo sồi/ Tắc lưỡi năm ba con kiến gió/ Chốn nghiêm thăm thẳm một ḿnh ngồi/ Nghiến răng chuyển động bốn phương trời”.
Nghe xong mọi người đều bái phục khẩu khí, cùng nhau quỳ lạy rước ông lên kiệu về cung làm lễ lên ngôi Hoàng đế.
Làm thơ cầu được mưa
Cuộc đời hoàng đế Lê Thánh Tông có rất nhiều giai thoại lạ kỳ được lưu truyền. Tuy nhiên cũng có những chuyện được ghi chép trong chính sử, như câu chuyện vua làm thơ cầu được mưa.
Tháng 2 năm Bính Th́n (1496), đi thuyền từ Thăng Long về quê hương ở xứ Thanh Hoa để làm lễ bái yết, tấu cáo tại lăng tẩm các tiên vương đời trước. Ngày 14 tháng đó, vua nghe nói trời không mưa đă nhiều ngày bèn làm lễ cầu đảo.
Sách “Đại Việt sử kư toàn thư” chép rằng: Trời không mưa, vua cầu đảo, tự tay viết ra 4 tờ tập thơ đă soạn, sai Nguyễn Đôn đem dán ở vách đền thần. Hôm ấy trống canh một, trời mưa nhỏ, đến canh 5 mưa to, nước tràn trề.
Vua liền đề thơ ở miếu Hoàng Hựu rằng: Rung trời anh khí rất thiêng liêng/ Tạo hóa trong tay nắm giữ quyền/ Thần núi nếu hay nhuần thấm vật/ Hóa làm mưa ngọt được mùa liền.
Vua cấp lính hầu cho Tiến sĩ
“Trị nước tất phải nhờ ở nhân tài, mà cầu t́m nhân tài ắt phải do đường khoa mục” (Bia Tiến sĩ khoa Bính Tuất – 1706). Nhà Hậu Lê đă đề ra rất nhiều chính sách ưu đăi thể hiện qua việc ban ơn kèm theo những h́nh thức tôn vinh, đề cao những bậc hiền tài.
Trong sách “Kiến văn tiểu lục”, Lê Qúy Đôn dẫn ra một số đăi ngộ của triều đ́nh đối với người thi đỗ Tiến sĩ: “Bản triều từ lúc trung hưng đến nay, đối với người đỗ khoa Tiến sĩ, đăi ngộ rất hậu, bổ dụng rất cao”.
Ngoài các ưu ái đó, giữa năm Bính Th́n (1736) vua Lê Ư Tông quy định mức hậu đăi cấp cho các Tiến sĩ lính hầu với số lượng khác nhau: “Định lệ xuất lính theo hầu quan văn có thứ bậc, khoa thi Tiến sĩ đỗ Trạng nguyên th́ được lính hầu 55 suất, Bảng nhăn 50 suất, Thám hoa 45 suất, Hoàng giáp mỗi người 40 suất, Tiến sĩ mỗi người 35 suất. Khoa thi Đông các, trúng cách thứ nhất được 30 suất, trúng cách thứ nh́ 25 suất, trúng cách thứ ba 20 suất” (Đại Việt sử kư tục biên).
Làm vua không cần đọc sách
Vua Lê Hiển Tông là vị hoàng đế thọ nhất và ở ngôi lâu nhất so với các vị vua của vương triều Hậu Lê. Sử sách cho biết, Lê Hiển Tông là người nhân từ, điềm tĩnh, thông minh, đa tài nhưng v́ sống ở thời buổi xă hội đảo điên, quyền lực nằm cả trong tay chúa Trịnh nên vua không thể thi thố được ǵ mà chỉ yên phận với cuộc sống nhàn tản.
Vua thường nói: “Học là để thi thố ra các công việc, trẫm khoanh tay rủ áo trông đợi thành công, cần ǵ đọc sách. Hàng ngày chỉ ca múa để mua vui mà thôi”.
Đổi cách ra đề thi, trừ bỏ tiêu cực
Thời Lê trung hưng vẫn kế tục nền giáo dục, thi cử như thời Lê sơ nhưng việc tổ chức thi không c̣n giữ được sự nghiêm túc. T́nh trạng “Các học giả chỉ chuộng nắn nót từng câu, văn chương ngày càng kém cỏi, chỉ học thuộc ḷng rồi theo đúng sách viết ra… Thơ phú, tứ lục đều chép theo bài cũ, không sợ giống nhau” (Lịch triều hiến chương loại chí).
Bấy giờ các quan trường thường dùng lại các đề có sẵn của các lần trước không thay đổi ǵ v́ vậy có nhiều người làm bài sẵn mang bán để nho sinh học thuộc. Tháng 10 năm Tân Măo (1711), vua Lê Dụ Tông đă t́m cách bài trừ t́nh trạng này bằng quy định mới.
“Đại Việt sử kư tục biên” chép: “…Ra lệnh cho các quan chấm thi không được noi theo lệ cũ. Thói xấu ở trường thi nhờ thế dần dần được sửa đổi”.
Vua Tự Đức thi văn đỗ hạng… bét
Nổi tiếng thông minh hay chữ, nhưng khi thi với một số đại khoa th́ bài của vua Tự Đức lại bị phê “không có tài mấy”.
Là người thông minh, nổi tiếng văn hay chữ tốt nên vua Tự Đức rất tự cao, nói: Trẫm không đi thi nhưng nếu đi thi nhất định trẫm sẽ đỗ Trạng nguyên.
Thấy mọi người không tán đồng, Tự Đức liền nghĩ ra cách cùng một số vị đại khoa làm một bài luận rồi rọc phách gửi sang nhờ vua nhà Thanh lập ban giám khảo chấm giúp. Tự tin nghĩ thế nào ḿnh cũng đỗ đầu nhưng hoá ra bài văn của Tự Đức xếp cuối. Trong bài thi của ông bị phê rằng: Bài này tỏ ra tác giả là một người học rộng, khí phách, không phải là người thường nhưng là người không có tài mấy!.
Vua làm vè châm biếm quan
Có lẽ vua Tự Đức là người duy nhất làm vè châm biếm các đại thần của ḿnh. Sự t́nh bắt đầu từ việc tháng 4 năm Bính Tư (1876), vua Tự Đức cùng triều thần ra cửa Thuận An để quan sát dân t́nh. Bỗng xuất hiện 2 chiếc thuyền của bọn cướp biển Tàu Ô tấn công 9 chiếc thuyền chở hàng của quân Nguyễn.
Chúng bắn giết khiến thuyền của triều đ́nh bỏ chạy tán loạn, những thuyền chiến được cử ra đánh th́ súng thần công bắn không tới, phát th́ trượt, phát th́ không nổ. Không những thế, bọn cướp bắn lại khiến cho quân triều đ́nh bị thương vong.
Tận mắt thấy cảnh trớ trêu, tinh thần yếu kém bạc nhược của quan quân, vua Tự Đức ngao ngán trở về triều nhưng không ban lệnh trách phạt ai. Trái lại vua làm bài vè khiến các quan liên đới phải hổ thẹn:
“Nghênh ngang vơng vơng, dù dù/ Bài vàng xiêm mũ xuân thu tháp đầu/ Cũng không tài cán chi đâu/ Rồi ra múa mỏ, vểnh râu một bè/ Phen này mắt thấy, tai nghe/ Tham sinh quư tử một bề như nhau/ Ăn th́ giành trước giành sau/ Đến khi có giặc thụt đầu, thụt đuôi/ Cũng xưng rằng đấng làm tôi/ Cớ sao chẳng biết hổ ngươi trong ḿnh!”.
Đồng Khánh cũng có bài “Nam quốc sơn hà”
“Nam quốc sơn hà” được coi là “tuyên ngôn độc lập” đầu tiên ra đời trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống xâm lược thời nhà Lư. C̣n bài thơ “Nam quốc sơn hà” của vua Đồng Khánh thời Nguyễn được viết vào tháng 2 năm Đinh Hợi (1887) có nội dung thể hiện lo lắng trước thời cuộc, nhắc nhở quan lại phải hoàn thành chức phận.
Nội dung của bài thơ gồm 20 khổ 80 câu thơ c̣n dành phần lớn để ca ngợi công lao sáng nghiệp của vua Gia Long, công tích của triều Nguyễn với dân chúng và chỉ trích các đại thần Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường phế lập ngôi vua, gây hấn với Pháp.
Bài thơ của vua Đồng Khánh được mở đầu bằng hai câu: “Nam quốc sơn hà Nam đế đô/Thần truyền thánh kế tráng hoàng đồ” (Sông núi nước Nam vua Nam trị/Thần truyền Thánh nối rộng cơ đồ).